Hoàn cảnh sáng tác đầy THÚ VỊ của ca khúc nổi tiếng “Nếu đời không có anh” của cố nhạc sĩ Hoàng Trang

Đăng ngày 03/09/2024

Ngoài nghệ danh chính, nhạc sĩ Hoàng Trang còn có nhiều bút danh khác và hầu hết đều xuất phát từ tên của vợ con mình. Vợ nhạc sĩ tiết lộ, trong một lần hẹn hò, vì xe bị hỏng, nhạc sĩ không đến được, thế là bị cô giận. Sau đó, nhạc sĩ lấy cảm hứng từ chuyện này viết tặng người yêu, người bạn đời ca khúc “Nếu đời không có anh”.

Nhạc sĩ Hoàng Trang tên thật là Trần Văn Phát (1938 – 2011), sinh ra tại Bến Tre. Bút danh chính của ông là Hoàng Trang, có nghĩa là hoa trang vàng. Từ lúcnhỏ, ông sống ở quê nội chợ Mới (Gò Công Đông, Tiền Giang), hình ảnh hoa trang vàng đã đi vào tâm thức nên sau này ông đã lấy hoa trang vàng đặt làm nghệ danh.

Nhạc sĩ Hoàng Trang viết nhạc phẩm để đời tặng vợ nhờ… xe bị hỏng | Báo Pháp luật Việt Nam điện tử

 

Tài năng âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Trang là do ông mày mò, kiên nhẫn tự học, không kinh qua trường lớp hoặc người thầy nào. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhạc sĩ để lại khoảng 100 ca khúc. Trong đó, một số bài được công chúng đặc biệt yêu thích như: “Nếu đời không có anh”, “Không bao giờ quên anh”, “Kể chuyện trong đêm”, “Ước nguyện đầu xuân”…

Nhạc sĩ Hoàng Trang còn có các bút danh khác như: Thiên Tường, Hồng Đạt, Trần Nguyên Thụy, Triết Giang. Theo cô Nguyễn Thị Hồng (vợ nhạc sĩ Hoàng Trang), các bút danh này đều xuất phát từ tên của vợ con của tác giả. Thiên Tường là tên của người con trai thứ, Hồng Đạt được ghép từ tên cô Hồng và tên người con trai lớn tên Đạt, Trần Nguyên Thuỵ được ghép từ tên của con gái tên Thuỵ với họ của cha (Trần) và họ của mẹ (Nguyễn). Vì cái tên Trần Nguyễn Thuỵ không được xuôi tai nên đổi thành Trần Nguyên Thuỵ.

Một bút danh phổ biến của nhạc sĩ Hoàng Trang là Triết Giang, được ông ký lần đầu khi sáng tác ca khúc “Ngõ hồn qua đêm” năm 1966. Bài hát này được ký với 2 tên Triết Giang – Hàn Châu nên lâu nay người ta vẫn tưởng là bài hát được 2 nhạc sĩ viết chung.

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trang - Tác giả của Ngỏ Hồn Qua Đêm, Đêm Ru Điệu Nhớ, Không Bao Giờ Quên Anh...

Tuy nhiên, theo cô Hồng, bài này chỉ do một mình nhạc sĩ Hoàng Trang viết. Và ông muốn giúp đỡ người bạn chưa có tên tuổi là Lê Đình Nam nên ghi tên sáng tác cho bài hát này là Triết Giang – Hàn Châu. Trong đó, Triết Giang là Hoàng Trang, còn Hàn Châu là bút danh mới của nhạc sĩLê Đình Nam.

Sau khi hoàn thành bài hát “Ngõ hồn qua đêm”, nhạc sĩ Hoàng Trang muốn đặt một bút danh khác để mới lạ và gây ấn tượng hơn.Sau khi trầm ngâm một lúc, bất chợt nhạc sĩ nhìn lên tấm bản đồ Việt Nam dán trên vách nhà, thấy bên trên nước Việt Nam là sơ đồ nước Trung Quốc và ấn tượng với 2 cái tên xuất hiện trên đó là Hàn Châu và Triết Giang.

