Tìm hiểu đôi nét về Viện Viễn Đông Bác cổ – Nơi lưu trữ những thông tin cổ xưa của các nước Đông Nam Á

Đăng ngày 22/08/2024

 

Viện Viễn Đông Bác cổ có tên tiếng Pháp là École française d’Extrême-Orient, viết tắt là EFEOcó nhiệm vụ nghiên cứu và khai quật khảo cổ trên bán đảo Đông Dương. Đây vốn là trung tâm nghiên cứu của Pháp với tiền thân là Phái đoàn Khảo cổ tại Đông Dương, đến năm 1900 thì được đổi tên thành Viện Viễn đông Bác cổ và tên đó được giữ lại cho đến ngày hôm nay.

Trong những ngày thành lập, Viện có trụ sở tại Sài Gòn, Nam Kỳ. Sau đó 2 năm, vào năm 1902 thì chuyển ra Hà Nội. Trải qua một số biến cố do chiến tranh, đến năm 1957 thì Viện lại chuyển đến Campuchia, đến năm 1975 thì dời về Paris. Tính đến thời điểm hiện tại, Viện đã có 18 trung tâm nghiên cứu tại 12 quốc gia ở Châu Á. Viện đã có nhiều thành tựu về Đông phương học và có vai trò quan trọng đối với các sử gia Việt Nam ở thế kỷ XX.

Viện Viễn đông Bác cổ tại thời kỳ Đông Dương

Viện Viễn đông Bác cổ nhờ có sự thúc đẩy của Viện Hàn lâm Văn khắc và Văn chương và chính phủ Liên bang Đông dương đã được thành lập vào năm 1900. Tuy nhiên, Viện Hàn lâm Văn khắc và Văn chương thì hướng tới việc nghiên cứu ở Châu Á, nhưng chính phủ toàn quyền Đông Dương thì muốn đẩy mạnh việc khám phá và bảo tồn di sản văn hóa Đông Dương hơn.

Năm 1902, trụ sở được chuyển ra Hà Nội để khảo cổ và thu thập các bài viết tay, đồng thời Viện cũng nghiên cứu về các vấn đề như dân tộc học, ngôn ngữ, lịch sử của các nước Châu Á. Cũng tại Hà Nội, EFEO đã cho xây dựng một thư viện và bảo tàng và đó chính là Bảo tàng Lịch sử quốc gia tọa lạc tại Hà Nội hiện nay. Ngoài ra, EFEO cũng xây dựng nhiều bảo tàng ở các tỉnh của Việt Nam như Đà Nẵng, Sài Gòn, Huế và các bảo tàng ở nước ngoài tại Phnôm Pênh, Battambang,…

Những học giả về Đông phương học góp phần rất lớn trong giai đoạn mở đầu EFEO có thể được kể đến như Paul Pelliot, Henri Maspero, Paul Demiéville,…

Viện Viễn đông Bác cổ sau năm 1945

Mặc dù đây vẫn là giai đoạn chiến tranh nhưng các công trình ở Đông Nam Á vẫn được theo đuổi và khám phá bởi các nhà khoa học và chính phủ về các vấn đề như văn học, Phật giáo, dân tộc,… Đặc biệt, viện vẫn tiếp tục công việc khảo cổ và trùng tu Angkor.120 năm Viện Viễn Đông Bác cổ: Lật mở những câu chuyện thú vị còn khuất lấp - Tuổi Trẻ Online

Sau đó đến năm 1957, viện chuyển đến Phnôm Pênh. Năm 1975 thì chuyển về Paris. Thế nhưng EFEO vẫn mở được nhiều chi nhánh ở các nước Châu Á như Ấn Độ, Jakarta. Ở tại Chiang Mai, Thái Lan cũng có một trung tâm về nghiên cứu Phật giáo được mở tại đây và có nhiều học giả nghiên cứu. Trong đó học giả Maurice Durand là người nghiên cứu về Việt Nam.

Sau khi Đông Nam Á đã chấm dứt chiến tranh và nền chính trị cũng đang dần ổn định, EFEO đã quay về bán đảo Đông Dương. Tại Campuchia, Viện Viễn đông Bác cổ vẫn tiếp tục công cuộc khai quật Angkor, còn tại Hà Nội thì mở thêm một thư viện và tiến hành nghiên cứu lịch sử. EFEO sau đó còn mở rộng các chi nhánh ở Tokyo, Hồng Kông, Đài Bắc, Seoul,… Đồng thời lĩnh vực nghiên cứu của viện cũng mở rộng thêm về nghiên cứu thương mại tại Ấn Độ, tôn giáo tại Trung Quốc, Thái Lan,… Toàn bộ Đông Nam Á được viện nghiên cứu theo 3 hướng: Một là công trình kiến trúc, hai là lịch sử nhân loại và ba là truyền thống chữ viết, tôn giáo. Các chi nhánh của Viện Viễn Đông Bác Cổ còn có trong các bảo tàng, trường đại học,.

Trụ sở chính của Viện Viễn đông Bác cổ

Trụ sở được đặt tại Maison de I’Asie, số 22 đại lộ Président Wilson, quận 16, Paris, Pháp. Những chi nhánh ở nước ngoài sẽ được điều hành và kết nối với trụ sở chính này. Đặc biệt trụ sở ở Paris còn xuất bản, lưu trữ vì có thư viện và phòng trữ ảnh. Những thông tin và ảnh được lưu trữ tại viện đều liên quan đến Châu Á vì nơi đây tập trung nghiên cứu về Châu Á. Thậm chí những tranh dân gian của Việt Nam cũng được lưu trữ tại đây.

Thư viện củaViện Viễn đông Bác cổ

Vào năm 1903, thư viện được thành lập tại Hà Nội. Nơi đây tập trung nhiều loại sách có liên quan đến Đông Dương. Trong thời gian tại Hà Nội và Phnôm Pênh từ năm 1900 đến 1957, viện đã mua lại, sưu tầm các thông tin đáng quý đó. Với số lượng lên đến 80 ngàn cuốn sách, tài liệu viết tay, trong đó có một nửa liên quan đến Châu Âu. Vậy nên vào thời kỳ cuối thuộc địa, Viện đã thỏa thuận với các quốc gia bản địa rằng những cuốn sách liên quan đến Châu Âu sẽ thuộc về viện, còn lại sẽ được trao trả lại cho ba quốc gia Đông dương. Sau đó EFEO đã sao chụp lại số tài liệu đó rồi gửi về Paris.

Trung tâm lưu trữ ảnh củaViện Viễn đông Bác cổTiết lộ giải tỏa những tò mò về học viện Viễn Đông Bác cổ ở Đông Dương

Số ảnh mà viện lưu trữ có sự đa dạng và phong phú về khảo cổ, kiến trúc, nghệ thuật,… Những dữ liệu đó liên quan đến các quốc gia về Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Trung Quốc và chúng có giá trị cực kỳ to lớn. Nhiều bức ảnh của viện còn có thể chứng minh các công trình đã tồn tại ở quá khứ đã bị biến mất do nhiều yếu tố như chiến tranh và thời gian.

Theo thống kê, bộ sưu tập của viện về các nước Đông Nam Á có thể lên đến 30.000 bức ảnh về Campuchia, 7000 bức ảnh liên quan đến Việt Nam, ở Trung Hoa và Lào mỗi nước là 3000 bức ảnh.

Ngoài trụ sở chính ở Paris, EFEO còn có 18 trung tâm tại 12 quốc gia, trong đó ở Việt Nam có 2 trụ sở là Hà Nội và Hồ Chí Minh.

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *