“….Tết Trung Thu rước đèn đi chơi Em rước đèn đi khắp phố phường Lòng vui sướng với đèn trong tay Em múa ca trong ánh trăng rằm
Đèn ông sao với đèn cá chép Đèn thiên nga với đèn bướm bướm Em rước đèn này đến cung trăng Đèn xanh lơ với đèn tím tím Đèn xanh lam với đèn trắng trắng Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu…..”
Đây là ca khúc “Rước đèn tháng 8” của nhạc sĩ Đức Quỳnh dưới bút danh là Vân Thanh – tên nhà xuất bản của ông có từ năm 1947. Cứ mỗi độ Trung thu về thì nhạc khúc này lại được ngâm nga khắp làng trên xóm dưới bởi những đứa trẻ thơ. Trẻ em đều rất trông đợi ngày lễ tết này, bởi chúng sẽ được người lớn tặng cho những thứ đồ chơi nho nhỏ, thường là những chiếc đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, tò he,… và được ăn bánh nướng, bánh dẻo hay người ta còn gọi đó là bánh Trung thu. Những bữa cổ được bày biện dưới trăng, gia đình uqay quần bên nhau, ông bà thì ngồi nhâm nhi chút trà bánh, có cả ba mẹ cũng nô nức trò chuyện tâm tình, cùng ngắm nhìn những đứa trẻ nhỏ cầm đèn lon ton khắp sân dưới ánh trăng vàng rực rỡ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích. Tại Trung Quốc và các khu phố người Hoa trên thế giới còn có tổ chức bắn pháo hoa trong ngày này.
Và cũng sắp đến rồi – một mùa Tết Trung thu mới năm 2021…..Mời quý bạn đọc cùng Thời Xưa dành chút thời gian để ngắm nhìn lại loạt ảnh của lễ Trung thu khi xưa:
Những món đồ chơi Trung thu làm bằng giấy và bằng thiếc được bày bán trong một sạp hàng nhỏ năm 1920Cửa hàng bánh ngọt phục vụ bánh ngọt cho trẻ em xưa nhân dịp tết Trung thu năm 1920Khu vực làm ra những chiếc bánh dẻo ngọt cho trẻ em. Ảnh chụp năm 1920.Người phụ nữ bên cạnh những chiếc bánh và thứ đồ chơi nho nhỏ được làm từ bột dành cho trẻ emGánh hàng rong bán những chiếc bánh và đồ chơi bằng bộtCửa hàng đồ chơi bằng giấy và bìa cứng cho bữa tiệc của trẻ em.Một cửa hàng đồ chơi bán cho ngày trẻ em – Tết Trung thuCửa hàng bán những chiếc đồ chơi Trung thu bằng thiếcCậu bé đứng trước cửa hàng đồ chơi bằng thiếc để mua một thứ đồ chơi tết Trung thuTrẻ em năm 1920 đang rước đèn bằng chiếc đèn khổng lồBuổi rước đèn năm 1920Lễ rước đèn nhộn nhịp của những trẻ em trước một con hẻm nhỏBuổi múa lân của những trẻ em xưa trước cửa hàng đồ chơi Trung thuMúa lân năm 1920Một chiếc đèn lồng hình con cua
Thứ đồ chơi nhỏ cho trẻ em trong ngày tết Thiếu Nhi: Một vòng tròn làm giá đỡ, xung quanh được gắn thêm những chiếc hộp màu nhỏ được đính hạt ngọc traiThứ đồ chơi nhỏ cho trẻ em trong ngày tết Thiếu Nhi: Một vòng tròn làm giá đỡ, xung quanh được gắn thêm những chiếc nón lá đủ màu nhỏ được đính hạt ngọc traiTết Trung thu ngày 15 – 21 tháng 9 năm 1926 tại một khu chợ lớn với những hạt gạo màu đặc sắcTết Trung thu năm 1926, những đứa trẻ trước cửa hàng đồ chơi: lồng đèn bằng giấy kính màuKhu phố Hàng Giai năm 1926Trẻ em tập trung ngắm nhìn chiếc đèn lồng khổng lồ rất đẹp
Tết Trung thu ở khu phố Hàng Giai của những đứa trẻNhững cửa hàng san sát nhau đang bày bán đầy những chiếc đèn lồng nhiều màuTết Trung thu của những trẻ em Hà Nội vào năm 1926Tết Trung thu trong những ngày từ 15 đến 21 tháng 9 năm 1926 dương lịchMọi người đều đang tập trung xuống đường cho lễ rước đènHọ tụ tập thành cụm để chơi những trò chơi dân gian trong ngày lễ tết của Thiếu nhiNhững món bánh và kẹo được làm từ bột đang đường bày bán với đầy đủ hình dạngNhững chiếc lồng đèn cầm tay được làm kỳ côngNhững hình người được làm từ bột, nó gần như thứ đồ chơi “tò – he”Những em bé nhỏ ngày xưa rất thích thú khi được người lớn mua cho hoặc tặng những thứ đồ chơi này, nên cứ mỗi Trung thu đến thì chúng lại được bày bán ở khắp các hàng quán
Hai chị em đang cùng chơi lồng đèn với nhauNgoài những thứ đồ chơi được làm bằng bột màu thì cũng có rất nhiều cửa hàng vào năm 1926 bày bán thêm những thứ đồ gỗ thủ công nhân dịp Trung thuCậu bé rất vui khi được chơi Trung thu, được cầm trên tay chiếc lồng đèn con thỏMột trong những cửa hàng ở Hà Nội đang bày bán “bánh trung thu” và bánh ngọt của Trung Quốc, nó dạng như chiếc bánh Trung thu của ngày nay
