Theo dòng trào lưu hoài niệm về một thời đã xa, lội ngược thời gian cùng làng điện ảnh Việt của những năm thập niên 90s – 00s, thời mà những bộ phim như “Hướng dương ngược nắng”, “Những nẻo đường phù sa”, “Mùi ngò gai”, “Tây Sơn hiệp khách”, “Xóm nước đen”, “Cô gái xấu xí”, “Đường đời”,….từng làm mưa làm gió. Điện ảnh Việt từng chao đảo với nhan sắc thượng thừa của Đồng Thu Hà, Nguyễn Ngọc Hiệp, Phạm Hồng Ánh và Lê Huỳnh Mỹ Duyên. Không chỉ thành công ở lĩnh vực diễn xuất mà các cô nàng còn lọt vào top giải thưởng cùng đề cử cho danh hiệu “Tứ đại Ngọc nữ” vào năm 2010.
Đen đến cho khán giả ấn tượng mạnh với khuôn mặt tròn xinh đẹp đầy phúc hậu cùng với mái tóc dài duyên dáng và một đôi mắt đen huyền – Nữ nghệ sĩ Đỗ Thu Hà chính là một trong số ít những mỹ nhân được khán giả yêu thích trong những năm thập niên 90, 00. Ở Thu Hà, người ta luôn cảm nhận được một nét dịu dàng và cá tính riêng biệt; vẻ đẹp truyền thống nhưng lại không kém tinh tế, nền nã. Dù ở thời gian gần đây, chị ít tham gia vào những hoạt động nghệ thuật nhưng chị vẫn là niềm ngưỡng mộ của bao khán giả cả về nhan sắc lẫn tài năng.
Đỗ Thu Hà sinh ngày 6 tháng 11 năm 1969 và lớn lên tại Tuyên Quang, được biết đến với biệt danh “tiểu thu lá ngọc cành vàng”. Từ năm 17 tuổi, cô rời Tuyên Quang đến Hà Nội học tập để thực hiên niềm mơ ước nghệ thuật. Khởi nghiệp ban đầu của mỹ nhân là diễn viên kịch. Năm 20 tuổi, Thu Hà được đạo diễn Hải Ninh mời đảm nhận vai diễn quận chúa Quỳnh Hoa có vẻ đẹp mong manh, dễ vỡ trong bộ phim lịch sử “Đêm hội Long Trì” (1989). Với đôi mắt sắc, diễm lệ cùng với nét đẹp “khuôn vàng thước ngọc”, Thu Hà hoàn toàn hóa thân thành một cô tiểu thư con nhà tri phủ – Quỳnh Nga trong phim “Lá ngọc cành vàng” hay vai quận chúa Quỳnh Hoa trong “Đêm hội Long Trì”. Và chính nhờ vai diễn trong phim “Lá ngọc cành vàng” (đạo diễn Vũ Châu, sản xuất năm 1989), chị trở thành nữ ngôi sao làng điện ảnh tại miền Bắc thời bấy giờ.
Sau đó, người đẹp ngày càng ấn tượng khi tham gia diễn xuất them ở nhiều bộ phim khác, đặc biệt là trong bộ “Tóc gió thôi bay” cùng với Lê Công Tuấn Anh. Với ba mươi năm tuổi nghề, nhưng phim mà Thu Hà tham gia không nhiều, chỉ khoảng ngoài ba mươi bộ phim. Nhưng hầu hết những bộ phim có sự góp mặt của chị đều là những phim thành công và có một chỗ đứng nhất định trong lòng khán giả.
Với nét đẹp “lá ngọc cành vàng” cùng với tài năng không thể chối bỏ, Đỗ Thu Hà đã từng hai lần đăng quang Ảnh hậu Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt nam 1990, 1993. Thêm vào đó, năm 2001 chị đã được trao tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Ưu tú” và năm 2008 với diễn xuất trong phim Đường Đời, Thu Hà đã giành giải nữ diễn viên chính xuất sắc nhất trong buổi Liên Hoan Phim truyền hình Việt Nam. Đến năm 2019, chị chính thức được đề cử và trao tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”. Nhưng đáng tiếc, sau này vì lý do gia đình chị rút lui khỏi màn ảnh, sống cuộc sống bình lặng bên gia đình và đi diễn trên sân khấu.
