Hình ảnh quý về Quảng Triệu Hội Quán – Nơi giao lưu của người Hoa tại Sài Gòn xưa

Khác với các hội quán cổ khác, Quảng Triệu hội quán không nằm ở khu vực Chợ Lớn mà lại nằm ở trung tâm quận 1, Sài Gòn hiện nay. Tọa lạc ở số 122 Võ Văn Kiệt, phường Nguyễn thái Bình, quận 1. Vị trí của hội quán này trước kia là bến Chương Dương nên mọi người gọi đây là chùa Bà bến Chương Dương. Ngoài ra nơi này được gọi là miếu Thiên Hậu vì vị thần được thờ ở hội quán Quảng Triệu là Thiên Hậu Thánh Mẫu. Hội quán nằm ở vị trí đắc địa nên đã từng là nơi được rất nhiều người Hoa gốc hai phủ Quảng Châu và Triệu Khánh (gọi tắt là Quảng Triệu) tại Trung Quốc đến đây để hội họp, giao lưu và gặp gỡ. Sau này khi hội quán không hoạt động nữa nên mọi người gọi là miếu Thiên Hậu.

Chùa Bà Thiên Hậu (Hội quán Quảng Triệu) ở 122 Võ Văn Kiệt, P. Nguyễn Thái Bình, Q1
Chùa Bà – Quảng Triệu Hội Quán, đường Bến Chương Dương, gần cầu Ông Lãnh – Hình chụp năm 1890
Quảng Triệu hội quán nhìn từ bên ngoài
Bao quát Quảng Triệu hội quán
Chùa Bà (Cầu Ông Lãnh) – Quảng Triệu Hội Quán – Hỉnh ảnh xưa và nay
Chùa Bà Thiên Hậu (Hội quán Quảng Triệu) tại địa chỉ 122 Võ Văn Kiệt, P. Nguyễn Thái Bình, Q1

Sở dĩ Thiên Hậu Thánh Mẫu được người dân thờ tụng như vậy vì biết ơn vị thần biển này đã giúp đỡ những ngư dân thoát khỏi những tai ương gây ra bởi những cơn sóng dữ ngoài biển khơi. Nhờ vậy mà ngư dân mới có thể bình an mà sinh sống, làm ăn ở vùng biển. Có người nói rằng những lần đi biển gặp chuyện không may đều được một vị nữ thần cứu giúp, nhờ vậy mà tai qua nạn khỏi. Vậy nên trước mỗi lần ra biển thì mọi người và nhất là người Hoa sẽ đến Quảng Triệu hội quán để cúng bái, xin Thiên Hậu Thánh Mẫu phù hộ, che chở.

Với phong cách Quảng Đông, những mái nhà của Quảng Triệu hội quán thẳng tắp liền nhau, phần phía trên có uốn lượn sóng và phần đỉnh có tượng 2 con rồng đối diện nhau. Ở bên ngoài sân hội quán có bức phù điêu được điêu khắc tỉ mỉ vì người điêu khắc sử dụng búa và đục chạm khắc thành các hoa văn trang trí. 

Thợ điêu khắc sử dụng búa và đục chạm khắc thành các hoa văn trang trí

Ở giữa sân là bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Khi tiến vào bên trong chính điện sẽ thấy trung tâm là bàn thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Nhìn sang hai bên là bàn thờ Long Mẫu Nương Nương và Kim Hoa Nương Nương, đây là các vị thần phù hộ việc sinh sản, là nơi mọi người đến để cầu nguyện con cái. Xung quanh còn có các bàn thờ Thiên Phủ Địa Mẫu, Văn Vương Bắc Đế,…

Giữa sân của Quảng Triệu hội quán có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát

Tiếp đó, khi nhìn lên trần nhà, ta sẽ thấy rất nhiều nhang vòng. Những ai cần cầu nguyện điều gì sẽ ghi giấy và dán vào nhang vào treo lên với hy vọng điều ấy sẽ được Thiên Hậu Thánh Mẫu chứng giám.

Nếu ai đó cần cầu nguyện điều gì sẽ ghi giấy và dán vào nhang vào treo lên với hy vọng điều ấy sẽ được Thiên Hậu Thánh Mẫu chứng giám
Nhang vòng được mọi người treo lên trong miếu Thiên Hậu

Ở đây mọi người có thể đến để cúng bái vào ngày vía Bà hoặc các ngày lễ khác như Tết Nguyên Đán, Tết Trung thu,… và cả những ngày vía của các thần trong điện. Với những giá trị tinh thần mà nơi này đem lại cho mọi người cùng lối kiến trúc đặc biệt, Quảng Triệu hội quán được ghi nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia của Việt Nam.

Hội quán Quảng Triệu được công nhận là di tích nghệ thuật Quốc gia
(Quảng Triệu Hội Quán ở Bến Chương Dương (nay là ĐL Võ Văn Kiệt), gần cầu Ông Lãnh (Không phải ở Cholon như ghi trên postcard)
Nhà hát Annam – Nơi ngày nay là Chùa Bà chợ Cầu Ông Lãnh
Chùa Bà Thiên Hậu trên Bến Chương Dương
Chùa Bà Thiên Hậu (Quảng Triệu Hội Quán) trên Bến Chương Dương (gần đầu đường Yersin, đối diện nhà lồng chợ Cầu Ông Lãnh) năm 1938
Chùa Bà Thiên Hậu
Bên phải hình là Chùa Bà Thiên Hậu trên Bến Chương Dương ngày nay
Chùa Bà – Quảng Triệu Hội Quán, đường Bến Chương Dương, gần cầu Ông Lãnh
Chùa Bà – Cầu Ông Lãnh – Quảng Triệu Hội Quán
Hình ảnh chùa bà Thiên Hậu năm 1928 và 1938
Chùa Bà Thiên Hậu trên Bến Chương Dương, gần cầu Ông Lãnh (Quảng Triệu Hội Quán)
Chùa Bà trên Bến Chương Dương
Đường Bến Chương Dương, bên trái là Chùa Bà Thiên Hậu (Quảng Triệu Hội Quán) gần chợ Cầu Ông Lãnh – Sài Gòn 1928
Nhà hát Annam tại vị trí Chùa Bà Thiên Hậu trên Bến Chương Dương, gần cầu Ông Lãnh
Quảng Triệu hội quán (Chùa Bà Chợ Cầu Ông Lãnh)
Quảng Triệu Hội Quán (Chùa Bà Chợ Cầu Ông Lãnh), trên Bến Chương Dương,
Quảng Triệu Hội Quán (Chùa Bà, số 122 đường Bến Chương Dương)
Vị trí xây Quảng Triệu Hội quán – Không ảnh Sài Gòn năm 1955
Chùa Bà Thiên Hậu trên Bến Chương Dương, gần cầu Ông Lãnh
5/5 - (1 bình chọn)

Viết một bình luận