Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Sáu, Tháng Hai 10, 2023
No Result
View All Result
Thời Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Thời Xưa
No Result
View All Result
Home Sài Gòn Xưa

Sự tích những tên gọi lạ đời của Saigon từ xưa đến nay- Phần 2: Cầu Chà Và, Bảy Hiền, Tàu Hủ .v.v.

by Mẫn Nhi
23/04/2021
in Sài Gòn Xưa
0

Sài Gòn đến nay vẫn là một thành phố trẻ so với nhiều tỉnh thành khác trên khắp đất nước Việt Nam nhưng những câu chuyện và lịch sử về nơi này luôn là một đề tài bất tận khiến bao người tò mò và thắc mắc.

Kênh Tàu Hủ

Với tổng chiều dài 22km, vắt ngang giữa TP.HCM và trải dài trên địa bàn 8 quận huyện, kênh Tàu Hủ khiến không ít người thắc mắc về nguồn gốc cái tên “nghe thôi đã thèm” trong khi quanh khu vực này không hề có truyền thống làm tàu hủ?

Kênh Tàu Hủ, bên này là Bến Bình Đông, bên kia là Bến Lê Quang Liêm (nay là đường Võ Văи Kiệt)

Tàu Hủ là tên gọi sau này của kênh Ruột Ngựa – được đào vào cuối năm 1772 nhằm thông lưu Sài Gòn và miền Tây Nam bộ. Đến ngày nay, kênh Tàu Hủ đã trải dài từ Đông sang Tây Sài Gòn.

Theo học giả Trương Vĩnh Ký (viết năm 1885) và Huỳnh Tịnh Của (viết cuối thế kỷ 19), thì đoạn phố đi ngang qua rạch Chợ Lớn được gọi là Tàu Khậu, đó là cách người Triều Châu phát âm từ “thổ khố” (khu nhà gạch), sau trại âm thànhTàu Hủ. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, nhìn kinh nước đen và những “món phụ gia” trôi иổi trên ấy, rất hôi thối, mà người dân liên tưởng đến tương chao, tàu hủ cho có phần… thi vị, nên gọi như vậy.

Chợ Lớn 1970 – kênh Tàu Hủ và cầu Chà Và phía xa

Kênh Tàu Hủ chưa bao giờ mang vẻ đẹp thơ mộng làm say đắm người nhìn, nhưng nó vẫn nằm sâu trong tiềm thức của người Sài Gòn với hình ảnh thuyền lớn thuyền nhỏ buôn bán tấp nập và cả một giai đoạn lịch sử đặc biệt.

Ngã tư Bảy Hiền

Là nút giao thông quan trọng thuộc phường 4, quận Tân Bình, ngã tư Bảy Hiền không chỉ gắn liền với những cнιếɴ thắng oanh liệt của người dân Sài Gòn năm xưa mà còn mang một chút gì đó bí ẩn đằng sau tên gọi dân dã, gần gũi Bảy Hiền.

Theo Lê Minh Quốc trong sách “Người Quảng Nam”, vùng Bảy Hiền иổi tiếng với làng dệt do những cư dân Quảng Nam vào đây lập nghiệp (sau năm 1954). Theo đó, Bảy Hiền là tên của ông già bán cà phê “cóc” sinh thứ Bảy, tên Hiền. Được biết, ông Bảy Hiền này cai quản các đồn điền cao su của Nam Phương hoàng hậu, tức Nguyễn Hữu Thị Lan – phu nhân vua Bảo Đại.

Đến khoảng năm 1940, người Sài Gòn dần lược bỏ chữ “ông” trong tên gọi, thành ra “ngã tư Bảy Hiền” cho đến ngày nay.

Cầu Chà Và

Với bề dày lịch sử hơn 100 năm, cây cầu Chà Và bắc qua kênh Tàu Hủ đã góp phần thông thương vùng Chợ Lớn giữa quận 8 và quận 5. Cầu Chà Và có chiều rộng khoảng 30m, chiều dài 190m, có thêm 2 nhánh phụ lên xuống đại lộ Đông Tây, đảm bảo các phương tiện đi trên cầu không giao cắт nhau nhằm hạn chế tối đa kẹt xe.

Thật ra, Chà Và là cách người Việt phát âm chữ Java – tên một hòn đảo ở Indonesia. Chà Và dùng để chỉ người đến từ đảo Java, về sau dùng để gọi tất cả những người có màu da ngăm như Chà Bom Bay (Bombay, Ấn Ðộ), Chà Ma Ní (Manila, Philippines).

Thế mới rõ vì sao khu vực cầu Chà Và từng là phố chợ của người gốc Ấn Độ chuyên bán vải mà lại được gọi thành Chà Và. Ngoài ra, ở đầu cầu Chà Và về phía quận 8 có rạp hát Phi Long иổi tiếng, thường xuyên chiếu phim Ấn Độ phục vụ cư dân quanh vùng.

Đánh giá post
Next Post

Cuộc đời bạc bẽo như vôi với nhạc phẩm “Hai Bàn Tay Trắng” của nhạc sĩ Vinh Sử

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về cнíɴн trị hay gán ghép tư tưởng không cнíɴн xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Hơn 3.000 thuyền nhân bị ɢιếт hại tại đảo Kokra Thailand từ những năm 77-82

2 năm ago

Cuộc đời và sự nghiệp ca sĩ Anh Khoa – Ca sĩ nổi tiếng trước 1975 với dòng nhạc Bolero trữ tình, Quê Hương.

2 năm ago
Ca khúc “Người Về Bỗng Nhớ” (Trịnh Công Sơn) – Tình ca mùa xuân mang nỗi sầu da diết.

Ca khúc “Người Về Bỗng Nhớ” (Trịnh Công Sơn) – Tình ca mùa xuân mang nỗi sầu da diết.

1 năm ago

Con người đất Nam Kỳ dễ thương lại dễ mến, hiền lành và hiếu khách

1 năm ago

“Kỷ niệm” (Phạm Duy) – Cho xin lại một vé khứ hồi về tuổi thơ, để đi lại những bước chân đầu vội vã

1 năm ago

Những cái cнếт “đầy bí ẩn” cho đến nay vẫn chưa có lời giải của 6 vị vua chúa Việt Nam

2 năm ago
Không chỉ có Khánh Ly, nữ danh ca Thanh Thúy cũng không đồng tình với phim ‘Em và Trịnh’

Không chỉ có Khánh Ly, nữ danh ca Thanh Thúy cũng không đồng tình với phim ‘Em và Trịnh’

8 tháng ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed

Theo dõi chúng tôi trên

  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status