Quay ngược thời gian, trở về một thời Biên Hòa của những ngày xưa qua những bức ảnh hiếm – Phần 1

Vùng đất Biên Hòa đã có từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu, khi chúa cử chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào vào kinh lược xứ Đàng Trong đã thành lập dinh Trấn Biên (cũng chính là tiền thân của tỉnh Biên Hoà sau này). Năm Gia Long thứ 7 (tức năm 1808), dinh Trấn Biên được đổi thành trấn Biên Hòa, huyện Phước Long thuộc dinh Trấn Biên cũng được nâng lên thành phủ Phước Long, các tổng được nâng lên thành huyện. Nhưng  sau đó vì tuân theo Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862, Biên Hòa bị cắt nhượng cho Pháp cùng với Gia Định và Định Tường. Năm 1876, tỉnh Biên Hòa bị Pháp giải thể và biến thành 3 tiểu khu: Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Bà Rịa. Thời kỳ này, địa giới tỉnh Biên Hòa bao gồm tỉnh Đồng Nai, một phần các tỉnh Bình Phước và Bình Dương hiện tại.

Từ năm 1945 đến năm 1951 thì tỉnh Biên Hòa bao gồm cả phần đất ngày nay thuộc tỉnh Bình Phước, một phần đất của tỉnh Bình Dương. Nhưng từ năm 1951 đến năm 1954 thì chính quyền lại sáp nhập tỉnh Biên Hòa với tỉnh Thủ Dầu Một thành tỉnh Thủ Biên. Địa giới tỉnh Thủ Biên bao gồm phần đất các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) ngày nay, trừ huyện Long Thành lúc này được giao về tỉnh Bà Rịa – Chợ Lớn. Phải đến cuối năm 1954, tỉnh Thủ Biên mới được tách ra lập lại hai tỉnh: Biên Hòa và Thủ Dầu Một. Việc tách hợp cứ lặp lại cho đến tận tháng 4 năm 1964 thì thị xã Biên Hòa mới được tách ra thành lập một đơn vị hành chính riêng, trực thuộc Khu ủy miền Đông và phải đến đầu năm 1965 thì mới được nâng lên thành đơn vị cấp tỉnh.

Tuy nhiên, từ tháng 2 năm 1976, tỉnh lại được sáp nhập với Bà Rịa – Vũng Tàu (tức tỉnh Phước Tuy) và Long Khánh thành tỉnh Đồng Nai mới, tỉnh lỵ đặt tại thành phố Biên Hòa. Tuy nhiên, đến năm 1991, địa bàn tỉnh Phước Tuy cũ lại được tách ra để tái lập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Do đó, địa danh “Biên Hòa” chỉ còn được dùng để chỉ thành phố Biên Hòa, đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Đồng Nai và là tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Nai.

Bến tàu chợ Biên Hoà – Phía Bờ Kè hiện nay

Đôi bờ Đồng Nai nhìn từ cầu đường sắt

Trại lính Biên Hoà

Dưỡng Trí Viện hay còn gọi là nhà thương điên Biên Hòa, được chính quyền Đông Dương cho khởi công xây dựng vào ngày 17 tháng 03 năm 1915. Lúc mới thành lập, cơ sở này có tên là Asile d’alienes de Biên Hòa (hay còn gọi là trại người điên Biên Hòa). Giai đoạn đầu, nơi đây giống như một trú xá của người điên vì chỉ thu gom quản lý người điên tránh việc gây rối xã hội.

Ga Biên Hoà

Cầu Ghềnh (hay còn gọi là cầu Gành hoặc cầu Đồng Nai Lớn) là một chiếc cầu sắt bắc qua sông Đồng Nai, nối phường Bửu Hòa và phường Hiệp Hòa (tức cù lao Phố) phục vụ cho tuyến đường sắt Bắc – Nam thuộc khu gian Biên Hòa – Dĩ An tại lý trình 1699+860.

Cầu Ghềnh – Đây là cây cầu do người Pháp xây dựng từ năm 1901 và khánh thành vào tháng 1 năm 1904 để dành đi chung cho giao thông đường bộ và đường sắt với hai phần bên hông dành cho xe hai bánh, ở giữa dành cho xe lửa và xe ôtô. Trong suốt hơn 100 năm tồn tại, cầu Ghềnh đã tạo thành dấu ấn đặc biệt cho mảnh đất lịch sử Đồng Nai và trở thành biểu tượng của thành phố Biên Hòa.

cầu Ghềnh ngày xưa màu đen, dòng sông Đồng nai trong xanh lắm, gió mát lạnh,đây là hướng từ chợ Đồn vào cù lao Phố.

Công xưởng xưa ở Biên Hoà

Cầu và sông Đồng Nai – Sông Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, lớn thứ nhì Nam Bộ về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long. Theo sách cổ Gia Định thành Thông chí của Trịnh Hoài Đức thì sông còn có tên là “sông Phước Long” vì gọi tên theo phủ Phước Long cũ. Cầu Đồng Nai được xây dựng từ năm 1964 – là một cây cầu đường bộ quan trọng, bắc qua sông Đồng Nai, nối thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) và thành phố Dĩ An (tỉnh Bình Dương).

Chợ Tam Hiệp, Biên Hòa

Dinh Tham Biện (cũng gọi là Tòa Bố Biên Hòa) được xây từ năm 1902, hồi thời chánh Tham Biện A.G. Sartor; địa điểm hiện nay là UBND tỉnh Đồng Nai.