Những chiếc bánh được làm ra và bán trực tiếp chứ không phải bỏ hộp hay cầu kỳ như hiện tạiHọ làm trực tiếp cho khách quan đi ngang trong thấy để đảm bảo được quy trình và sự an tâm cho người muaKhi bánh được làm xong sẽ được trưng bày trực tiếp ở quầy sạpMột hiệu bánh Trung thu trên đường Hàng Đường năm 1928Tết Trung thu tháng 9 năm 1928 – Những chiếc bánh ngọt được làm trực tiếp cho người dân xem và mua dịp lễ tết này gọi là Bánh Trung thuLà một cửa hiệu bán bánh ngọt khác trên đường Hàng Đường, Hà NộiHầu hết các cửa hàng làm bánh đều mở cửa hàng và quầy làm bánh trực tiếp ở đường để trẻ em có thể trông thấy được quy trình sản xuất của những chiếc bánh Trung thuQuầy làm bánh năm 1928Con lân múa giữa một đám đôngNhững đứa trẻ vây quanh con lân để xem múaTrước một cửa hàng đang làm đầu con lânHiệu bánh Tùng Hiên, số 71 Phố Hàng ĐườngCửa hàng đồ chơi làm bằng thiếc trên phố Hàng ThiếcCửa hàng đang trưng bày rất nhiều thứ đồ chơi bằng thiếc trong mùa lễ tết Trung thu tháng 9 năm 1928Hiệu bánh kẹo trên phố Hàng ĐườngBọn trẻ rất thích thú với những chiếc bánh kẹo đường
Cửa hiệu bán lồng đèn giấy trên phố Hàng Gai năm 1928Người buôn bán đèn lồng giấy, hình dáng của chúng rất đa dạngBọn trẻ đang tụ hợp với nhau để chuẩn bị cho chiếc lồng đèn thật to trước lễ rướcXung quanh có rất nhiều trẻ nhỏ vây xung quanh để ngắm nghía sự ra đời của chiếc lồng đèn lớnNgười bán lồng đèn giấy trên đường phốNhững đứa trẻ thích thú mà ngắm những chiếc đèn lồng đầy màu sắc được trưng bày trước cửa hàngTết Trung thu năm 1920 – 1929: Một bàn thờ gia tiên được trang trí với nhiều thứ đồ linh đìnhNhững chiếc mâm cổ được bày biện với nhiều đồ vật làm bằng vụn bánh mì màuCửa hàng trưng bày rất nhiều thứ đồ chơi bằng thiếc cho trẻ em trong ngày Tết Trung thuRất nhiều thứ đồ chơi bằng bột màu được bày bán ở một sạp hàng nhỏMột số người rất hạnh phúc và vui vẻ trong dịp tết Trung thu nhưng nó lại là nỗi bất hạnh của người khác, họ không đủ điều kiện để vui chơi như thế mà phải vất vả mưu sinhCậu bé đáng thương chỉ có một chiếc đèn lồng nhỏ xíu có hình con thỏ.Đứa bé được bà mua cho rất nhiều thứ đồ chơi nhỏ dịp tết Trung thuĐồ chơi bằng giấy trên phố Hàng GaiNhững chiếc bánh ngọt được làm ra bằng bột đường và cậu bé vui cười bên chiếc đèn lồng hình thỏ bé xíuCửa hàng bán rất nhiều loại bánh ngọtMột cửa hàng khác bán bánh ngọt trên đường phố Hà Nội những năm 1920 – 1929Một tiệm bánh Trung thu trên phố Hàng Đường năm 1930Gian hàng đồ chơi trẻ em năm 1932Tết Trung thu Sài Gòn năm 1969 – Các nhà lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa vui tết Trung thu với thiếu nhi tại vườn Tao Đàn Saigon. Từ trái qua: Dân biểu Nguyễn Bá Lương Chủ tịch Hạ Viện, vợ chồng Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, vợ chồng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Thượng nghị sĩ Nguyễn Văn Huyền – Chủ tịch Thượng Viện, vợ chồng Thủ tướng Trần Thiện Khiêm.
Kỹ năng tự vệ – Hai thiếu niên biểu diển Vovinam, môn võ tự vệ tay không của Việt Nam, trước Tổng thống và Phó Tổng thống Việt Nam trong buổi lễ mừng Tết Trung Thu tại Công viên Tao Đàn ngày 26/9/1969.Một đoàn múa lân đang đi qua khán đài trong buổi liên hoan mừng tết Trung Thu của thiếu nhi tại Sài Gòn ngày 26/9/1969. Trên khán đài Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ đang theo dõi đoàn diễn hành của các thiếu nhi.Phát quà Trung Thu – Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tặng quà cho một số em trong khoảng 5.000 trẻ em tham dự buổi liên hoan mừng Tết Trung Thu tại Công viên Tao Đàn ngày 26/9/1969.Chủ đề hiện đại – Các Hướng đạo sinh Sài Gòn này đã dùng những mô hình phi thuyền và máy bay phản lực để thể hiện nhận thức của mình về thời đại. Hơn 5.000 trẻ em đã họp mặt tại Công viên Tao Đàn ngày 26/9/1969 để mừng tết trung Thu.“Người Mặt Trăng” – Một tiệm bánh tại Sài Gòn trưng bày hình ảnh các Phi hành gia Mặt trăng để thu hút sự chú ý đến bánh Trung Thu, một món bánh truyền thống bán vào dịp tết Trung Thu. Hình chụp tại tiệm Phú Hương nổi tiếng trước năm 1975, gần góc Hiền Vương – Pasteur, nay là góc đường Võ Thị Sáu và đường Pasteur.