Lịch sử về tên con đường Bùi Viện – Con đường “không ngủ” giữa Sài Gòn hoa lệ

Con đường Bùi Viện, thường gọi là Phố đi bộ Bùi Viện là một trong những địa điểm sầm uất nhất Sài Thành. Phố đi bộ Bùi Viện là cái tên được nhắc đến rất nhiều trên các trang truyền thông. Người ta vẫn hay gọi đây là con phố không ngủ, đem đến sự nhộn nhịp, tấp nập cho thành phố.

Con đường Bùi Viện ngày xưa
Con đường Bùi Viện ngày xưa

Đường Bùi Viện thuộc phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, khởi đầu từ đường Trần Hưng Đạo đến đường Cống Quỳnh, qua ngã tư Đề Thám và ngã ba Đỗ Quang Đẩu. Đậy là vị trí đắc địa bậc nhất Sài Gòn, khi mà giá trị bất động sản tại con phố Bùi Viện liên tục tăng và chưa hề có dấu hiệu giảm. Bên cạnh đó, con phố này cũng được gọi là Phố Tây Bùi Viện, bởi ở đây quy tụ rất nhiều du khách tây. Một con phố đa văn hóa, đa sắc tộc, có một sự đa dạng về văn hóa, ẩm thực,… Xung quanh là một số địa điểm nổi tiếng khác, đặc trưng của Sài Gòn, vì thế mà con phố luôn tấp nập hơn bao giờ hết.

Bùi Viện nổi tiếng như vậy hẳn ai cũng biết, vậy cái tên “Bùi Viện” xuất phát từ đâu? Lịch sử của con đường này như thế nào?

Từ trước năm 1949, nơi đây là con đường mòn làng Tân Hòa. Dưới thời Vua Bảo Đại, 20-1-1950 con đường được đổi tên thành Bảo hộ Thoại. Đến năm 6/10/1955, Bảo hộ Thoại chính thức được đổi tên thành Bùi Viện cho đến ngày nay.

Phố đi bộ Bùi Viện
Phố đi bộ Bùi Viện

Theo cuốn sách của tác giả Nguyễn Q.Thắng và Nguyễn Đình Tư có tên Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh, con đường Bùi Viện được lấy tên theo một vị quan Việt Nam được tiến cử xuất ngoại sang Mỹ để đặt quan hệ ngoại giao. Người đầu tiên viết về Bùi Viện là Phan Trần Chúc trong một tác phẩm có tựa đề: “Bùi Viện với cuộc duy tân của triều Tự Đức” (1946). Trong sách giải thích rõ về người được đặt tên cho con phố này. Bùi Viện (1841-1878) là danh sĩ thời vua Tự Đức, hiệu Mạnh Dực, quê làng Trình Phổ, tổng An Hội, huyện Trực Định, thuộc Kiến Xương, tỉnh Nam Định. Năm 1855, Quốc tử giám tế tửu Võ Duy Thanh biết được ông là người tài giỏi, tiến cử ông với Tham tri bộ Lễ là Lê Tuấn ở Quảng Bình. Bùi Viện là người giúp Lê Tuấn bình định các nhóm Cờ đen, Cờ vàng quấy rối ở miền Bắc thời kỳ đó. Năm 1856, ông đỗ cử nhân.

Khi nghe được tiếng tăm của Bùi Viện, Doanh điền sứ Doãn Thần đã mời ông cộng sự để mở mang cửa bể Hải Phòng ngày nay. Sau đó, Bùi Viện đảm nhận việc dẹp loạn quân Quảng Văn Tế phát động ở Quảng Yên. Ông cùng những người yêu nước là Hoàng Phan Thái, Nguyễn Tư Giản, Đặng Đức Tuấn, Nguyễn Trường Tộ lập Tân đảng, chú ý khích động triều đình duy tân, cải cách chính trị, quân sự, văn hoá.

Thuở ấy, Vua Tự Đức rất trọng dụng ông, phong ông làm Tham tri, sau làm Tham Chánh Thương biện, cùng với Nguyễn Tăng Doãn trông coi về việc quan thuế ở miền Bắc.

