Loạt ảnh hiếm hoi về bà Trần Lệ Xuân cùng với sự đổ nát tại Dinh Độc Lập ngày 27/2/1962

Đăng ngày 29/08/2024

Nếu bạn đã đọc hoặc đã từng thấy 1 trong các quyển sách như “Quyền Lực Bà Rồng”, bạn sẽ thấy hình ảnh một người phụ nữ mặc một cái áo dài màu xanh, bên ngoài cuốn sách ghi tựa đề “Madam Nhu Trần Lệ Xuân Quyền Lực Bà Rồng”. Người phụ nữ đó chính là bà Trần Lệ Xuân.

Trần Lệ Xuân thường được mọi người gọi bằng cái tên bà Nhu, đó là tên gọi theo tên chồng của bà – Ông Ngô Đình Nhu, cũng là em trai của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Bà sinh ngày 22/8/1924 và mất ngày 24/4/2011. Thân là nhân vật góp phần quan trọng trong chế độ Ngô Đình Diệm và bà cũng là chủ tịch Phong trào Liên đới Phụ nữ, đây là một phong trào dưới sự lãnh đạo của Đảng Cần lao Nhân vị với mục đích tranh đấu bình quyền cho phụ nữ Việt Nam. Gia thế của bà cũng rất “khủng” khi ông nội là tổng đốc Nam Định Trần Văn Thông, cha là luật sư Trần Văn Chương. Ông Chương từng là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thời kỳ Đế quốc Việt Nam, sau này ông lại là bộ trưởng bộ Kinh tế của Việt Nam Cộng hòa Thời Đệ Nhất. Năm 1943, bà Trần Lệ Xuân kết hôn với ông Ngô Đình Nhu và trở thành “Bà Cố vấn” vì chồng của bà ông Ngô Đình Nhu là cố vấn thân cận của ông Ngô Đình Diệm. Việc cả gia đình ông Ngô Đình Diệm làm việc trong chính trị nên mọi người thấy như đây là gia đình chính trị độc đoán. Những người thân của ông Ngô Đình Diệm làm việc trong bộ máy chính trị nhà nước được kể đến như ông Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn và Ngô Đình Luyện.

Chùm ảnh: Trần Lệ Xuân trên đống đổ nát của Dinh Độc Lập năm 1962 -  Redsvn.net

Bà Trần Lệ Xuân cũng là người mở đầu cho loại áo dài cổ thuyề, tuy nhiên loại áo dài này lại bị các nhà cổ học không đồng tình với thuần phong mỹ tục thời đó. Thế nhưng hiện nay, áo dài cổ thuyền lại rất được ưa chuộng. Bà còn góp phần trong việc truyền bà và khởi xướng mọi người trồng cây xanh, điều đó góp phần rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Chưa dừng lại ở đó, bà Trần Lệ Xuân còn làm chủ tịch của tổ chức phụ nữ chuyên ủng hộ gia đình họ Ngô. Bà còn phản đối các sự việc như nạo phá thai, đấm bốc, thuốc phiện. Bên cạnh những vấn đề có tính chất tốt đẹp thì bà Nhu cũng khiến nhiều người cảm thấy khó chịu khi bản thân là một người dễ nổi nóng và luôn áp đặt giải pháp của mình lên các vấn đề chính trị. Đối với bà, nhà họ Ngô luôn đúng, những vấn đề như sự thỏa hiệp của các bên liên quan đều không cần phải để ý đến, có thể nói bà rất độc tài. Thậm chí bà còn có thể từ bỏ cả gia đình vì bất đồng quan điểm. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ – Ông Robert McNamara có lời nhận xét về bà rằng bà là người sáng sủa, mạnh mẽ, xinh đẹp nhưng cũng độc ác và mưu mô – một mụ phù thủy thực sự.

Bà Trần Lệ Xuân qua lời kể và bình luận - BBC News Tiếng Việt

Bà Trần Lệ Xuân là người đã cho xây dựng tượng đài Hai Bà Trưng, thế nhưng bức tượng bị người ta nói là nó nét mặt chẳng khác gì bà và con gái bà. Con gái của bà tên là Ngô Đình Lệ Thủy. Rất nhiều người tỏ ra khó chịu, nhà thơ Đông Hồ còn sáng tác bài thơ với ý bè dỉu bức tượng Hai Bà Trưng của mẹ con bà Xuân. Bài thơ nhan đề “Tượng ai đâu phải tượng bà Trưng” có nội dung như sau:

Tượng ai đâu phải tượng bà Trưng

Tóc uốn lưng eo kiểu lố lăng

Đón gió lại qua người ưỡn ẹo

Chờ chim Nam Bắc dáng tung tăng

Khuynh thành mặt đó y con ả

Điêu khắc tay ai khéo cái thằng

Chót vót đứng cao càng ngã nặng

Có ngày gãy cổ đứt ngang lưng

Đây một hình xưa nhục nước non

Thay hai hình mới đứng thon von

Mình ni lông xát lưng eo thắt

Ngực xu chiêng nâng vú nở tròn

Tưởng đứng hiên ngang em với chị

Hóa ra dìu dắt mẹ cùng con

Dòng sông Bến Nghé, dòng sông Hát

Lưu xú lưu phương tiếng để còn.

Sự phẫn nộ trong lòng người dân đẩy lên đỉnh điểm cho đến sau này, khi nhà họ Ngô bị đảo chính, người dân Sài Gòn không suy nghĩ gì mà tức tốc dùng dây sắt nối với một tàu thủy để kéo sập cái tượng đài Hai Bà Trưng “giả” kia rồi đem đầu tượng có mặt bà Xuân để đi diễu hành khắp phố. Tiếp sau đó, cuộc đời bà bị gặp nhiều chật vật cũng vì những phát ngôn tệ hại của bà.

Trong khi sống với gia đình bên chồng, bà từng bị thương do trận đánh bom bất ngờ vào ngày 27/2/1962.

Vụ đánh bom Dinh tổng thống Việt Nam Cộng hòa vào ngày 27/2/1962 là một sự kiện mang tính lịch sử mà đến nay khi tìm hiểu thông tin vẫn còn nhiều báo đài có lưu trữ bài viết cũng như hình ảnh của trận đổ nát năm đó. Trận đánh bom này là một vụ tấn công không quân với mục đích ám sát Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm cùng những ai sống trong dinh, trong đó có cố vấn và cũng là em trai của ông Ngô Đình Nhiệm là ông Ngô Đình Nhu và vợ của ông Nhu là bà Trần Lệ Xuân.

Lúc đó là 7 giờ sáng ngày 27/2/1962, đáng lẽ ra đó là một ngày bình thường nhưng không biết bỗng nhiên từ đâu xuất hiện hai máy bay A-1 Skyraider đã bay đến Dinh Độc Lập, kèm theo đó là những tên lửa bắn xối xả vào tòa nhà này khiến chỉ trong phút chốc, mọi thứ đã vỡ vụn. Ông Ngô Đình Diệm thì như mọi hôm, vẫn dậy sớm và đọc sách nhưng khi quả bom đánh xuống, dù không kịp phản kháng gì nhưng rất may ông Ngô Đình Diệm không gặp bất trắc gì, chỉ có em dâu của ông là bà Lê Thị Xuân không may bị gãy tay.

