Hồ Con Rùa hiện nay là một địa điểm ăn uống vui chơi nổi tiếng ở Sài Thành. Tọa lạc tại quận 3, là điểm giao nhau giữa các đường Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch, Trần Cao Vân. Khi đi ngang qua nơi này, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy một hồ nước nhân tạo có hình bát giác với một cột cao chĩa lên trời xòe ra như hình bông hoa. Có giai thoại nói rằng vị trí hồ Con Rùa là đuôi rồng với cột cao vốn dĩ là chiếc đinh ghim xuống trấn yểm long mạch.
Hình chụp từ đường Trần Cao Vân nhìn về Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần)
Hồ Con Rùa – Đài kỷ niệm Viện trợ Quốc tế
Hồ con rùa năm 1969
Hồ con rùa ngày nay
Hồ con rùa tại Sài Gòn chụp vào năm 2011
Chuyện là khi tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu sau khi nhậm chức, chuyển về sống tại dinh Độc Lập đã lập tức mời thầy phong thủy nổi tiếng người Hoa đến xem thế đất tại nơi này. Thầy sau khi xem xét một hồi bèn bảo dinh được xây trên long mạch, đầu nằm ở dinh (Vì thế dinh Độc Lập còn được gọi là Phủ Đầu Rồng), còn phần đuôi nằm tại Công trường chiến sĩ. Tuy giữ được chức vụ nhưng đuôi rồng vùng vẫy sẽ khiến sự nghiệp bị lung lay, cần phải trấn yểm đuôi rồng thì mới bảo toàn được sự nghiệp. Nghe vậy, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã cho người xây dựng hồ nước có hình bát quái trận đồ và đặt một con rùa bằng đồng ngay giữa hồ. Đồng thời xây dựng một tháp cao chĩa thẳng lên trời, người ta nói rằng đó là thanh gươm hoặc cây đinh để trấn giữ đuôi rồng vùng vẫy.
Quay ngược thời gian vào năm 1790, hồ Con Rùa là vị trí cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái (thành Quy) được xây dựng theo lệnh của vua Gia Long. Đến đời vua Minh Mạng, sau trận nổi dậy của Lê Văn Khôi, vua Minh Mạng ra lệnh phá thành Bát Quái để xây dựng thành Phụng. Sau này khoảng năm 1859, Pháp chiếm Gia Định. Năm 1878, tại vị trí hồ Con Rùa được người Pháp cho xây dựng một tháp nước để cung cấp nước uống. Năm 1921, tháp nước bị phá hủy. Tại vị trí này, tượng đại 3 binh sĩ bằng đồng được dựng lên bởi người Pháp nhằm thể hiện rằng Pháp đã làm chủ được Đông Dương. Vì nơi đây có tượng 3 binh lính nên mọi người gọi nơi này là “Công trường ba hình”. Tồn tại không được bao lâu, đến năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã phá hủy 3 bức tượng này, ở đây chỉ còn lại hồ nước. Công trường đổi tên thành “Công trường chiến sĩ”. Theo một số tài liệu thì hồ Con Rùa được xây dựng khoảng năm 1965 – 1967, đó là khoảng thời gian khi tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhậm chức. Đến năm 1970 – 1974, hồ được trùng tu với việc dựng thêm cột bê-tông có dạng 5 bàn tay xòe ra. Vậy nên khi nhìn vào, chúng ta sẽ thấy cột cao ấy giống như bông hoa vậy. Khoảng năm 1976, tấm bia bị phá vỡ, bức tượng rùa bằng đồng cũng không còn. Tuy nhiên mọi người vẫn quen gọi là hồ Con Rùa thay vì cái tên Công trường Quốc tế.
- “Tiếng Sông Hương” – Nhạc khúc u buồn cho miền Trung nghèo khó
- Y Vân – Người viết hộ nỗi lòng của người con xa xứ trong nhạc phẩm “Nhạt Nắng”
- “Xuân Nghệ Sĩ Hạnh khúc” – Mỗi ý thơ tạo nên một vẻ đẹp của mùa Xuân
- Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ, nhạc công Huỳnh Anh (1932 – 2013)
- Nhà văn Nhật Tiến – Linh hồn không thể thiếu của tuần báo thiếu nhi xưa