Tìm lại quá khứ với các kiến trúc cổ ở Sài Gòn – Những nét đẹp của một Sài Gòn xưa để lại.

Đăng ngày 20/07/2024

Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà chúng ta đều biết đến là một thành phố năng động, ồn ào, náo nhiệt, thành phố hiện đại bậc nhất cả nước. Giữa nơi nhịp sống hối hả với những tòa cao ốc hiện đại mọc lên khắp nơi, những dòng người tấp nập vào giờ tan tầm, Sài Gòn ẩn chứa một vẻ đẹp từ quá khứ, được tô điểm bởi những công trình kiến trúc cổ điển. Có những công trình đã tồn tại hơn 100 năm, trở thành dấu ấn đặc biệt mỗi khi nhắc đến Sài Gòn.

Tính từ lúc Nguyễn Hữu Cảnh vào phương Nam lập đồn, mở phủ thì Sài Gòn nay đã hơn 300 tuổi, là một thành phố rất trẻ. Đến nay Sài Gòn đã có nhiều thay đổi rất nhiều. Nhưng những hoài niệm về Sài Gòn xưa vẫn còn hiện hưu rõ rệt trong những di sản, những kiến trúc cổ xưa. Đó là những tài sản quý giá mà quá khứ để lại. Du khách trong và ngoài nước đều muốn một lần đến để ngắm nhìn và tìm hiểu lịch sử phát triển của thành phố mang tên Bác.

Ngày nay, có rất nhiều tòa nhà hiện đại mọc lên với tốc độ nhanh chóng, nhưng vẫn còn đó những tòa nhà cổ, người ta cải tổ, nâng cấp để phù hợp với nếp sống hiện đại ngày nay và vẫn giữ cấu trúc ban đầu của công trình. Tòa nhà Catinat nằm ở số 26 Lý Tự Trọng là một trong số đó. Nơi đây từng là địa điểm làm việc của nhiều công ty lớn, và đây cũng là nơi có trụ sở của Lãnh Sự Quán Mỹ (1930-1940). Năm 1941, Nhật đánh bom tại Sài Gòn, tòa nhà Catinat là bị hư hỏng nặng nề.

Vào những năm 60, Mỹ đã dùng tòa nhà Catinat làm trụ sở của CIA. Sau ngày giải phóng, nơi đây trở thành một chung cư và tầng trệt được dùng làm nơi buôn bán. Sự giao thoa giữa hiện đại và cổ điển ngày càng trở nên rõ rệt khi mà những năm gần đây người ta đã biến nơi đây thành một trung tâm thương mại thu nhỏ, với các cửa hàng, shop thời trang, quán cà phê… Đặc biệt, những kiến trúc bên trong tòa nhà gần như được giữ nguyên từ nền gạch cũ, cầu thang,

10+ Các Công Trình Kiến Trúc Đông Dương Tại Sài Gòn Xưa

Đài nước cổ của Tổng Công Ty Cấp Nước Sài Gòn (1882)

Sau khi chiếm đóng Nam Kì (1865), Pháp bắt đầu tiến hành cá dự án quy hoạnh, cải tổ Sài Gòn theo phong cách đô thị châu Âu. Lúc bấy giờ, người Pháp tập trung trước vào xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là lập nên hệ thống cung cấp nước sạch. Năm 1878, đài nước đầu tiên được xây dựng, đài nước thứ hai xây dựng vào năm 1882 hiện vẫn nằm trong khuôn viên của Sawaco.

Cấu trúc đài nước có hình oval gồm 3 tầng, chiều cao khoảng 25m. Kiến trúc mang đậm phong cách châu Âu, với các hàng cửa và lỗ thông gió được thiết kế tinh xảo. Trải qua hơn 130 năm tuổi, đài phun nước đã được giữ lại để bảo tồn và là bảo chứng cho lịch sử của ngành cấp nước Sài Gòn.Giữ lại một thủy đài khổng lồ giữa lòng Sài Gòn để làm điểm tham quan

Biệt thự Nguyễn Văn Hảo

Nguyễn Văn Hảo (1890-1971) là một thương gia xuất thân từ một gia đình có hoàn cảnh nghèo khó, trải qua bao thăng trầm, lăn lộn ở đất Sài Gòn, ông kinh doanh phụ tùng ô tô và thành công rực rỡ ở mảnh đất Sài Gòn. Biệt thự 4 mặt tiền biểu tượng một thời vàng son của ông nằm đường Trần Hưng Đạo – Kу́ Con – Yersin – Lê Thị Hồng Gấm