Dù thành công và thăng tiến trong con đườngnghệ thuật cộng với nét đẹp hiếm có, Thu Hà chính là điển hình cho người phụ nữ tài sắc vẹn toàn. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với đường đời của chị sẽ được suôn sẻ, mà nó hoàn toàn ngược: đầy truân chuyên. Chị phải qua hai lần đò mới tìm cho mình được bến đỗ hạnh phúc thật sự, cuộc hôn nhân đầu tiên nhanh chóng tan vỡ dù đứa đầu lòng vẫn còn khá nhỏ. Mãi đến sau này, khi sánh duyên cùng với người chồng hiện tại (là một người kinh doanh và lớn hơn chị 15 tuổi) cũng đã trải qua một lần đò tan vỡ nên thấu hiểu và yêu thương chị hơn. Ở hiện tại, chị lựa chọn cho mình cuộc sống bình dị, khiêm nhường, làm trọn vai trò người vợ đảm và người mẹ hiện. Chị hạnh phúc bên chồng và hai người con trai (hai đứa trẻ cách nhau 10 tuổi) với cuộc sống như bao gia đình khác, nếu không có lịch diễn trên sân khấu thì ở nhà thay chồng dạy con, chăm chồng đi làm.2. NSƯT Nguyễn Ngọc Hiệp – Hiệp tài nữ
Không sở hữu nét lộng lẫy hay kiêu sa như bao nữ diễn viên điện ảnh khác nhưng “Cô gái xấu xí” Ngọc Hiệp lại gây ấn tượng với công chúng bởi nét thuần Việt cùng với khả năng diễn xuất chân thật, vậy nên cô mới được đặt cho biệt danh “Hiệp tài nữ”.
NSƯT Ngọc Hiệp tên đầy đủ là Nguyễn Ngọc Hiệp sinh ngày 30/11/1964, là một nữ diễn viên kiêm đạo diễn, nhà sản xuất phim người Việt. Bắt đầu từ năm 7 tuổi, cô đã cùng gia đình rời Cà Mau lên Sài Gòn sinh sống. Gia nhập làng giải trí từ năm 1990, sau khi tốt nghiệp khoa diễn viên trường Điện ảnh Thành phố khóa I (1987 – 1991) Ngọc Hiệp khởi nghiệp bằng những vao diễn nhỏ như tì nữ Kim Liên trong “Lục Vân Tiên”, tì nữ trong “Kỳ tích Bà Đen”,…
Cùng khóa với cô còn những diễn viễn khác và sau này cùng trở thành ngôi sao điện ảnh như Diễm Hương, Lý Hùng, Lê Anh Tuấn… Tuy nhiên, sự nghiệp của cô lại không được thuận lợi như những đồng bạn khác, cô chỉ thật sự được khán giả biết đến và nổi tiếng khi giữ vai Diệu Huyền trong phim “Cô gái xấu xí” (2009). Ngọc Hiệp thủ vai một cô gái thông minh, học vấn cao, tấm bằng thạc sĩ tài chính nhưng ngoại hình lại vô cùng xấu xí cùng cách ăn mặc lỗi thời. Cũng chính vì thế mà nhiều công việc tốt đã đóng lại trước mắt cô. May mắn đến với cô khi công ty An Đông nhận cô làm trợ lý, sau nhiều cố gắng cuối cùng cô cũng lột xác và cũng nhờ sự thông minh của mình mà Diệu Huyền không ít lần cứu công ty thoát khỏi những tình huống ngặt nghèo.
Diễn xuất của diễn viên Ngọc Hiệp trong “Cô gái xấu xí” đã để lại một ấn tượng mạnh trong lòng khán giả. Sau thành công này, Ngọc Hiệp gần như không tham diễn xuất nữa mà đầu tư học làm đạo diễn, giám đốc hãng phim và làm giảng viên tại các trường đại học. Những 6 năm sau, Ngọc Hiệp lại gây bất ngờ với khán giả khi đồng ý vai chính của bộ phim “Đoạt hồn”.