Hàn Châu (sau này ghi là Hàng Châu) là một thành phố du lịch nổi tiếng, thủ phủ của tỉnh Triết Giang (sau này ghi là Chiết Giang) ở Trung Quốc. Thấy 2 cái tên này lạ và hay nên ông lấy luôn tên Triết Giang cho mình và tên Hàn Châu cho người bạn.

Năm 1965, nhạc sĩ Hoàng Trang lập gia đình với con gái ông chủ hãng đĩa Asia Sóng Nhạc, chính là cô Hồng. Sau khi kết hôn, vợ chồng nhạc sĩ sống chật vật trong một căn gác xép nhỏ ở số nhà 218/1 đường Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần). Đó chỉ là một căn gác nhỏ mà vợ chồng nhạc sĩ đã thuê chứ chưa có nhà riêng, với tầng trệt là người khác ở. Thời gian này, sáng tác song ca khúc, thường là ông sẽ mang đi bán ngay để có tiền kiếm sống và nuôi những người con lần lượt ra đời.

Từ đầu năm 1969, khi Hoàng Trang đã là nhạc sĩ có tên tuổi với rất nhiều ca khúc ăn khách, cuộc sống gia đình ổn định hơn và chuyển sang một căn nhà riêng trên đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai), kết thúc 4 năm ở thuê trên gác nghèo. Nhân dịp này ông đã viết bài “Mùa sầu riêng” với những ca từ: “Đã 4 năm rồi, hai đứa tôi thương vì chung nhau chí hướng…”

Đến cuối năm 1973, gia đình nhạc sĩ rời căn nhà ở đường Hồng Thập Tự để chuyển sang ở số 37 đường Phạm Ngũ Lão (quận 1) cho đến khi ông qua đời vào năm 2011. Đó cũng là trụ sở cũ của hãng đĩa Asia Sóng Nhạc (đã giải thể từ đầu thập niên 1970).

Hoàng Trang và Nguyễn Đông: Đôi tình nhân mê mải du ca nhạc Trịnh - Tuổi Trẻ Online

Nhắc về quãng thời gian yêu nhau đầy ngọt ngào nhưng cũng không kém phần sóng gió của mình và chồng, cô Hồng tiết lộ, cô nhỏ hơn nhạc sĩ Hoàng Trang 11 tuổi. Ngày ấy, cô hay đứng bán đĩa nhạc giúp cha mẹ. Một lần, Hoàng Trang đến cửa hàng, 2 người gặp và quen nhau rồi nảy sinh tình cảm.

“Vì khoảng cách tuổi tác chênh nhau khá nhiều nên ban đầu gia đình tôi phản đối. Tuy nhiên, ông vẫn kiên trì theo đuổi. Tôi còn nhỏ, phải đi học nên không có nhiều thời gian gặp gỡ, mỗi tuần chúng tôi chỉ có một buổi thứ 7 đi ăn, đi xem phim, dạo phố… Có lần, xe bị hỏng, ông không đến được, tôi giận quá nên trách móc khá nhiều. Sau đó, ông lấy cảm hứng từ chuyện này viết tặng tôi ca khúc “Nếu đời không có anh”, vợ nhạc sĩ Hoàng Trang tiết lộ.

Tuy có lần giận dỗi trước khi kết hôn, song khi quyết định đến với nhau, nhạc sĩ Hoàng Trang và vợ sống rất hạnh phúc, yên ấm. Vì thế, vợ nhạc sĩ hết lòng tin tưởng chồng và khẳng định, ông một lòng một dạ chung thủy với vợ con, không có “người tình âm nhạc” nào ở ngoài.“Từ khi kết hôn, chúng tôi không bao giờ cãi nhau nên ông không phải viết ca khúc nào để làm lành. Thường thì ông hay nghe câu chuyện của mọi người hoặc tự hư cấu rồi thêm 1 – 2 câu từ chuyện vợ chồng để bài hát thêm phần cảm xúc. Ngoài ra, ông không có ai ở ngoài”, cô Hồng khẳng định.
Ngoài đời, cố nhạc sĩ là người hiền lành, ít nói và rất hiền. Đặc biệt, ông luôn tôn trọng quyền tự do của các con, cho các con tự lựa chọn nghề nghiệp theo sở thích. Vì thế, cả 4 người con của ông đều theo nghề kinh doanh và không ai nối nghiệp cha.