Biệt thự Nguyễn Văn Hảo được xây dựng vào năm 1933 và hoàn thành năm 1937, trên khu đất trống rộng khoảng 800 mе́t vuông, được thiết kế theo phong cách Art Deco thịnh hành thời bấy giờ. Không cầu kỳ như các công trình của Pháp, biệt thự 3 tầng Nguyễn Văn Hảo nổi bật với lối thiết kế hiện đại, thanh lịch và chú trọng vào hiệu quả sử dụng. Tuy nhiên theo thời gian, cũng như do không được tu sửa, biệt thự nay đã xuống cấp trầm trọng.Biệt thự 'huyền thoại' 4 mặt tiền của đại gia ô tô ở Sài Gòn

Nhà nguyện Chủng Viện Thánh Joseph Sài Gòn (1867)

Nhà nguyện Chủng Viện Thánh Joseph nay đã cό tuổi đời hơn 140 năm. Công trình này là “biểu tượng hόa lὸng tôn thờ đặc biệt của Chủng Sinh”, mang phong cάch Gothic. Dù ίt được biết đến do nằm trong khuôn viên Chủng Viện, nhưng nhà nguyện này vẫn được coi là công trὶnh kiến trúc quan trọng trên bản đồ di sản cὐa thành phố.Tập tin:Nhà nguyện trong Đại chủng viện.JPG – Wikipedia tiếng Việt

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây dựng vào năm 1877, sau 3 năm thì hoàn thành, với phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn nét phong cách kiến trúc Gothic. Toàn bộ vật liệu để xây dựng đều được mang từ pháp sang. Nhà thờ có hai tháp chuông, có trọng lượng khoảng 27 tấn. Phía trước nhà thờ là tượng Đức mẹ Hòa Bình cao 4,2 mét, được mang từ Rome sang. Thánh đường của nhà thờ rất rộng và có sức chứa lên đến 1200 người.

Với bề dày lịch sử và nét độc đáo trong kiến trúc, nhà thờ Đức Bà nay đã trở thành biểu tượng của Sài Gòn và cả Việt Nam, là điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Hiện tại, nhà thờ trong quá trình trùng tu kéo dài 2 năm.

Khách sạn Continental

Khách sạn Continental được xậy dựng năm 1878 và hoàn thành năm 1880, là nơi để nghỉ chân cho người Pháp khi sang Việt Nam lúc bấy giờ. Mang phong cách kiến trúc cổ điển của Pháp với trần nhà cao, ngói đỏ, tông màu trắng chủ đạo, toát lên vẻ sang trọng. Khách sạn có 4 tầng, gồm 83 phòng và sân vườn rộng rãi ngay bên trong khuôn viên khách sạn. Ngày nay, khách sạn Continental không chỉ là nơi dừng chân cho du khách khi đến với TP. Hồ Chí Minh mà còn là một trong những biểu tượng lâu đời của thành phố.Khách sạn Continental – Wikipedia tiếng Việt

Bưu điện TP Hồ Chí Minh

Nằm tại Quảng trường Công Xã Paris (quận 1), Bưu điện trung tâm Sài Gòn được người Pháp xây dựng trong khoảng 1886 – 1891, với kiến trúc phương Tây kết hợp với nét trang trí Á Đông, do kiến trúc sư Gustave Eiffel thiết kế, sau 23 năm kiến trúc sư Villedieu cùng với người trợ tá Foulhoux đã thiết kế và xây mới lại. Công trình đặc trưng với hình ảnh cửa chìm cửa nổi, nhìn từ bên ngoài, hàng cửa sổ uốn cong, chiếc đồng hồ lớn phía trên cửa chính vào tòa nhà và lá cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ Việt Nam, tung bay trong gió.

Hệ thống cột, trụ của mặt tiền đều có kết cấu hình khối vuông vắn, trên đầu trụ có gắn những mảng phù điêu với hoa văn đắp nổi rất công phu. Riêng ở phần trụ khoảng giữa tầng hai và tầng trệt của tòa nhà Bưu điện Trung tâm Sài gòn, các mảng phù điêu lại ôm trọn phiến đá hình chữ nhật, trên mỗi phiến đá ghi tên một nhà khoa học đã có những đóng góp to lớn cho nền văn minh nhân loại trong lĩnh vực điện và điện tín. Bên trong tòa nhà được thiết kế rất ấn tượng với mái vòm cong tròn lớn ở cửa vào, dọc trần và hệ thống vòm cung sát cửa chính và vòm cung dài bên trong.Kinh nghiệm du lịch Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh - BestPrice