Ngoài ra, cô còn được khán giả biết đến qua nhiều bộ phim khác: “Dấu ấn của quỷ” (1992), “Tây Sơn hiệp khách”, “Những nẻo đường phù sa”, “Giữa dòng”, “Đất trắng”, “Cõi tình”, “Cánh buồm ảo ảnh”, “Vũ khúc con cò”,…..
Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng trong lĩnh vực điện ảnh, Ngọc Hiệp cò được nhiều bạn bè, đồng nghiệp ngưỡng mộ bởi cuộc hôn nhân hạnh phúc. Chồng Ngọc Hiệp là Nguyễn Thành Danh – là giảng viên bộ môn hình thể, kịch câm. Do cùng làm nghệ thuật nên hơn ai hết, anh chị luôn thấu hiểu nhau và san sẻ những nỗi niềm với nhau. Sau khi kết thúc công việc trở về nhà, Ngọc Hiệp luôn cố gắng hoàn thành vai trò một người phụ nữ đảm đang của gia đình. Hiện tại, anh chị đã có với nhau một người con gái tên là Ngọc Quỳnh. Ở tuổi ngoài 60, Ngọc Hiệp vẫn được nhiều người khen là trẻ và son sắc hơn tuổi.
3. Phạm Hồng Ánh – Ánh “quốc tế”
Hồng Ánh tên đầy đủ là Phạm Thị Hồng Ánh (sinh ngày 28 tháng 8 năm 1977) là một nữ diễn viên nổi tiếng của Việt Nam, từng giành được nhiều giải thưởng tại các kỳ Liên hoan phim cấp quốc gia cũng như quốc tế về diễn xuất.
Hồng Ánh sinh tại Trà Vinh, từng tham gia học múa. Năm 14 tuổi, cô đã được chọn múa biểu diễn trên sân khấu lớn. Sau đó, cô chuyển sang đóng phim. Đến năm 1995, Hồng Ánh nhận giải Người đẹp duyên dáng trong cuộc thi Diễn viên Điện ảnh triển vọng do Hội Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
Hồng Ánh đã ghi được dấu ấn trong lòng khán giả với khả năng diễn xuất tuyệt vời, giàu cảm xúc và chân thật trong nhiều bộ phim điện ảnh và truyền hình như: “Người đẹp Tây Đô”, “Đời cát”, “Cầu thang tối”, “Người đàn bà mộng du”, “Kiều Nguyệt Nga”, “Thung lũng hoang vắng”, ….
Hồng Ánh đã giành nhiều giải thưởng điện ảnh uy tín trong nước và quốc tế như giải Cánh Diều Vàng của hội Điện ảnh. Bông Sen Vàng của Cục điện ảnh. Năm 2008, với vai Hạnh trong bộ phim Trăng nơi đáy giếng của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn, Hồng Ánh đã đoạt giải Nữ diễn viên chính xuất sắc tại Liên hoan phim quốc tế Dubai. Năm 2011, diễn viên Hồng Ánh là thành viên nữ duy nhất của Ban giám khảo Cánh Diều Vàng Việt Nam, không những thế, nữ viễn Viên Hồng Ánh còn nằm trong danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII do hội Điện ảnh giới thiệu tại Hội nghị Hiệp thương lần 2 ngày 21 tháng 3 năm 2011 do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh thỏa thuậnVề đời tư, Hồng Ánh lựa chọn cho mình bến đỗ bên nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn sau 6 năm yêu nhau và năm 2009 hai người chính thức về chung một nhà. Nữ diễn viên cho biết, cô bị cuốn hút bởi sự thông minh, uyên bác, phong thái đĩnh đạc của chồng. Từ khi kết hôn, Hồng Ánh cũng cố gắng vun vén, chu toàn việc nội trợ để chuẩn bị những bữa cơm ngon dành cho chồng và con riêng của anh. Thỉnh thoảng, họ mới xuất hiện cùng nhau trước công chúng
Sau nhiều năm chung sống, cả hai vợ chồng vẫn chưa có con dù cả hai đều đang cố gắng và thmaj chí là chịu áp lực. Nhưng bước sang độ tuổi 43, cô và chồng dần thay đổi suy nghĩ cùng những mong muốn trong cuộc sống. Với cô, trân trọng từng giây phút bên chồng hiện tại cùng với người thân là điều quan trọng nhất.
