Hoài niệm về bút viết ngày xưa – Bút viết lá tre lá mít cùng những buổi cọp dê

Đăng ngày 20/07/2024

Ngày xưa đi học còn nhiều thiếu thốn không như bọn trẻ bây giờ đầy đủ mọi thứ. Từ lớp Năm đến lớp Nhì phải dùng bút chấm mực được làm thủ công, ngòi sắt chấm mực từng nét viết chưa đủ tốt nên khi viết rất dễ bị lem ra giấy. Ngòi viết thuở đó có nhiều cái tên gọi rất vui như lá tre, lá mít. Đặc biệt trong các loại bút lại có cây viết Rong được dùng chỉ để ghi ngày tháng tựa bài cho trang trọng đẹp mắt.

Bút lá tre là dạng bút dùng để luyện chữ dành cho trẻ nhỏ tương tự như một loại bút máy được gắn thêm ruột bơm. Loại bút này sử dụng ngòi lá tre tạo nên các đường nét dầy mỏng theo độ ấn tay của người viết nên mang lại hiệu quả bất ngời trong quá trình luyện chữ cho những “cậu bé” học trò.

MỘT CHÚT HOÀI NIỆM VỀ BÚT VIẾT HỌC TRÒ NGÀY XƯA | Cựu SV 2 Khóa LƯƠNG VĂN CAN (69-73) & HUỲNH THÚC KHÁNG (70-74) - ĐHSP HUẾ

So với bút lá tre ngày xưa, bút lá tre ngày nay được tận hưởng nhiều công nghệ tiên tiến hơn nên được thiết kế hoàn hảo hơn, đẹp hơn. Ngày đó các nhà sản xuất bút đều khuyên người dùng không được nên sử dụng mực ngoài vì sợ mực kém chất lượng có cặn hoặc dễ khô cặn làm bút bị tắc mực, hoen gỉ hoặc có thể nặng hơn là hư bút.

Hình ảnh những cậu bé học trò một tay cắp cặp một tay cầm theo lọ mực tung tăng tới trường lỡ không may mực vùng lên văng đầy người và quần áo trong thật tội nghiệp. Trong cặp tôi lúc nào cũng có ít nhất một cán viết và ngòi để dự phòng những lúc lỡ như bút có rơi xuống nền bị tòe ngòi thì còn có cái mà thay thế.

Trên bàn học, lọ mực luôn được để ngay ngắn một góc trước tay phải hoặc tay thuận cầm viết để tiện cho việc chấm mực. Cứ viết được một đến hai chữ thì lại chấm mực một lần rồi lại viết tiếp. Ngòi bút được làm bằng sắt hoặc đồng tùy theo loại khác nhau. Có những chữ đang viết giở thì hết mực lại phải chấm rồi viết tiếp nên nhiều khi nét cuối của chữ lại thành nét đậm.

Đôi khi lóng ngóng làm đổ bình mực lỏng dễ dàng lan rả cả bàn lan ngay vào cuốn vở và nhiều khi còn bắn lên cả quần áo, âu cũng là kỷ niệm của tuổi học trò.

Ngòi viết khó rèn cho những cô cậu học sinh đức tính cẩn thận nắn nót. Viết chậm từng chữ làm sao để chữ đẹp nhất mực không bị lem ra vở hay lem ra quần áo tay chân…. nhìn lúc nào cũng gọn gàng sạch sẽ.

Mực được bày bán trong các tiệm tạp hóa với những cục mực khô nho nhỏ hay mực đã được pha sẵn nước. Tuổi học trò nghịch nghợm đôi khi lấy trái mồng tơi dập nát lấy nước màu của mồng tơi thay mực rồi viết thử để rồi mực mồng tơi lem ra cả giấy hỏng hết cả trang vở nhưng thật thú vị. Nhớ lại hồi đó vẫn còn cười tủm tỉm.

Phân thân bút được làm bằng gỗ được chết tạo với đầy đủ các kích thước màu sắc cho phù hợp với lứa tuổi học sinh. Ngòi bút được làm bằng sắt hoặc đồng xưa thường được gọi là ngòi viết lá tre với hình thủ nhỏ, mỏng manh, cong cong và có rảnh ở giữa để dẫn mực viết.

Ngày nay, học sinh được trang bị đầy đủ bút hiện đại không còn nhớ đến mực viết là gì, chỉ cần cầm cay bút bi nhỏ nhẹ đã có sẵn mực trong đó đi học. Không còn bóng dáng của cây bút máy, bút lá tre hay hộp mực trên bàn học nữa.

Thuở đó, đứa nào đứa này đều bị chai sẵn phía trong ngón tay giữa cạnh ngòi bút đã hằn sau trong thời gian dài học trong lớp. Bút viết từng chữ nên phải viết chậm, học sinh thời đó để viết được một trang giấy đẹp là cả một quá trình cực khổ, ấy vậy mà bao nhiêu con người tài giỏi được rèn luyện ra từ đó.

Lịch sử cây bút viết từ 3500 năm trước cho đến nay

Ngày đó luôn được thầy cô dạy nét chữ là nét người, luyện viết làm sao cho con chữ nó phải tròn đẹp, vở phải sạch sẽ gọn gàng. Sang lớp Nhất, thầy cô giáo giảng bài nhanh hơn, kiến thức nhiều hơn nên bút máy được mang ra sử dụng thay thế cho bút lá tre để có thể viết kịp bài.

Bút viết máy có ruột bên trong để chứa mức nên không cần phải chấm rồi viết như bút lá tre. Đây là dòng bút máy tiện lợi được sử dụng nhiều hồi đó, cho đến nay vẫn còn nhiều hãng sản xuất nhưng chủ yếu sản xuất bút cho các doanh nhân sử dụng. Mực bút máy phải sử dụng lọ mực bán sẵn không sử dụng các loại mực tự pha để tránh mực bị đóng cặn trong ngòi làm nghẹt ngòi. Ngày đó đứa nào cũng có cây ρilot thân xanh, nắρ vàng hay ᴄây ρaker thân đen nắρ trắng là “oáᴄh” vô ᴄùng.

Với bút viết lá tre ngày xưa, bài vở của học trò luôn được cô thầy cho điểm cao. Khi được hỏi vì sao thì những người lớn đều trả lời nhờ vào viết lá tre. Thuở đó cứ nghĩ là câu động viên giúp chúng ta cùng cố gắng trong những thời điểm còn khó khăn.

Ấy vậy mà thực ra không phải là câu động viên, bút viết lá tre ngày xưa viết chữ rất đẹp, không hiểu vì sao có thể do bút làm ta trở nên cẩn thận, nắn nót nên từng chữ viết ra đều trở nên đẹp hơn so với những cây bút thường.

Phần mũi mỗi cây bút viết lá tre, lá mít, rong ngày xưa  đều có độ nhám để tạo lực bám không trơn trượt như bút bi ngày nay. Còn nhận xét về độ sắc nét trong chữ viết thì rõ ràng các cây viết máy ngày nay không có cửa để so sánh với cây viết lá ngày xưa.

Tuy nhiên, để sử dụng cây bút lá tre, lá mít đòi hỏi người sử dụng phải hết sức khéo léo, tỉ mỉ từng chút và cần thêm một chút nhẫn nại

Khi sử dụng viết lá tre, chúng ta có thể thoải mái điều chỉnh từng nét mực dày mỏng khác nhau theo chữ viết hoặc theo sở thích của mình. Đây cũng là điểm khác biệt tạo nên thế mạnh riêng của bút lá tre so với

Bút máy Trường Sơn ngày ấy những cây viết khác.

Viết trên bút lá tre đôi khi có chút bất tiện nhưng cũng nhờ đó mà “trẻ nhỏ” ngày đó có những đức tính cẩn trọng, nhẫn nại và khéo léo.

Sau này khi trả qua nhiều lần cải tiến bút viết lá tre đã khắc phục được hoàn toàn những hạn chế trên nên hầu như bút đã thích ứng được các loại mực có sẵn ở trên thị trường khiến cho người sử dụng dễ dàng tiếp cận với mực hơn.

Cải tiến luôn luôn giúp sản phẩm trở nên tốt hơn khắc phục được những yếu điểm trước kia nhưng giữ lại những nết đẹp thuở ban đầu lại là một điều đáng quý. Đối với nhiều người, bút viết lá tre như cả một bầu trời ký ức thuở học trò, mời quý vị cùng xem lại những bức hình bút viết và học trò ngày xưa.