Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Tư, Tháng Một 11, 2023
No Result
View All Result
Thời Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Thời Xưa
No Result
View All Result
Home Sài Gòn Xưa

Nhớ về rạp xi-nê Rex, rạp tối tân nhất Đông Nam Á trước 1975

by Mẫn Nhi
08/12/2021
in Sài Gòn Xưa
0
Nhớ về rạp xi-nê Rex, rạp tối tân nhất Đông Nam Á trước 1975

Trong bài trước, tôi có liệt kê tất cả những rạp xi-nê của Sài Gòn trước 1975. Trong số các rạp kể trên, chúng ta phải nói đến một rạp của người Việt mà quy mô về mọi mặt của nó có thể nói đứng đầu cả Đông Nam Á, đó là rạp Rex.

SAIGON 1970 – Công viên Đống Đa – REX Movie Theater

Tính đến năm 1960, rạp Đại Nam trên đường Trần Hưng Đạo của ông bà Nguyễn Phúc Ưng Thi thuộc vào loại hạng nhất ở Sài Gòn. Rạp có một tầng lầu và máy lạnh mát rượi.

Có lẽ chưa hài lòng lắm với quy mô của rạp Đại Nam, ông bà Ưng Thi, một cặp thương gia thành đạt sở hữu nhiều rạp chiếu phim hàng đầu tại Sài Gòn, đã dồn hết vốn liếng mua một miếng đất trên đường Nguyễn Huệ gần Tòa Đô Chánh (nay là UBND TP.HCM) để xây dựng rạp Rex, một rạp chiếu bóng với quy mô chưa từng có ở Việt Nam.

Rạp Rex – đúng như ý muốn của chủ nhân – là một rạp chiếu bóng thuộc vào hàng tối tân bậc nhất. Rạp này được trang bị những tiện nghi hiện đại dành cho một rạp chiếu bóng. Dàn máy lạnh có côɴԍ suất cực cao khiến cho 1.200 khán giả run cầm cập. Có người đi xem phim phải mang theo áo chống lạnh.

Màn ảnh của Rex là màn ảnh đại vỹ tuyến Todd-AO rộng đến 150 m2. Phim được chiếu tại đây là phim 70mm với dàn máy chiếu đặc biệt chỉ có ở Rex. Khán giả đến với Rex được tận hưởng khung cảnh rất trang nhã và sang trọng.

Thời bấy giờ, đối với những cặp tình nhân, được ngồi trên ghế nệm êm ái, xem phim nghe âm thanh иổi stereo, có lẽ đó là điều hạnh phúc nhất.

Vé của Rex thuộc loại khá đắt, gấp mất lần so với các rạp khác. Có 2 loại vé, dưới đất và trên lầu. Vé trên lầu có giá cao hơn và khách được sử dụng thang cuốn. Có thể nói đây là chiếc thang máy tự động đầu tiên ở Việt Nam, và lại trang bị cho một rạp chiếu phim!

Theo lời một người kể lại: “Trong ngày khai trương, một người đẹp lên lầu bằng thang cuốn. Có lẽ chưa quen với loại thang này nên đã bị thang máy cuốn luôn cái quần. Cũng may chưa có điều gì đáng tiếc xảy ra“. Thời điểm khai trương rạp Rex (1961) là một sự kiện gây được chú ý của không chỉ dân kinh doanh rạp mà còn cả giới cнíɴн trị gia thời đó.

Cuộn phim đầu tiên để khai trương rạp là phin Ben Hur. Phim đoạt 11 giải Oscar vào năm 1959, được trình chiếu tại Mỹ.

Thông thường một cuộn phim mới được chiếu tại Mỹ phải 4 năm sau mới về đến Việt Nam. Vậy mà Ben Hur chiếu cùng lúc với Mỹ chắc hẳn ông bà Ưng Thi phải mất một khoản tiền khá lớn để nhập về.

Trong 10 năm từ 1960 – 1970, thị trường phim ảnh và rạp chiếu bóng tại Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung rất phát đạt. Hầu như năm nào cũng có rạp mới khai trương dù vậy không rạp nào có quy mô bằng hoặc vượt qua được rạp Rex.

Nguồn: Vietnamnet

Đánh giá post
Next Post
Cuộc đời khó khăn ít ai biết trước khi nổi tiếng và giàu có của Lệ Quyên sau quyết định Nam Tiến

Cuộc đời khó khăn ít ai biết trước khi nổi tiếng và giàu có của Lệ Quyên sau quyết định Nam Tiến

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về cнíɴн trị hay gán ghép tư tưởng không cнíɴн xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Lời tiễn biệt dịu êm cho một câu chuyện tình 10 năm dai dẳng qua nhạc khúc “Nghìn trùng xa cách” của Phạm Duy

Lời tiễn biệt dịu êm cho một câu chuyện tình 10 năm dai dẳng qua nhạc khúc “Nghìn trùng xa cách” của Phạm Duy

1 năm ago
“Hãy yêu nhau đi” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “ Hãy yêu nhau đi bên đời nguy khốn / Hãy yêu nhau đi bù đắp cho trăm năm…”

“Hãy yêu nhau đi” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “ Hãy yêu nhau đi bên đời nguy khốn / Hãy yêu nhau đi bù đắp cho trăm năm…”

2 năm ago
Tân Sơn Nhứt trước năm 1975 – Phi trường nhộn nhịp hàng đầu thế giới

Có một Tân Sơn Nhứt – Phi trường nhộn nhịp nhất thế giới trước năm 1975

3 năm ago

Con người Sài Gòn thuở ấy đáng yêu đến thế nào, sành điệu nhưng cũng giản đơn ra sao?

1 năm ago

Kỷ niệm về xe máy Simson – Những chiếc “siêu xe huyền thoại” thời bao cấp

2 năm ago

Bộ sưu tập những bức ảnh đẹp về Công trường Mê Linh Saigon cách đây 50-60 năm về trước.

2 năm ago
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Hàn Mặc Tử” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Hàn Mặc Tử” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh

2 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed

Theo dõi chúng tôi trên

  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status