Khu phố Tây Bùi Viện, ngã tư Quốc tế ngày xưa
Khu phố Tây Bùi Viện, ngã tư Quốc tế ngày xưa
"Con đường Quốc tế" - Bùi Viện
“Con đường Quốc tế” – Bùi Viện

Trước năm 1975, đường Bùi Viện với toàn những căn nhà lụp xụp, người dân nơi đây vẫn còn khó khăn rất nhiều, phải chạy ăn từng bữa. Trước đó vào khoảng năm 1950-1951, một đám cháy lớn đã thiêu rụi toàn bộ khu phố tại Bùi Viện. Sau đó, có nhà đầu tư đã xây dựng nên khu nhà trên nền đất cũ. Cũng không biết chính xác từ khi nào mà Bùi Viện trở nên sầm uất như bây giờ. Có người bảo rằng phố Tây hình thành từ một cơ duyên kinh doanh phòng trọ cho thuê của một đôi vợ chồng. Nhưng có người lại bảo, Bùi Viện nổi tiếng như bây giờ là nhờ được xuất hiện trên cuốn sách du lịch Lonely Planet năm 1993.

Phố Tây Bùi Viện về đêm
Phố Tây Bùi Viện về đêm

Người dân nơi đây bảo rẳng, sự chuyển mình rõ rệt nhất của Bùi Viện là sau cuộc đổi mới từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986). Vào những năm 1990, du khách nước ngoài bắt đầu xuất hiện nhiều ở con phố này. Rồi từ đó, các nhà hàng, khách sạn, quán ăn,… mọc lên rất nhiều, nhanh chóng trở nên tấp nập. Cũng không rõ là cơ duyên nào khiến các du khách chọn nơi đây để lưu trú.

Một sự chuyển mình lần thứ hai, thay da đổi thịt của đường Bùi Viện là vào năm 2017. Thành phố quyết định quy hoạch nơi đây thành phố đi bộ. Tuy thời gian đầu có nhiều ý kiến trái chiều, nhưng sau vài tháng đã mang lại nhiều dấu hiệu tích cực. Những nhà hàng món Tây, món Việt đều đủ cả, tạo nên một môi trường đa văn hóa, ẩm thực phong phú hơn. Từ đó, Bùi Viện được gợi ý là một trong những địa điểm thú vị nên đặt chân đến một lần trong đời, xuất hiện nhiều hơn trên các tạp chí nổi tiếng.

Bùi Viện - Một địa điểm vui chơi không thể bỏ lỡ
Bùi Viện – Một địa điểm vui chơi không thể bỏ lỡ

Bùi Viện ngày nay được ví như “con đường Quốc tế”, nổi danh là con phố của những đêm vui chơi không ngủ, được yêu thích bởi nhiều bạn trẻ Sài Thành. Nếu ở Hà Nội có phố Tạ Hiện thì Sài Gòn có phố Tây Bùi Viện sầm uất và náo nhiệt không kém.

Xem thêm những bức ảnh đẹp hiếm có về Phố Đi Bộ Bùi VIện xưa cũ:

Saigon 1969 – đường Bùi Viện
Một góc phố nhỏ tại Bùi Viện
Một góc phố nhỏ tại Bùi Viện
Những bé học sinh đang trên đường đi học về tại Ngã tư Trần Hưng Đạo – Bùi Viện
Góc Nguyễn Thái Học – Bùi Viện
Sài Gòn 1979 – Nút giao giữa Trần Hưng Đạo và Bùi Viện
Saigon 1989 – Góc ngã ba Bùi Viện-Trần Hưng Đạo. Phía xa là tòa nhà KS và rạp ciné ĐẠI NAM, cạnh bên là trường Tiểu học Nguyễn Thái Học (góc THĐ-NTH)
SAIGON 1968 by William Ruzin – Saigon Coca Cola Delivery – Đường Đề Thám – Ngã tư Đề Thám-Bùi Viện, còn có tên là Ngã tư Quốc tế
Saigon 1973 – Diễn binh Ngày Quân Lực 19/6 trên ĐL Trần Hưng Đạo nút giao với Bùi Viện
SAIGON 1965 – Giữa hình là Nhà hàng Vũ trường Tour d’Ivoire (Tháp Ngà) góc Trần Hưng Đạo- Bùi Viện
Đánh giá post

Viết một bình luận