Bà Trần Lệ Xuân và vấn đề nữ quyền ở miền Nam Việt Nam - Thư viện Nguyễn  Văn Hưởng

Cuộc tấn công được nhận định là của hai phi công người Việt gây ra là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc, cả 2 người này đều thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trong đó Nguyễn Văn Cử là con trai của ông Nguyễn Văn Lực, ông Lực là lãnh đạo của Đại Việt Quốc dân đảng. Đảng này hoàn toàn đối lập với tư tưởng cũng như cách lãnh đạo của ông Ngô Đình Diệm. Bởi vì sự đối lập dẫn đến chống đối nên ông Diệm đã từng bắt bỏ tù ông Lực. Biết được chuyện Nguyễn Văn Cử cũng không ủng hộ ông Ngô Đình Diệm nên họ đã lên kế hoạch cho Cử và Quốc tham gia vào trận đánh bom này. Để Quốc đồng ý tham gia với mình, Cử đã chỉ cho Quốc thấy được bài phê phán ông Diệm trên báo. Quốc là phi công được đào tạo ở Pháp và Cử được đào tạo ở Hoa Kỳ, mặc dù hôm đó 2 người có nhiệm vụ là tấn công Việt Cộng nhưng hai người đã vòng lại để tấn công Dinh Độc Lập. Họ là những phi công giỏi, ngày hôm đó trời khá nhiều mây, 2 viên phi công đã bay lên cao và tấn công nhanh gọn trước khi đội quân không quân của ông Diệm có thể đến kịp. Cuộc tấn công diễn ra trong vòng 1 tiếng và bom thì chưa thả hết. Kết quả, Quốc thì bị tảo lôi hạm bắn trúng và hư hỏng, bị rớt xuống Nhà Bè. Còn Cử thì bay sang Campuchia với ý nghĩ trận đánh bom đã thành công. Trận đánh bom không gây thiệt hại quá nhiều về người, duy nhất chỉ có Dinh Độc Lập hầu như bị phá hủy kinh khủng nhất. Trong trận không quân đó đã làm 3 người phục vụ và lính gác tử vong và 30 người khác bị thương. Nhà thầu người Mỹ trèo lên nóc nhà để xem vụ đánh bom nhưng bị rơi xuống đất và chết. Sau vụ đánh bom dinh Độc Lập, ông Diệm cũng đã đến bệnh viện thăm những người lính bị thương. Ngay sau đó, tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy cũng gửi thư thăm hỏi ông Diệm và nói rằng vụ tấn công là “phá hoại và xấu xa”, đồng thời cũng bày tỏ sự quan tâm và tin tưởng ông Diệm hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì.

Sau này, Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát vào ngày 2/11/1963, phi công Nguyễn Văn Cử trở về Việt Nam, về phần Phạm Phú Quốc, anh cũng được thả tự do. Sau đó cả 2 vẫn tiếp tục phục vụ trong không quân Sài Gòn.

Sau vụ tấn công bất ngờ đó, Dinh Độc Lập đã bị phá vỡ và đổ nát hoàn toàn, hầu như không cách nào có thể khôi phục lại nguyên trạng. Thấy thế, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã cử kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và xây dựng lại toàn bộ Dinh mới trên nền đất đã đổ nát. Với sự tài giỏi của mình, ông Thụ đã cho xây dựng lại Dinh Độc Lập mới một cách hoàn chỉnh với lối kiến trúc đặc biệt. Ngày 31/10/1966, Dinh Độc Lập Mới được hoàn thành, sau năm 1975 thì đổi tên thành Hội trường Thống Nhất và công trình này tồn tại cho đến ngày hôm nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn gọi nơi này bằng cái tên quen thuộc là Dinh Độc Lập

Cũng phải nói thêm, tuy rằng trận đánh bom diễn ra với mục đích ám sát ông Ngô Đình Diệm và những người liên quan đến ông nhưng cuối cùng không có thương vong nào xảy ra đối với người có chức quyền ở trong dinh cả. Về phần bà Trần Lệ Xuân là bị gãy tay nhưng ngay sau đó bà đã bình thường trở lại. Sau đây là những hình ảnh của bà Trần Lệ Xuân bên Dinh Độc Lập đổ nát cùng với sự vụn vỡ của dinh Độc Lập c