Vào khoảng những năm 1960 của thế kỷ trước, khi mà tình hình chiến tranh vẫn còn đang rất phức tạp, nhưng dù có như thế nào đi chăng nữa vẫn chẳng thể bỏ qua được hình ảnh của những đứa trẻ với nụ cười thơ ngây trên môi. Ở Sài Gòn, mọi người thường bảo nơi này nhìn có vẻ “Tây”. Điều đó cũng dễ hiểu bởi vì Sài Gòn miền Nam đã trải qua cả trăm năm đô hộ bởi Pháp thuộc, tất thảy lối kiến trúc của những căn nhà cũng chứa đựng lối tây hóa của nước Pháp.
Mặc dù cuộc sống hiện đại là thế nhưng ở đâu đó vẫn chứa đựng những hình ảnh giản dị của đời sống hằng ngày. Những đứa trẻ cùng nhau chơi đùa và cười vang khắp mọi nẻo đường.
Ngày đó, bọn trẻ con thành phố thích chơi cát, chơi với những con vật nhỏ. Trong hình phía trên là con dông, bọn trẻ con còn lấy con này ra để bán như chơi bán đồ hàng. Con dông thật ra là con kỳ nhông, nó thích mấy cái vùng có đất cát. Mà khoảng chừng 50 năm trước thì Sài Gòn thiếu gì đất cát nên mấy con dông này tụi tôi thấy nhiều lắm. Tôi còn nhớ cứ 12 giờ trưa nắng là mấy đứa con nít chung xóm kéo nhau đi mò bắt dông. Chẳng biết bắt được con nào không mà người ngợm đứa nào đứa nấy lấm lem bùn đất, kết quả về nhà bị má la, có đứa còn bị ăn đòn sưng hết cả mông. Người lớn hỏi chừa chưa thì bảo rồi nhưng hôm sau lại trốn nhà đi chơi, thế là về nhà bị ăn mấy trận đòn. Thời đó mấy đứa con nít tụi tôi chẳng được gì, chỉ được cái phá phách với nghịch ngợm là giỏi.
Còn nữa, con nít thời đó đứa nào cũng thích tắm mưa. Tôi nhớ có hôm chiều chiều tầm 4 giờ trời mưa xối xả, thế là đám con nít chúng tôi kéo nhau ra ngoài sân tắm mưa. Có mấy đứa sức khỏe yếu, tắm xong về sốt nằm giường rên ư ử làm ba mẹ phải thức đêm chăm sóc. Tuy chỉ là hàng xóm nhưng chúng tôi thân nhau như anh em ruột thịt, chơi với nhau từ bé đến lớn. Cái câu “bạn từ thời cởi truồng tắm mưa” chắc là để nói chúng tôi. Mỗi lần đứa nào mà được ba mẹ cho miếng bánh là đem ra khoe, chia mỗi đứa một miếng. Lắm lúc giành nhau chí chóe chửi lộn, người lớn thấy vậy đành mua cho mỗi đứa một cái mới êm chuyện
Thời đó không có trò chơi điện tử như bây giờ, chúng tôi toàn tụm năm tụm bảy chơi ô ăn quan, chơi cò chẹp, nhảy dây,… Mấy cái trò đó chơi được cả đám, chúng tôi phong cho hai người làm đội trưởng. Nói là đội trưởng cho oai chứ thật ra chỉ là để oẳn tù tì rồi bắt bồ, chia cả đám thành hai đội với số người bằng nhau rồi chơi trò chơi. Nhưng cũng tùy trò, chẳng hạn như chọi cầu, nhảy dây,… thì có thể chia bồ được. Còn ví dụ như trò nhảy cò chẹp ở hình trên thì chỉ cần lần lượt chơi với nhau là được. Tùy vào cách chơi sẽ có quy định và cách vẽ ô để chơi cò chẹp khác nhau. Như chúng tôi thì chúng tôi sẽ phân chia thứ tự chơi bằng trò “nhiều ra ếch bị” hay “tay trắng tay đen” rồi oẳn tù xì để quyết định lượt chơi. Sau đó chúng tôi vẽ 10 ô rồi mỗi đứa cầm một cục đá (gọi là chàm). Theo thứ tự chơi, 1 đứa sẽ thảy vào ô số 1, nếu ra ngoài hoặc không trúng thì sẽ bị mất lượt chơi và nhường cho người tiếp theo. Sau đó người chơi nhảy lò cò từ ô số 2 đến ô số 10 (không được nhảy vào ô số 1). Đến hàng nào có ô kép thì được bẹt chân ra, đến ô số 9 và số 10 thì nhảy quay ngược lại trước khi bẹt chân. Rồi tiếp tục nhảy lò cò về ô số 2 để lượm chàm ở ô số 1, khi lượm chàm phải đứng 1 chân và cúi người xuống, nếu chân hoặc tay chạm đất thì sẽ bị mất lượt và nhường cho người khác. Sau khi chơi xong 10 ô thì được quyền cất nhà, người chơi sẽ đứng ở điểm xuất phát và quay lưng lại với các ô nhảy, sau đó thảy chàm ra đằng sau. Nếu chàm rớt vào ô nào thì sẽ được lấy ô đó làm nhà.