Con đường chính ở Biên Hòa, dấu tem thư năm 1909

Cầu Rạch Cát (hay còn gọi là cầu Đồng Nai Nhỏ) là một chiếc cầu sắt bắc qua nhánh sông Đồng Nai chảy qua cù lao Phố, phục vụ cho tuyến đường sắt Bắc – Nam. Cầu Rạch Cát được xây dựng cùng lúc với cầu Ghềnh vào đầu thế kỉ 20, khi người Pháp bắt đầu xây dựng tuyến Quốc lộ 1 và đường sắt Sài Gòn – Nha Trang đoạn chạy qua tỉnh Biên Hòa. Cả hai cây cầu vượt sông Đồng Nai này được chế tạo và hoàn thành vào năm 1903. Năm 1904, tuyến đường sắt nối Sài Gòn và Biên Hòa bắt đầu hoạt động sau khi cầu Rạch Cát và cầu Ghềnh được khánh thành.

Cây điệp toà – Cây cổ thụ lớn nhất ở Biên Hòa, đối diện với cửa chánh Tòa Sơ Thẩm (Tòa án nhân tỉnh hiện nay), bị Sở Công Chánh đốn hạ vào ngày 17-03-1960, sau khi bị phát cháy từ trong ruột cây do bị sét đánh, được trồng cùng lúc với vườn điệp trước thành Kèn do binh sĩ Pháp trồng khi mới đến chiếm đóng thành Biên Hòa vào năm 1862.

Thành kèn Biên Hòa – Là ngôi thành có niên đại lâu đời nhất ở Nam Bộ còn lại cho đến nay. Đây là một công trình kiến trúc quân sự đặc sắc, nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu trong cuộc khai phá vùng đất Đàng Trong thời kỳ chúa Nguyễn cũng như giai đoạn chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ sau này.

Trại lính Biên Hòa (Thành cổ) – Tháng 12/1861, cổ thành Biên Hòa rơi vào tay thực dân Pháp, quân đội Pháp xây dựng lại thành, thu gọn lại còn 1/8 so với trước và gọi là thành “Xăng đá” (Soldat), nghĩa là thành lính.

Xe lửa Biên Hòa

Cuộc thi các tỉnh miền Đông tại Biên Hòa

Một ngày Hội thi Nông nghiệp tại Biên Hòa

Đồn điền An Lộc tại Biên Hòa (nay thuộc Long Khánh) – Cưa máy

Thủy phi cơ chuẩn bị cất cánh tại Biên Hòa ở Bình Thành trên sông Đồng Nai: Phía trên chợ Biên Hòa là doanh trại của thủy phi cơ với những nhà kho, công xưởng đồn lính và những tòa nhà đẹp dành cho sĩ quan, hạ sĩ quan của phi đội.

Đua thuyền trên sông Đồng Nai

Sinh viên trường Cao đẳng Biên Hòa

Bờ sông Đồng Nai gần Biên Hòa

Trại Lê Văn Trúc, khu vực Thành cổ Biên Hòa (Thành Kèn, xây dựng năm 1837 dưới triều Nguyễn)

Nhà thờ Biên Hòa xưa thuộc giáo phận Xuân Lộc đã có tuổi đời hơn 150 năm tuổi

Thác Trị An ở Biên Hòa – Dòng chảy Trị An trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu được chặn dòng bắt đầu hình thành nên hồ Trị An vào thập niên 80 của thế kỷ XX để có một nhà máy thủy điện Trị An lớn nhất miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ

Xa lô Sài Gòn – Biên Hòa, phía xa xa đằng xe tải là Đền Tử Sĩ Nghĩa Trang Quân Đội – Hình ảnh thường thấy hồi xưa ở bên lề xa lộ, chiều đi về Sài Gòn sẽ xuất hiện rải rác từng đoạn là những cái chòi lá đơn sơ bày bán bưởi chất thành từng đống có hình tháp bán cho khách đi Sài Gòn…

Núi Châu Thới là một ngọn núi nằm ở tại phường Bình An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Trên đỉnh núi có Chùa Châu Thới. Có thể nhìn được quang cảnh đồng bằng xung quanh từ đỉnh núi, khu vực này được xếp hạng danh thắng quốc gia ngày 21 tháng 04 năm 1989.

Trường THPT Ngô Quyền ở Biên Hòa giờ tan học

Những xe nước giải khát trên xa lộ, khách mua chủ yếu là người đi đường.

Hầu hết những kiểu nhà này do người Pháp để lại. Nhà sàn vừa chống lũ vừa che bóng mát, chỉ những người Việt khá giả mới có thể mua được.

Những chiếc taxi/xe buýt ba bánh, ở thời kỳ này thì dòng Lambretta rất phổ biến

Hai người phụ nữ đi ngang qua một công trường xây dựng. Hình ảnh “đòn gánh” với những chiếc rỗ hàng rong dường như không còn xuất hiện.

Sạp hàng bán trái cây, rượu

Một cô gái trẻ mang hàng

Cảnh phố làng Biên Hò

Nhà ăn tại Làng cô nhi Long Thành

Chuồng nuôi lợn của người nông dân

Trong một đồn điền cọ dầu, các quả được tách ra từ các chùm.

Cây cọ dầu 4 năm tuổi ở An Lộc

Đồn điền cọ dầu ở An Lộc, tỉnh Biên Hòa: vườn ươm 4 tháng.

Lúa trong mùa gặt, thời kỳ này việc thu hoạch lúa vẫn còn thực hiện bằng thủ công. Chiếc thùng để đập cho hạt lúa rớt ra gọi là “bồ”.

Chiếc thuyền tam bản đang đỗ trên con sông nhỏ thuộc khu vực Biên Hòa

Kiểu nhà cơ bản của Nam Kỳ

Người bán bánh kẹo

Trường nghệ thuật: Công việc chế tác các sản phẩm đồng mỹ nghệ

Xưởng thủ công Biên Hòa.

Tại trường dạy nghề: Điêu khắc

5/5 - (1 bình chọn)

Viết một bình luận