Nhắc đến nhạc phẩm “Nếu đời không có anh”, đây là một sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Trang viết năm 1964. Như nói ở trên, bài hát ra đời sau một lần cô Hồng giận nhạc sĩ.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Mai Thiên Vân trình bày

Bị người yêu giận và trách móc rất nhiều, nhạc sĩ Hoàng Trang đã viết: “Mưa gió nên anh cuối tuần không đến/ Một lần xa cách trăm vạn lần thương/ Gục đầu nghe tiếng tình yêu dỗi hờn/ Những chiều không anh đến tìm/ Thương dài từng bước cô đơn”, để diễn tả tâm trạng cũng như nỗi lòng của người con gái khi không có người yêu bên cạnh.

“Ra phố hôm nay thấy buồn lên mắt/ Đường chiều man mác như gợi niềm thương/ Chờ người yêu đến cùng chung ngõ hồn/ Với vòng tay xanh đón mời cho đời lên ngôi thần thánh”, có thể cảm nhận được nỗi buồn của người con gái khi người yêu không đến.

Người ta thường nói: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.Thật vậy, người buồn cảnh cũng buồn theo, cái cảm giác mong ngóng, chờ đợi người yêu mà người với cảnh như buồn héo hắt cả tâm can. Chờ đợi “vòng tay xanh đón mời cho đời lên ngôi thần thánh”, có thể cảm nhận được với người con gái khi yêu thì người mình yêu có một vị trí rất đặc biệt, có anh bên cạnh là đời em luôn xanh tươi. Để rồi một ngày anh không đến, thế giới quanh em như đang vỡ vụn “Phím sầu rơi theo cuối tuần/ Chôn vùi ngày tháng đam mê”.

“Không anh đời như thiếu nhiều/ Không anh mây trôi ngập ngừng/ Làm sao không nhớ đến người mình yêu/ Vắng xa nhau một lần mà lòng như thấy lâu rồi”, một tình yêu cao quý của người con gái dành cho người mình yêu. Một khi đã yêu là yêu hết lòng, xem người yêu là nguồn sống, là tất cả đối với mình, đời không có anh mọi thứ dường như vô nghĩa.

Xa vắng nhau chút thôi nhưng cứ ngỡ như là rất lâu. Đó cũng vừa là lời trách móc người yêu không đến hẹn hay là anh không nhớ đến em, cũng vừa thể hiện tình cảm, nỗi nhớ đến người mình yêu và xa thì phải nhớ, mà có yêu thì mới có nhớ.

Lời bài hát Ngõ Hồn Qua Đêm – Nhạc sĩ Hoàng Trang

Ra phố hôm nay thấy buồn lên mắt
Đường chiều man mác như gợi niềm thương
Chờ người yêu đến cùng chung ngõ hồn
Với vòng tay xanh đón mời cho đời lên ngôi thần thánh

Đôi mắt em say giữa rừng thêu nắng
Một loài hoa vỡ bên trời chiều hoang
Đường trần soi bóng còn in dáng gầy
Phím sầu rơi theo cuối tuần
Chôn vùi ngày tháng đam mê

Không anh đời như thiếu nhiều
Không anh mây trôi ngập ngừng
Làm sao không nhớ đến người mình yêu
Vắng xa nhau một lần mà lòng như thấy lâu rồi

Chinh chiến nên anh cuối tuần không đến
Một lần xa cách trăm vạn lần thương
Gục đầu nghe tiếng tình yêu dỗi hờn
Những chiều không anh đến tìm
Thương dài từng bước cô đơn