Trong quá trình chơi, chủ nhà khi nhảy đến ô của mình có thể đứng chụm chân lại nghỉ ngơi cho đỡ mỏi, còn người khác thì không được đặt chân vào ô nhà này. Ngoài ra còn có một số quy định như không được để chàm của người này đụng chàm của người khác, không được lượm nhầm chàmTrò chơi cò chẹp thì con trai hay con gái chơi đều được, nhưng đám con trai bọn tôi thích nhất là chơi bắn bi. Hồi đó đám con nít chúng tôi còn chia ra thành 2 phe, phe con trai chơi bắn bi, phe con gái thì chơi nhảy dây. Mà trò bắn bi tụi tôi mê lắm, mấy cái viên bi tròn xoe nhiều màu trong suốt đứa nào đứa nấy có cả đống, trong túi bọn con trai thời đó lúc nào chẳng có tiếng bi kêu va vào nhau nghe rất vui tai. Bắn bi còn gọi là đánh bi, chơi bi, búng bi. Có nhiều cách chơi bi, trong đó chúng tôi thường để viên bi ở ngón giữa, ngón cái làm bệ đỡ rồi dùng tay còn lại kéo ngón giữa có giữ viên bi về sau để lấy lực bắn. Trò đó vui lắm, bon tôi mê tít thò lò, cuối buổi đứa nào mà bắn giỏi là túi rủng rỉnh bi, có đứa thì mất sạch bi đành lủi thủi ra về rồi tìm cách có bi tiếp để hôm sau bắn tiếp. Bây giờ mấy ông già bọn tôi ngồi nói chuyện với nhau rồi nhắc lại trò chơi bắn bi, coi lại bàn tay của mình thì thấy giữa những đôi tay gầy guộc, da nhăn nheo kia có khi lại có ngón giữa còn cong vòng ra phía sau.
Một bé gái đứng trong nhà nhìn ra
3 cậu bé nhìn vào ống
Những đứa trẻ đứng coi đá gà
Những đứa trẻ ngồi chơi trên bia mộ ở khu Mả Lạng
Trẻ em chơi trên bia mộ ở khu Mả Lạng
Đứa trẻ với ly sữa trên tay
Cùng nhau xem đá gà
Cậu bé bán kem đứng cạnh vòi nước máy công cộng ở góc đường Nguyễn Cư Trinh – Cống Quỳnh
Cậu bé chụp cùng chú heo đốm tại nhà mình
Hình ảnh các cậu bé chơi súng gỗ ở khu Mả Lạng
Các bé cùng với người thân bán hàng tại chợ tự phá
Các cậu bé cùng nhau xem đá gà
Một cậu bé đang cho gà của mình ăn
Những khuôn mặt của bé gái với đôi mắt to tròn đáng yêu
Trẻ em chơi với súng nhựa và súng gỗ ở khu nghĩa địa tại Mả Lạng
Một đứa trẻ nhìn ra ngoài từ song cửa sổ nhà mình
Một cậu bé ẵm trên tay chú mèo của mình
Hai đứa trẻ nhìn từ căn gác xép
Những đứa trẻ với nụ cười rạng rỡ trên môi
Sau khi mưa tại Sài Gòn xưa
Một cậu bé nhìn ra ngoài từ lán của mình
Một cậu bé cởi trần tạo dáng trước ống kín
Cậu bé nhìn vào ống kính thông qua dây rào
Hai cậu bé chơi cờ
Cậu bé tại chợ đồng vật ở Sài Gòn
Cậu bé đánh giày ở Sài Gòn năm 1966
- Tuyển tập những bức ảnh hiếm có về Thành Phố Vinh hơn 100 năm trước
- “Tôi sẽ đưa em về” – Một ca khúc sâu lắng, dạt dào tình yêu quê hương
- “Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân” – Tình tưởng chớm nở nhưng lại vụt tan trong nháy mắt
- Nghĩa An Hội Quán (miếu Quan Đế) – Kiến trúc văn hóa Triều Châu nổi bậc ở khu phố người Hoa Sài Gòn
- “Chờ Anh Bên Đồi” của nhạc sĩ Xuân Tiên – Đợi chờ có thật là sẽ hạnh phúc?