Khám phá Hòn Ngọc Viễn Đông những năm 1970 – 1971

Đăng ngày 26/08/2024

Ký ức về “Hòn ngọc Viễn Đông” chưa bao giờ là cũ đối với những người con Sài Gòn – Nào là chợ hoa Tết ở đại lộ Nguyễn Huệ, chiếc đồng hồ biểu tượng thành phố ở Chợ Bến Thành, những chiếc xe taxi “con cóc” di chuyển khắp nẻo đường Sài Gòn,…gợi lên cho chúng ta biết bao cảm xúc. Thêm lần nữa! Hãy cùng với Thời Xưa hoài niệm về những ngày Sài Gòn năm 1970 – 1971 qua loạt ảnh của nhiếp ảnh gia Sandy1618:

Chợ hoa Tết đường Nguyễn Huệ năm 1970 – Sẽ chẳng bao lâu nữa một đường hoa Nguyễn Huệ mới lại xuất hiện để chào đón mùa Xuân mới!

Dẫu có qua bao nhiêu năm thì chiếc áo dài trắng nữ sinh vẫn là đẹp nhất và là ký ức khó phai nhất trong lòng bao thế hệ!

Đường Triệu Quang Phục cạnh ngã tư Nguyễn Trãi – Triệu Quang Phục. Chiếc xe đẩy màu xanh nhỏ nhỏ gần với cổng ngay bên phải bức hình chính là xe bán nước sâm thời đó.

Đường Đồng Khánh (nhìn từ ngã ba Phan Phú Tiên – Đồng Khánh) – Bên phải là nhà hàng Bát Đạt, rạp Tân Việt, quẹo trái là rạp Lệ Thanh.

Tại sao có tên “Hòn ngọc Viễn Đông”? - Tuổi Trẻ Online

Đường Lê Thánh Tôn, đốii diện Cửa Bắc Chợ Bến Thành

Những chiếc xe taxi con cóc, con bọ chạy rất đông trên đoạn ngã tư Phan Thanh Giản – Cao Thắng. Những chiếc xe này xuất hiện lần đầu ở Sài Gòn – Chợ Lớn là vào cuối những năm 1940 và thịnh hành vào khoảng 1950. Nhưng sau năm 1975, thì hầu như không còn thấy những chiếc xe có màu xanh dương và màu vàng kem này xuất hiện trên đường phố Sài Gòn – Chợ Lớn nữa….

Cùng với taxi “con cóc” thì xích lô máy cũng trở thành một phần trong ký ức của nhiều người dân Sài Gòn trước năm 1975. Nhưng sau đó vì do sự khan hiếm xăng dầu nên hoàn toàn vắng bóng trên những nẻo đường Sài Gòn.

Những chiến hạm Mỹ gần bến Bạch Đằng neo trên sông Sài Gòn

Những chiến hạm mang số hiu khác trên sông Sài Gòn

Bến phà Thủ Thiêm trên sông Sài Gòn – Phía xa là chiến hạm quân đội Mỹ

Tấm biển phía xa góc trái hình là tiệm “Pizza” và chỉ duy nhất tiệm này ở Sài Gòn. Nó ở trên đường Lê Thánh Tôn chỗ La Pagode ngó qua.
Xe Hóc Môn – Sài Gòn đang trên đường Lê Văn Duyệt hướng về phía Công trường Dân Chủ. Taxi trên đường Hồng Thập Tự tiến về phía cổng vườn Tao Đàn. Phía trước chính là ngã tư đường Lê Văn Duyệt – Hồng Thập Tự.
Bảng quảng cáo của thương hiệu kem đánh răng “Anh Bảy Chà” Hynos của ông Huỳnh Đạo Nghĩa.

Sài Gòn có phải là 'Hòn ngọc Viễn Đông'? - BBC News Tiếng Việt

Hynos của những năm 1960 – 1970 không chỉ là thương hiệu độc chiếm thị trường miền Nam Việt Nam mà còn vang danh sang nhiều nước khác ở khu vực Đông Nam Á. Ban đầu, Hynos là một cơ sở sản xuất nhỏ của một ông chủ người Mỹ gốc Do Thái, sau này được nhượng lại thương hiệu cho ông Nghĩa. Chỉ trong vòng 10 năm, ông Huỳnh Đạo Nghĩa đã đưa thương hiệu Hynos phát triển nhanh chóng, “qua mặt” các nhãn hàng quốc nội xuất hiện từ trước như Perlon, Leyna và thậm chí là các nhãn hàng ngoại nhập như Colgate (Mỹ), C’est it (Pháp).

Tuy nhiên, đến năm 1975, hãng Hynos được bàn giao lại cho Nhà nước, sáp nhập với Công ty Kolperlon thành Xí nghiệp Kem đánh răng Phong Lan. Sau đó liên doanh với các công ty nước ngoài và đổi tên thành công ty Hóa phẩm P/S.Ngắm nhìn bộ ảnh Sài Gòn 1968 - "Hòn Ngọc Viễn Đông" của châu Á

Cầu Chà Và năm 1970 – Đầu cầu phía bên Quận 8
Tượng Phan Đình Phùng phía trước Bưu Điện Chợ Lớn – Những tòa nhà này nằm trên đường Khổng Tử (góc Tổng Đốc Phương-Khổng Tử)
Tượng đài Phan Đình Phùng ở vòng xoay Phan Đình Phùng là một trong bảy tượng đài còn lại từ trước năm 1975 đến nay.

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *