Tái hiện lại Sài Gòn trước năm 1975 qua bộ ảnh chọn lọc từ các nhiếp ảnh gia – Phần 2

Đăng ngày 05/09/2024

Tiếp nối phần cũ về trong bộ sưu tập ảnh “Sài Gòn trước năm 1975”, Thời Xưa sẽ mang bạn đọc quay ngược thời không để trở về những vùng ngoại ô thành phố còn đơn sơ – mộc mạc, những chiếc xe thổ mộ vẫn bon bon trên đường phố, những địa điểm đã từng là ký ức của biết bao người,…

20 tấm ảnh màu đẹp và sắc nét nhất của đường phố Saigon trước 1975 (phần 1)

Xe Lam đang di chuyển trên tuyến đường Xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa (sau này đổi tên là Xa lộ Hà Nội). Xe lam bắt nguồn từ dòng xe Lambrette của Italia, là phương tiện giao thông công cộng phổ biến ở miền Nam thập niên 1960, thay thế cho xe thổ mộ.
Khách sạn Majestic Saigon đầu đường Tự Do (sau năm 1975 đổi tên thành đường Đồng Khởi), nằm cạnh Bến Bạch Đằng – Là một trong những khách sạn có bề dày lịch sử nổi tiếng ở Sài Gòn với lối kiến trúc Pháp. Năm 1925, chính ông Hui Bon Hoa – chú “Hỏa” là người bỏ tiền ra xây dựng ngay góc giao lộ Catinat và Quai le Myre de Vilers (nay là đường Đồng Khởi và Tôn Đức Thắng).
Đây là đường Hiền Vương, phía tray trái là góc Hiền vương -Duy Tân (có một cây xăng…..đến năm 2011 vẫn còn), đối diện cây xăng là tiệm phở Hiền Vương, phở Bình….khá nổi tiếng.
Đảo khỉ trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Quán phở “Con Voi”, quán ăn bình dân
Đoạn đường này ngày nay là ngã tư Châu văn Liêm – Nguyễn Trãi, phía trước là khách sạn Trường Thành.
Một góc chợ chó ở góc đường Hàm Nghi – Công Lý (sau năm 1975 thì đổi tên thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa)
Một góc đường Đồng Khánh – Chợ Lớn

Bộ ảnh lồng ghép xưa và nay của miền Nam trước 1975 - Nhìn về quá khứ
Xa Cảng Miền Tây – Đây là một trong những bến xe khách lớn và quan trọng nhất của thành phố, là đầu mối giao thông quan trọng kết nối thành phố này và các tỉnh miền Tây. Tháng 7 năm 1975, bến xe đổi tên thành Bến xe Miền Tây và tháng 7 năm 2004 thì bến xe Chợ Lớn sáp nhập vào bến xe Miền Tây.
Bệnh viện Vì Dân ở nút giao Bảy Hiền – Ngã tư Bảy Hiền là nút giao thông quan trọng ở cửa ngõ Tây Bắc thành phố. Trung tâm triển lãm Tân Bình và nhà thi đấu hiện nay vốn là nghĩa trang rộng lớn, chôn cất lính Pháp tử trận. Khu vực bệnh viện Thống Nhất trước năm 1954 cũng là đồn phòng thủ nhưng đến thời Nguyễn Văn Thiệu thì được vợ ông bà Nguyễn Mai Anh đứng ra quyên góp tiền xây bệnh viện Vì Dân.

Rạp Victory Lê Ngọc nằm trên đường Tổng Đốc Phương Quận 5 (nay là đường Châu Văn Liêm) – Nhưng đến nay, rạp này đã bị tháo dỡ.

Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc hay còn gọi là Nhà thờ Ngã Sáu, gần với vị trí của Công viên Văn Lang. Công viên Văn Lang ngày nay đã trở thành quảng trường nhạc nước hiện đại giống với phố Nguyễn Huệ, nhưng được giữ lại nhiều cây to che bóng.

Chiếc cầu bắc ngang rạch Thị Nghè trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Đường Đồng Khánh, Chợ Lớn. Phía trước là ngã ba Đồng Khánh – Phan Phú Tiên. Ở góc trên bên phải hình, có lan can màu xanh ngọc rất đặc trưng. Ở đó là cổng vào Hào Sỹ phường, xóm người Triều Châu.
Một góc chụp khu vực ngoại ô thành phố năm 1963 – 1964, đây là hướng đi từ cổng chính sân bay Tân Sơn Nhất đến ga Davis
Nhà hàng nổi trên sông Sài Gòn – Nhà hàng Mỹ Cảnh năm 1965. Đây là nhà hàng nổi tiếng nhất và cũng là một trong những nhà hàng có quy mô lớn nhất Sài Gòn trước 1975. Nhà hàng này thường neo đậu bên bờ sông Sài Gòn tại bến Bạch Đằng, bên cạnh cột cờ Thủ Ngữ tại khu vực trung tâm của quận 1.

Chùm ảnh cực đẹp về Sài Gòn trước 1975

Một khu chợ cũ Sài Gòn năm 1965, nơi đây bán đồ ăn vặt, bán chim, chó, cá cảnh,…..
Tấm ảnh kỷ niệm của học sinh trường Saigon Chasseloup Laubat năm 1966, sau này là tường THPT lê Qúy Đôn.
Tòa Đô Chánh Sài Gòn năm 1966 – nơi làm việc và hội họp của chính quyền thủ đô, được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 dưới thời Pháp thuộc. Từ sau ngày Việt Nam thống nhất đến nay, tòa nhà là nơi làm việc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và một số cơ quan khác.
Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc là một nhà thờ Công giáo ở Sài Gòn, xây từ năm 1922 và hoàn thành vào tháng 5 năm 1928. Nhà thờ có phong cách Kiến trúc Romanesque, được xây trên khu nghĩa trang Hoa kiều.

Ngã ba Phan Châu Trinh – Nguyễn An Ninh năm 1968. Góc nhìn từ cửa Tây Cợ Bến Thành thẳng ra đường Nguyễn An Ninh.

Khách sạn Continental là một khách sạn lịch sử nổi tiếng ở Sài Gòn, bắt đầu xây vào năm 1878 dưới thời Pháp thuộc và mất 2 năm để hoàn thành. Trong những năm của thập niên 1960 – 1970, chính phủ Sài Gòn buộc các cơ sở thương mại phải dùng bảng hiệu tiếng Việt, vì thế khách sạn có tên là “Đại Lục Lữ Quán”.

Những chiếc xe đang dừng chờ đèn giao thông, bức ảnh được ghi lại năm 1969
Đường Lê Lợi, đoạn gần chợ Bến Thành
Chợ Bến Thành được khởi công xây dựng từ năm 1912, hình ảnh đồng hồ ở cửa nam của ngôi chợ này được xem là biểu tượng không chính thức của thành phố.

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *