Ngắm nhìn “hòn ngọc Viễn Đông” Sài Gòn và Chợ Lớn vào đầu thế kỷ XX

Đăng ngày 06/09/2024

Sài Gòn và những phụ cận vào đầu thế kỷ XX luôn mang đến cho chúng ta những điều bất ngờ lý thú, những bức ảnh xưa cho ta biết về một Sài Gon trù phú và giàu có cả kinh tế lẫn văn hóa từ hơn 100 năm trước. Ở đó có rất nhiều điều mới lạ với con đường “lạ quen”, những chùa chiền từ thành phố đến nông thôn, những bến cảng tấp nập, các nhà thờ thiết kế đồ sộ, những tàu thuyền neo đậu trên sông Sài Gòn, những con phố Tàu – Tây thanh lịch và nhộn nhịp, nhà máy, xưởng đóng tàu, tuyến đường sắt,….đều là những công trình kiến trúc tuyệt đẹp ở Sài Gòn – Chợ Lớn.

Một góc phố thuộc khu vực Chợ Lớn – Trong hình là ngã ba đường Trần Hưng Đạo và đường Phạm Đôn.Ngắm 'hòn ngọc Viễn Đông' Sài Gòn đầu thế kỷ 20 qua những bức ảnh quý -  Trần Quí Thanh

Chiếc xe thổ mộ đang di chuyển trên đoạn ngã ba Trần Hưng Đạo – Phạm Đô

Bến Mỹ Tho, trước năm 1975 thì đây được gọi là Bến Lê Quang Liêm, nhưng sau đó đã được lấp lại và tạo thành đường Võ Văn Kiệt (hay còn gọi là Đại lộ Đông Tây như ngày nay.

Một góc chụp khác của Bến Mỹ Th ở thời điểm khác, bởi lúc này đã có sự xuất hiện của đường ray xe lửa.

Trong hình là Cầu Malabars – Đây là cây cầu nằm thẳng phía trước đường Mạc Cửu, nối Bến Bình Đông bên trái với Bến Lê Quang Liêm bên phải hình (Thời Pháp thuộc Bến Lê Quang Liêm được gọi là Quai de Mytho, sau năm 1975 thì đổi thành bến Trần Văn Kiểu và cuối cùng bị lấp tạo thành Đại lộ Đông Tây hay là đường Võ Văn Kiệt ngày nay).

Quai de Mytho – Bến Mỹ Tho, cạnh cầu kinh Vạn Kiếp và dốc lên cầu Malabars

Chợ Cá phía trước Chợ Cũ, nằm ngay giữa đường Tổng Đốc Phương (nay là đường Châu Văn Liêm). Đây là hai trong số các ngôi chợ xưa nhất của Chợ Lớn, trước khi có Chợ Bình Tây tức Chợ Mới.

Chùa Bà Thiên Hậu hay còn gọi là chùa Bà Chợ Lớn là một ngôi miếu thờ Thiên Hậu Thánh mẫu tọa ở đường Nguyễn Trãi ngày nay. Chùa nằm trong khu trung tâm của những người Hoa đầu tiên đến tạo lập nên Chợ Lớn sau này.  Được xây dựng khoảng 1760 và qua nhiều lần trùng tu trở thành một trong những nơi thờ tự cổ nhất của người Hoa đã gây dựng trên đất Đề Ngạn xưa.

Cửa hàng bán lu, hũ sành ở “Low Road” (đường Bến Lê Quang Liêm, nay là đường Võ Văn Kiệt) ở khu vực Chợ LớnNgắm 'hòn ngọc Viễn Đông' Sài Gòn đầu thế kỷ 20 qua những bức ảnh quý

Tiệm bán nước mắm ở “Low Road” (Route Basse) ở Chợ Lớn.

Một nhà máy xay lúa với thợ đang giã gạo theo cách thủ công

Những người công nhân đang gánh trấu lên thuyền.

Phía xa là cây cầu bắc qua con rạch Lò Gốm ở khu Chợ Lớn. Con kinh chảy xuyên qua trung tâm Chợ Lớn, sau này lấp đi thành đường Hải Thượng Lãn Ông ngày nay.

Kinh Hàng Bàng nhìn từ cầu Palikao, phía xa là cầu Ba Cẳng. Trong hình này chưa có cầu Gò Công, là cây cầu sắt bộ hành ở đầu đường Gò Công.

Chợ Lớn mới tức chợ Bình Tây, ngôi c tuổi đời lớn nhất Thành phố. Chợ này do một thương gia người Hoa là Quách Đàm (còn gọi là Thông Hiệp) bỏ tiền ra xây dựng vào năm 1928 rồi tặng cho chính quyền thành phố lúc bấy giờ, khánh thành năm 1930. Đổi lại, ông chỉ xin xây dựng thêm mấy dãy nhà phố xung quanh chợ và đặt tượng mình giữa chợ khi mất.

Nhà ông Tổng đốc Phương trên đường cổng Đốc Phương, nay là đường Châu Văn Liêm.

Nhà Tổng Đốc Phương. Tổng Đốc Phương, tên thật là Đỗ Hữu Phương, là một cộng sự đắc lực của thực dân Pháp. Trong thời kỳ đầu quân Pháp đến chiếm đóng Việt Nam, trong dân gian có câu: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định”. Căn cứ theo lời truyền này, thì ông được xếp ở vị trí thứ hai trong số bốn người giàu có nhất Nam Kỳ buổi ấy.Người Pháp biến Sài Gòn thành "Hòn ngọc Viễn Đông" ra sao? - Tuổi Trẻ Online

Không ảnh tổng thể khu vực Chợ Lớn. Chợ Lớn là tên của khu vực đông người Hoa sinh sống nằm ven kênh Tàu Hủ trải dài trên địa bàn Quận 5 và Quận 6, về phía nam tới Quận 8 và về phía bắc tới Quận 10 và Quận 11 ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trước kia, khu vực này là một thành phố riêng biệt với Sài Gòn, gọi là thành phố Chợ Lớn. Phải đến tận năm 1931 thì mới được sát nhập lại tạo thành Khu Sài Gòn – Chợ Lớn.

Xe lửa Sài Gòn – Chợ Lớn trên Đại lộ Charner. Tòa nhà 2 tầng trong ảnh là sở Thuế Quan.

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *