Vào thời kỳ Việt Nam Cộng Hòa, chắc có rất ít người biết, ngay góc Bến Bạch Đằng và đường Tự Do được bao quanh bởi con sông Sài Gòn rộng lớn và các bến tàu chật kín. Dọc theo bờ sông có một sân golf thu nhỏ và một đường ray xe lửa do chính quyền VNCH xây dựng nên để cho các khách tham quan du lịch và tạo không gian cho những người dân thời đó có dịp ra đấy mà hóng mát hoặc giải trí. Nhưng kể từ sau ngày “giải phóng” thì chúng ta đã chẳng còn thấy nó tồn tại nữa, tất cả đã bị đập phá không còn một chút vết tích.
Nằm bên cạnh bến Bạch Đằng, đầu đường Tự Do (sau năm 1975 thì đường bị đổi tên thành đường Đồng Khởi) chính là khách sạn Majestic Saigon, ngay vị trí trung tâm Thành Phố , nó chính là một trong những khách sạn có bề dày lịch sử lâu đời nổi tiếng của Sài Gòn và nó là một khách sạn 5 sao được xây dựng bởi một kiến trúc sư người Pháp nên mang đậm phong cách châu Âu.
Kể từ khi xây dựng cho đến nay, khách sạn Majestic Saigon đã trải qua rất nhiều sự thay đổi và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của Sài Gòn. Tuổi đời của khách sạn Majestic Saigon đã hơn một thế kỷ, nó không đơn thuần là một khách sạn rộng lớn với lối kiến trúc cổ điển Pháp, mà nó còn là biểu tượng cho sự xa hoa và tráng lệ của người Sài Gòn thời xưa. Đến tận bây giờ, Majestic Saigon vẫn giữ được nét đẹp lộng lẫy và sang trọng như ngày nào và nó mãi là niềm tự hào của rất nhiều người Sài Gòn.
Vào năm 1952, có một người đàn ông Hoa Kiều đã bỏ ra một số tiền lớn để xây dựng một khách sạn mang tên là Majestic Saigon với 3 tầng lầu cùng 44 phòng ngủ, nằm ngay góc giao lộ Catinat và Quai le Myre de Vilers (nay chính là đoạn đường Đồng Khởi và Tôn Đức Thắng). Khách sạn được xây dựng theo lối kiến trúc hiện đại nhưng pha lẫn thêm chút cổ kính rất bắt mắt. Và người đàn ông ấy chính là Hui Bon Hoa hay còn được gọi với cái tên thân mất là chú Hỏa – là một đại phú hào Hoa Kiều, giàu có bậc nhất Sài Thành thời bấy giờ, khởi nguồn từ ngành bán đồng nát nhưng sau đó lại thành thương gia nổi tiếng, sự giàu có của ông gắn liền với nhiều giai thoại bí ẩn và tên của ông cũng gắn nhiều với công trình kiến trúc đồ sộ như Bảo tàng Mỹ thuật, Bệnh viện Từ Dũ, chợ Bình Tây,….
Đến năm 1948, ông Hỏa đã bàn giao quyền điều hành của Majestic Saigon cho Sở Du Lịch và Triễn lãm Đông Dương (The Indochina & Exhibition Department) do một người đàn ông Pháp tên là Franchini Mathieu quản lý. Mọi hoạt động của khách sạn đều bình ổn cho đến năm 1954 – sau khi Hiệp định Genève được ký kết thành công, Ủy hội Quốc tế giám sát quyết định đình chiến tại Việt Nam đã đặt phòng khách sạn nghỉ ngơi lại Majestic Saigon. Ngày 20/7/1955, đúng vào ngày tròn một năm Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc, một cuộc biểu tình lớn đã diễn ra ngay trước cổng khách sạn Majestic để phản đối cũng như chống đối Ủy hội, nhiều thành phần kích động còn bạo động và châm lửa đốt phá khách sạn. Kết quả của cuộc biểu tình, không chỉ văn phòng Ủy hội mà ngay cả khách sạn Majestic Saigon cũng bị thiệt hại nặng nề. Sau đó chính là một thời kỳ dài phục chế và đi vào hoạt động bình thường.
Khách sạn Rioters Sack. Sài Gòn: Những người nổi loạn tham gia cuộc biểu tình bạo động chống châu Âu ngày 21 tháng 7, trên làn sóng thủ đô Đông Dương, cờ Nam Việt Nam trong cuộc cướp phá khách sạn Majestic, nơi bị phá hoại nghiêm trọng. Hai người thiệt mạng và 50 người bị thương trong cuộc bạo loạn.
Mãi đến năm 1965, Majestic Saigon lại một lần nữa “đổi chủ” khi bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa chuyển giao cho Nha Du lịch và Tổng cục Phát triển Du lịch. Trong thời điểm đó, khách sạn được mở rộng thêm với 2 tầng cùng một phòng họp kiểu mẫu theo tiêu chuẩn của quốc tế và một nhà hàng rộng lớn theo đúng bản phác thảo của một kỹ sư người Việt có tên là Ngô Viết Thụ. Cũng từ đây mà Majestic Saigon được đổi tên thành “Khách sạn Hoàn Mỹ” như thay một chiếc áo mới và có một “tờ khai sinh” mới.
Nằm ở vị trung tâm Thành Phố, nếu trong thời bình thì đây chính là một lợi thế kinh tế tuyệt vời những nghiệt ngã thay khi Majestic Saigon lại huy hoàng trong thời kỳ nước ta bị đánh chiếm nên không thể nào tránh khỏi những thiệt hại không mong muốn. Điển hình là 26/4/1975, khách sạn Majestic Saigon lại bị trúng lựu đạn của quân ta (hay Mỹ và chính quyền VNCH vẫn gọi là Việt Cộng).
Sau khi đất nước giành được nền độc lập, Majestic Saigon lại tiếp tục bị đổi tên thành “Khách sạn Cửu Long”, nhưng trên giấy tờ thì vẫn giữ tên giao dịch là Majestic và nằm dưới quyền quản lý của Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng có lẽ do lối kiến trúc hiện đại của Pháp đã không còn phù hợp nên đến năm 1994, Majestic đã được tu sửa theo lối kiến trúc của châu Âu vào thời kỳ Phục hưng, cộng thêm đó là nhiều hạng mục hiện đại được bổ sung thêm để tăng thu hút khách hàng như quầy bar, phòng họp quốc tế,…Năm 1997, Majestic Saigon chính thức được Tổng cục Du lịch công nhận là “khách sạn 4 sao” đặt tiêu chuẩn quốc tế.
Tận đến năm 2003, Majestic lại tiếp tục được “nâng cấp” lên thành 8 tầng và mở rộng dần về hướng đường Tôn Đức Thắng. Khoảng 4 năm sau hoạt động thì khách sạn này đã được Tổng cục Du lịch một lần nữa công nhận là khách sạn đạt chuẩn 5 sao quốc tế và đây cũng là khách sạn 5 sao đầu tiên do người Việt đầu tư, quản lý và điều hành.
Vào tháng 7 năm 2011, khách sạn Majestic Saigon được đầu tư mở rộng bởi một công ty có tên là Saigon Tourist với số vốn đầu tư lên tới 1,9 tỷ đô la Mỹ. Theo dự tính kế hoạch sẽ cho xây cất thêm 2 tòa tháp: 24 tầng và 27 tầng trong khoảng thời gian 3 năm. Khu phức mới sẽ có tổng cộng 538 phòng trong đó chiếm hơn một nửa là phòng khách sạn (khoảng 353 phòng).
Cùng chiêm nghiệm lại vẻ đẹp nguy nga của khách sạn Majestic Saigon qua nhiều thời kỳ:
30/04/1975, Sài Gòn, Nam Việt Nam — Sài Gòn, Việt Nam: Người lính cộng sản chơi guitar trên bậc thềm của khách sạn Majestic trên sông Sài Gòn trong khi một người khác trình diễn súng phòng không cho người xem. — Hình ảnh của © Bettmann / CORBIS
Ngày 10 tháng 5 năm 1968, Sài Gòn, Nam Việt Nam — Ở đây là một khu vực của Sài Gòn bao gồm khu vực bến tàu và khách sạn Majestic. — Hình ảnh của © Bettmann / CORBIS
- Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Căn nhà màu tím” của nhạc sĩ Hoài Linh
- Nhạc phẩm Áo Tím Ngày Xưa (Mạnh Phát, Lan Đài)
- Phi Nhung từng lo sợ sự xuất hiện của Như Quỳnh sẽ khiến mình “coi như xong rồi”
- Nhạc sĩ Trúc Phương – “Ông Hoàng Nhạc Bolero” và ca khúc “Thư Gửi Người Miền Xa” ( Viết Thư Tình)
- Bộ sưu tập những bức ảnh tiền xưa của Việt Nam – Phần 2: Tiền Việt Nam Cộng Hòa thập niên 60-70