Với quy mô lớn và lượng hàng hóa trang bị vật tư phong phú nên tổng kho được bảo vệ cẩn mật ngay từ khi mới được đưa vào sử dụng. Được bao bọc trong màn khói mờ vô cùng bí hiểm, Tổng Kho luôn gây được sự chú ý đặc biệt với người dân sống xung quanh đó và cả miền Nam nói chung.
Người ta thì thầm rỉ tai nhau: “Tổng Kho Long Bình không thiếu một thứ gì, kể cả những loại νũ кнí tối tân nhất!”. Rồi họ ngó trước, ngó sau tranh luận xem trong đó có “вσм иɢυуêи тử hay không?”.
Còn có nhiều người viện dẫn lời những người quen đang làm việc “ở trỏng” khẳng định như chắc nịch: “Trong đó có 2 “мũι тêи gẫy” là loại νũ кнí tối tân nhất của Mỹ, có sức нủʏ ᴅιệт ngang với вσм иɢυуêи тử và vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu”.
Còn có những tin đồ như: “Ngoài những nhà kho trên mặt đất thì TK Long Bình còn một hệ thống hầm ngầm lớn hơn rất nhiều (có người còn khẳng định rộng đến 300 km2).
Các kho ngầm đều được trang bị lớp bảo vệ nhiều tầng nghiêm ngặt với những lớp cửa dày có mã khóa bí mật. Điều đặc biệt của lớp cửa này là nếu bấm không đúng mật khẩu thì kho ngầm sẽ tự hủy và νụ иổ này có thể тàи ρнá một nửa thành phố Saigon và toàn bộ thành phố Biên Hòa”.
Không biết có chính xác hay không nhưng những tin đồn này tạo thêm sự hấp dẫn và kì bí cho Tổng Kho với trí tò mò của mọi người và cứ thế tin đồ được lan truyền.
Trong khi đó, ngay sau 30/4/1975 Tổng Kho Long Bình được sử dụng làm nơi đóng quân của hầu hết các đơn vị binh chủng kỹ thuật của Binh đoàn Hương Giang như Lữ đoàn xe tăng 203, các Lữ đoàn Pháo binh, Công Binh và Phòng Không….
Tuy nhiên, các đơn vị này cũng chỉ sử dụng phần doanh trại của các đơn vị quân đội và nhà ở của sĩ quan, binh sĩ, nhân viên và không được đụng chạm gì đến các phân kho.
Thời gian đầu khi mới tiếp nhận Tổng Kho, công tác bảo vệ kho chưa được quy củ và chặt chẽ thì những người lính của các đơn vị gần đây dành nhiều thời gian để nghiên cứu và khám phá. Họ chỉ biết đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, trầm trồ thán phục trước sự phong phú đa dạng của hàng hóa vật tư trong kho. Có nhiều loại hàng hóa mà họ chưa từng được tiếp cận nay được tận mắt trông thấy.
Riêng về xe quân sự ngay cả xe tăng thiết giáp, ô tô đã lên đến gần 1.000 chiếc. Ngoài ra, các “chiến lợi phẩm” chủ yếu là các vật tư phục vụ cho việc bảo quản, bảo dưỡng trang bị và đồ ăn, thức uống. Các đơn vị cũng tranh thủ tăng cường vào biên chế của mình những phương tiện vận tải phù hợp.
Một thời gian ngắn sau đó, Tổng Kho Long Bình đã được bàn giao cho Tổng Cục Kỹ Thuật quản lý nhằm nâng cao công tác bảo vệ bảo quản chặt chẽ nên hầu hết các vật tư, trang thiết bị vẫn còn nguyên vẹn trong tổng kho.
Đồng thời, một đoàn cán bộ kỹ thuật của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam từ Hà Nội đã nhanh chóng tiếp quản và khai thác hệ thống máy tính IBM360/50 thành công. Đây là nơi chứa tất cả dữ liệu quản lý kho của quân lực Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa.
Khoảng 1 tháng sau đó, đoàn công tác đã cung cấp cho Tổng cục Kỹ Thuật toàn bộ dữ liệu hàng còn tồn trong kho, trong đó lớn nhất là Tổng Kho Long Bình. Thành công trong việc khai thác dữ liệu của hệ thống máy tính hiện đại bậc nhất thời đó được xem như là một thành tích lớn của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.
Kể từ đó, công tác quản lý bảo quản hàng hóa vật tư trong Tổng Kho đi vào nề nếp, đảm bảo những quy trình nghiêm ngặt dựa trên các chủng loại hàng hóa khác nhau.
Tổng Kho Long Bình với số lượng hàng hóa vật tư phong phú, đi kèm việc có được hàng hóa, vật tư phù hợp để sửa chữa trang thiết bị đã hỏng đã phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ cнιếɴ đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế.
Một số phế liệu hoặc vật tư lưỡng dụng có thời hạn cũng được thanh lý để dùng vào mục đích dân dụng như lốp xe cũ, nhựa đường…
Thời kỳ đổi mới, một phần diện tích của Tổng Kho Long Bình cũ đã được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như xây dựng khu công nghiệp, doanh trại quân đội, nhà ở cho cán bộ chiến sĩ.v.v. Tuy nhiên phần lớn diện tích vẫn được sử dụng làm kho của Quận Đội và được canh gác rất nghiêm ngặt khiến nó vẫn kỳ bí như xưa.
Trong điều kiện đó, tin đồn xung quanh Tổng Kho Long Bình vẫn tiếp tục được lan truyền rộng rãi, nhất là khi có một sự kiện nào đó như cháy, nổ ở xung quanh khu vực đó.
Nào là: “Việt nam đã nhờ cả Liên Xô mở khóa các kho ngầm, một số chuyên gia đã bị ну ѕιин song vẫn không thành công!”.
Nào là: “Sau khi quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ được bình thường hóa, phía Mỹ đã đề nghị Việt Nam cho họ mở khóa với điều kiện sẽ “cưa đôi” những thứ trong đó- riêng 2 “мũι тêи gẫy” phải trả về cho họ. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà phía Việt Nam không đồng ý”… v.v… và v.v…
Những tin đồn về Tổng Kho Long Bình không chỉ tồn tại trong nước mà cả ở nước ngoài- nhất là ở Mỹ. Thậm chí một tờ báo Mỹ còn đưa tin:
“Năm 2001, Mỹ từng cử 1 đội ʙιệт κícн thuộc quân đoàn Gost Recon và Skull tham gia chiến dịch thu hồi 2 “мũι тêи gẫy” ở VN nhưng nhiệm vụ thất bại. Toàn bộ 12 binh sĩ Mỹ ну ѕιин tại Long Bình do bị phát hiện. Tất cả тнι тнể 12 binh sỹ đều bị tiêu huỷ hoàn toàn”.
Không loại trừ sẽ còn nhiều lời đồn đoán “vô tiền, khoáng hậu” nữa về bí ẩn Tổng kho Long Bình tùy theo trí tưởng tượng của tác giả.
Thôi thì ai tin cứ tin! Còn Tổng kho Long Bình thì vẫn thế mà thôi!
- Danh sách những ngôn từ độc đáo của Miền Nam và Sài Gòn xưa
- Những bí ẩn chưa có lời giải đáp về Nhà hát Lớn Hà Nội
- Tản mạn về mì Tây, miến Tàu, bún Ta – Nét ẩm thực đa dạng và phong phú của Việt Nam
- Gánh nước mướn – Cái nghề chỉ mong đủ cơm hai bữa qua ngày của dân nghèo Sài Gòn xưa
- Sáng tác “Cơn Gió Thoảng” của nhạc sĩ Quốc Dũng