4. NSƯT Lê Huỳnh Mỹ Duyên – Duyên “diễn xuất”
Mỹ Duyên là một diễn viên điện ảnh và kịch nói người Việt Nam gây ấn tượng cho khán giả với đôi mắt sáng, hàm răng khểnh cùng lối diễn xuất duyên dáng.
Mỹ Duyên tên đầy đủ là Lê Huỳnh Mỹ Duyên, sinh ngày 2 tháng 3 năm 1972 tại Sài Gòn, sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống về nghệ thuật. Ngay từ nhỏ, cô đã được định hướng trở thành một diễn viên múa ba lê giống như mẹ. Năm 1982, khi mới 10 tuổi, Mỹ Duyên là một trong số ít thí sinh trúng tuyển vào Viện Hàn lâm Vaganova tại Thành phố Leningrad, một trong những trường đào tạo nghệ thuật múa danh tiếng nhất của Liên bang Xô Viết cũng như trên thế giới.
Năm 1990, sau 8 năm theo học tại đây, Mỹ Duyên tốt nghiệp với vai diễn trong vở kịch múa Ngọn lửa Paris. Sau đó, cô ký hợp đồng biểu diễn trong 2 năm với Nhà hát nghệ thuật Novosibirsk và có dự định vừa làm vừa học tiếp khóa biên đạo múa. Nhưng cũng trong khoảng thời gian này, đất nước Liên Xô xảy ra những bất ổn lớn về chính trị và xã hội nên Mỹ Duyên quyết định quay về Việt Nam. Về nước nhưng cô đã gặp khá nhiều khó khăn và không có đất diễn vì ngành múa của Việt Nam vào thời điểm đó vẫn chưa thật sự phát triển. Một thời gian sau, Mỹ Duyên xin vào làm tại Nhà hát Hòa Bình (Quận 10) với công việc múa minh họa và biểu diễn thời trang trong các chương trình tạp kỹ của nhà hát cũng như nhiều chương trình nghệ thuật lớn như Duyên dáng Việt Nam,…
Năm 1992, Mỹ Duyên đăng ký tham dự một cuộc thi tuyển diễn viên cho bộ phim Vĩnh biệt mùa hè của đạo diễn Lê Hoàng Hoa. Qua nhiều vòng thi, cô đã đoạt vị trí đầu nhưng khi bộ phim bắt đầu khởi quay thì cô lại không được đạo diễn mời đóng phim. Một thời gian sau, Mỹ Duyên nhận được lời mời của đạo diễn Lê Hoàng Hoa tham gia bộ phim điện ảnh cổ trang Ngọc trản thần công. Ngay sau đó, đạo diễn Lê Hoàng đã mời cô tham gia diễn xuất trong bộ phim Vị đắng tình yêu 2 với vai một cô ca sĩ người Đài Loan. Tuy Ngọc trản thần công mới là bộ phim đầu tiên Mỹ Duyên được mời đóng phim nhưng nó lại bấm máy sau Vị đắng tình yêu 2 nên đây mới là bộ phim điện ảnh đầu tiên của cô.
Cũng trong năm 1993, Mỹ Duyên một lần nữa được đạo diễn Lê Hoàng mời đóng vai chính đầu tiên với nam diễn viên Lê Công Tuấn Anh trong phim Trái tim chó sói. Năm 1995, Nhà hát Giao hưởng – Vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập, Mỹ Duyên được nhận vào biểu diễn tại đây. Tuy nhiên, chưa đầy 2 năm sau, cô đã phải ngừng cộng tác với nhà hát vì phải luyện tập quanh năm nhưng lịch diễn thì lại quá ít. Vào thời điểm này, ngoài những vai diễn điện ảnh, Mỹ Duyên còn được biết đến với vai trò người mẫu đại diện cho những sản phẩm mới ra mắt, thường xuyên được mời làm mẫu để chụp ảnh lịch, một hình thức nghệ thuật khá phổ biến lúc bấy giờ.
Với hàng loạt vai diễn điện ảnh trong nhiều bộ phim sau đó như: “Tình nhỏ làm sao quên”, “Lương tâm bé bỏng”, “Ngõ đàn bà”, “Lưỡi da”, “Chiếc chìa khóa vàng”, “Lời thề”,…… Mỹ Duyên đã trở thành một gương mặt diễn viên sáng giá và được các nhà phê bình điện ảnh đánh giá cao bằng hàng loạt giải thưởng uy tín. Trong Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 10 (1993) được tổ chức ở Hải Phòng, Mỹ Duyên đã đoạt danh hiệu “Nữ diễn viên xuất sắc nhất” với vai diễn trong 2 phim: “Tình nhỏ làm sao quên” và “Băng qua bóng tối”. Năm 1995, với vai Nguyệt trong phim “Lưỡi dao”, Mỹ Duyên đã được trao giải “Nữ diễn viên điện ảnh được yêu thích nhất” tại giải Mai Vàng, một giải thưởng trong lĩnh vực sân khấu – nghệ thuật do độc giả báo Người Lao động bình chọn hàng năm. Bên cạnh điện ảnh, cô còn tham gia một số phim truyền hình mà chủ yếu do Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (TFS) sản xuất như: người nữ công an khu vực Hồng Hà trong phim “Xóm nước đen”, “Đất khách”,… Với vai Hà trong phim “Xóm nước đen” và vai Hòa Bình trong phim “Lời thề”, Mỹ Duyên tiếp tục nhận được danh hiệu “Nữ diễn viên điện ảnh được yêu thích nhất” tại lễ trao giải Mai Vàng năm 1996.
Năm 1997, Mỹ Duyên tham gia lĩnh vực kịch nói với vai cô gái điên trong vở “Người mua hạnh phúc” của Sân khấu kịch Idecaf, dù vai diễn đầu tiên này của cô chỉ được nói duy nhất một câu thoại. Sau đó, Mỹ Duyên đã quyết định cộng tác lâu dài với Sân khấu kịch Idecaf và trở thành một diễn viên chính thức tại đây, bên cạnh những nghệ sĩ tên tuổi và gạo cội của sân khấu thành phố như: Nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc, Hữu Châu, Kim Xuân, Thành Hội, Ái Như
Sở hữu một nét mặt hồn nhiên, vóc dáng thanh mảnh nên trong suốt một thời gian dài, Mỹ Duyên thường chỉ được mời vào những vai chính diện như các thiếu nữ con nhà lành, hiền thục. Chính vì vậy, vào năm 2002, cô đã tạo bước đột phá và chứng tỏ khả năng diễn xuất đa dạng của mình khi tham gia bộ phim Gái nhảy của đạo diễn Lê Hoàng, do Hãng phim Giải Phóng sản xuất.
Năm 2004, Mỹ Duyên tham gia vai nữ chính bên cạnh nam ca sĩ Lam Trường trong bộ phim điện ảnh “Nữ tướng cướp” do đạo diễn Lê Hoàng thực hiện. Với vai diễn này, Mỹ Duyên đã được Hội điện ảnh Việt Nam trao tặng giải thưởng Cánh diều vàng 2004 cho hạng mục “Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất”.
Năm 2006, Mỹ Duyên đánh dấu sự trở lại bằng việc tham gia diễn xuất trong bộ phim truyền hình Gió mùa thổi mãi của đạo diễn Nguyễn Quốc Trọng. Ít lâu sau, cô tiếp tục đảm nhận một vai phụ trong bộ phim truyền hình dài 100 tập mang tên Mùi ngò gai. Trước đó, vào năm 2005, Mỹ Duyên cũng đã từng lọt vào danh sách xét tặng cho danh hiệu này cùng với nam diễn viên Võ Hoài Nam. Đến năm 2007, Mỹ Duyên được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Ưu tú” vì những đóng góp của cô cho nền điện ảnh nước nhà.
- Ngắm nhìn lại những hình ảnh tuyệt đẹp về đám cưới Việt Nam của những năm 90
- Đặng Tuyết Mai – biểu tượng nhan sắc Saigon một thời
- Ký ức về xe lam Sài Gòn trước 1975 và chương trình “hữu sản hóa”
- Ngược dòng thời gian, ngắm nhìn Sài Gòn xưa qua bộ ảnh quý của chợ Sài Gòn đã cũ
- Tìm hiểu về ông vua nhạc trẻ Trường Kỳ và những đóng góp to lớn của ông đối với thị trường âm nhạc Sài Gòn trước năm 1975