Những tượng đài Sài Gòn trước 1975 tồn tại đến nay và câu chuyện ít ai biết về tượng Trần Hưng Đạo

Đăng ngày 28/08/2024

Trước những năm 1975 đã tồn tại rất nhiều tượng đài lớn nằm ngay những nút giao quan trọng bậc nhất của Sài Gòn. Cho đến nay vẫn còn những bức tượng được gìn giữ qua nhiều lần tu sửa nhưng vẫn giữ được thiết kế ban đầu.

Các tượng đài kỷ niệm được xây dựng khắp “thủ đô Sài Gòn tại các địa điểm nổi bật theo chỉ thị của Thủ tướng nguyễn Cao Kỳ. Các bức tượng được xây dựng thời kỳ đó như:

Tượng An Dương Vương – Thánh tổ Pháo Binh được đặt trước công trường Diên Hồng, Thượng viện đường bến Chương Dương.
Tượng Phù Đổng Thiên Vương – Thánh tổ Thiết Giáp được nằm ngay bùng binh Ngã 6 Sài Gòn.
Tượng Trần Nguyên Hãn – Thánh tổ Truyền Tin tại bùng binh Quách Thị Trang ngay trước cửa chợ Bến Thành.
Tượng Phan Đình Phùng – Thánh tổ Quân cụ tọa lạc ngay bưu điện Chợ Lớn.
Tượng Trận Hưng Đạo – Thánh tổ Hải Quân được xây dựng tại công trường Mê Linh…

Chuyện ít biết về các tượng đài trước năm 1975 ở Sài Gòn

Bên cạnh các danh nhân lịch sử, tướng lãnh tài ba của sử Việt. VNCH thời đó còn cho xây dựng các tượng đài kỷ niệm như Thiên sứ Micae, Tượng Binh chủng nhảy dù gần bệnh viện Sùng Chính Quận 5, Tượng Biệt Động Quân tại ngã sáu Lý Thái Tổ.“Tổ quốc Không gian” của Không quân trước mặt Tòa Đô Chánh và, đặc biệt hơn cả, là bức tượng TQLC trước Hạ viện

Rất nhiều bức tượng còn được tồn tại cho đến nay, Thời Xưa xin gửi đến quý vị những hình ảnh về các tượng đài theo đi cùng năm tháng của Saigon.

Tượng đài An Dương Vương tại nút vòng xoay ngã sáu đường Nguyễn Tri Phương, Ngô Gia Tự, Nguyễn Chí Thanh, có vị trí tiếp giáp quận 5 và quận 10. Tuy đường Nguyễn Chí Thanh là ranh giới hành chính giữa quận 5 và quận 10 nhưng tượng đài chủ yếu nằm trên địa bàn quận 5.

Trước năm 1975, tượng An Dương Vương được coi là biểu trưng cho Thánh tổ của binh chủng công binh thuộc quân đội VNCH. Sau 1975, tượng đóng vai trò là cột mốc quen thuộc không chỉ với người dân trong khu vực mà cả với những bác tài xế lưu thông từ 6 ngả đường, nhờ chiều cao và vị trí nổi bật của nó.

Một cụ già sống tại khu vực này bảo: “Tui gắn bó với bức tượng từ những năm thiếu niên. Ngày trước khi mới được dựng, cột tượng mang màu trắng trông bắt mắt lắm, chỉ cần đi từ xa về hướng ngã sáu là nhận ra ngay. Tiếc là sau nhiều năm không còn giữ được màu trắng nguyên thủy nữa”.

Một điểm đặc biệt khác là tượng An Dương Vương nằm trên ranh giới giữa quận 5 và quận 10, cũng là ranh giới mang tính tương đối giữa hai khu người Hoa và người Việt. Chính vì điều này, bức tượng cũng đồng thời trở thành nơi giao nhau giữa hai khu vực văn hóa đặc sắc của Sài Gòn.

Phù Đổng Thiên Vương

Ở quận 1, ngoài tượng Trần Hưng Đạo, còn có một bức tượng vô cùng nổi tiếng khác là tượng Phù Đổng Thiên Vương nằm tại ngã sáu đầu đường Nguyễn Trãi. Tượng nổi tiếng đến mức tên tượng trở thành tên của cả một giao lộ, bùng binh, người dân thường gọi là “ngã sáu Phù Đổng”.

Lịch sử tượng đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo ở công trường Mê Linh

Tượng Thánh Gióng được dựng năm 1966, tức là đã tồn tại hơn 50 năm qua cùng với đời sống của người Sài thành. Bên cạnh đó, bức tượng còn có một chi tiết mà nếu không phải cư dân sống ở khu vực này sẽ ít khi có thể để ý: Thánh Gióng cầm cây tre, ngồi trên lưng ngựa sắt vẫn còn là một chú bé, khác với truyện Phù Đổng Thiên Vương được truyền miệng trong dân gian, với Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, khi sứ giả mang ngựa sắt, giáp sắt… đến thì chú bé vươn vai đứng dậy trở thành một tráng sĩ cao lớn để đi đánh giặc ngoại xâm.

Nhưng chính nhờ sự khác này mà bức tượng Phù Đổng Thiên Vương ở Sài Gòn đã trở nên đặc biệt, đồng thời với việc nhấn mạnh truyền thống yêu nước, quyết tâm bảo vệ đất nước trước quân xâm lược, dù chỉ là một đứa trẻ cũng có thể vì quê hương mà đánh giặc.

Trần Hưng Đạo

Mỗi khi đi ngang qua công trường Mê Linh, quận 1, người ta sẽ bắt gặp hình ảnh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đứng trên một bệ đá cao, oai phong chỉ tay về phía bến Bạch Đằng, bên cạnh là những tòa nhà cao tầng mọc lên san sát.

Nhưng ít người biết ở vị trí này đã vài phen đổi tượng. Từ thời Pháp thuộc, công trường này đã được xây dựng và đặt tên Rigault de Genouilly, tên của Đô đốc thủy quân người Pháp và từng là Thống đốc Nam Kỳ. Khi ấy chính quyền cũng đặt một bức tượng của viên đô đốc – thống đốc tại công trường.

Sau khi người Pháp rút khỏi Việt Nam một thời gian, năm 1962, chính quyền ông Ngô Đình Diệm đã thay thế bằng tượng Hai Bà Trưng để vinh danh hai nữ tướng đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Người Sài Gòn thời bấy giờ vẫn quen gọi tượng đặt ở nơi này là tượng Hai Bà.

Tuy nhiên, sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ, một số người đã đến giật đổ bức tượng vì cho rằng tượng được điêu khắc có nét giống mẹ con bà Trần Lệ Xuân – phu nhân của cố vấn Ngô Đình Nhu.

Trụ tượng bỏ trống, mãi 5 năm sau, đến năm 1967, tượng Trần Hưng Đạo mới được thiết kế và dựng thay thế, đặt ngay trên trụ ba chân mà trước đó đã dùng để đặt tượng Hai Bà. Kể từ đó, qua nhiều biến cố lịch sử, tượng Hưng Đạo Vương vẫn sừng sững tồn tại như một phần không thể thiếu của Sài Gòn.

Tượng Trần Nguyên Hãn

Được dựng từ năm 1965, tượng danh tướng Trần Nguyên Hãn cưỡi ngựa đứng trên một bệ đá cao tại vòng xoay trước chợ Bến Thành đã trở thành hình ảnh khó quên với người dân sống ở Sài Gòn suốt nhiều thập niên. Nhưng câu chuyện về bức tượng lại chính là một câu chuyện buồn.

Từ 4 năm trước, nhằm phục vụ việc thi công nhà ga metro Bến Thành – Suối Tiên, tượng đã được di dời khỏi vị trí trước chợ Bến Thành và đưa vào bảo quản tại công viên Phú Lâm, quận 6. Trong ấn tượng của những người trẻ, những người vừa tới thành phố sinh sống hay khách du lịch, giờ nơi này chỉ còn là một công trường thi công khổng lồ với hàng rào chắn và tiếng máy móc hoạt động bên trong. Đáng buồn hơn, sau nhiều năm chịu tác động của môi trường, tượng đã có dấu hiệu xuống cấp.

Nên làm mới hay đưa tượng Trần Nguyên Hãn về lại chỗ cũ? | Báo Pháp Luật  TP. Hồ Chí Minh

Ngày nay, khi ghé thăm công viên Phú Lâm, người ta cũng không còn nhìn thấy bức tượng, vì công trình cũng bị phủ một lớp bạt để che chắn, bảo quản và nằm lặng lẽ trong một góc khuôn viên. Theo lời người chăm sóc cây cảnh của công viên, bức tượng ngày trước được làm bằng xi măng.

Dù đã được trùng tu một vài lần nhưng vẫn gặp phải tình trạng xuống cấp do vật liệu làm tượng có tuổi thọ và độ bền không cao. Chỉ hy vọng sau khi tuyến metro được xây dựng xong, bức tượng sẽ được trùng tu và lại được trở về với vị trí khi xưa, tiếp tục chứng kiến sự thay đổi và phát triển của thành phố.

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *