Hiếu Chiêu Hoàng Hậu – Xót xa lắm hình ảnh ngôi lăng mộ của Bà Chúa từng một thời được ca từng ở Đàng Trong, lại trở nên hoang tàn không người chăm nom

Từ một cô gái hái dâu….đến Quý Phi với nhiều danh vọng

Hiếu Chiêu Hoàng Hậu (1601 – 12/07/1661) hay còn gọi là Đoàn Quý Phi hoặc Trinh Thục Tĩnh Huệ Phi là Chánh phi của chúa Nguyễn Phúc Lan và là mẹ ruột của chúa Nguyễn Phúc Tần (chúa Nguyễn Thái Tông hay còn gọi là chúa Hiền – vị chúa Nguyễn đời thứ tư của chính quyền Đàng Trong ghi nhận trong lịch sử Việt Nam).

Bà xuất thân là một cô thôn nữ xinh đẹp và có nét đôn hậu, hiền lành với chuyên nghề trồng dâu nuôi tằm, kiêm cả ươm tơ và dệt lụa ở làng Chiêm Sơn, thuộc Tân Dân, tống Mông lĩnh, huyện Diên Khánh, phủ Điện Bàn, dinh Quảng Nam (ngày nay là làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam). Bà tên đầy đủ là Đoàn Thị Ngọc vốn là con gái thứ ba của Thạch Quận Công Đoàn Công Nhạn và phu nhân Võ Thị Thành. Thừa hưởng những ưu việt của cha mẹ, nên bà Đoàn Thị Ngọc rất thông minh và xinh đẹp ít người sánh được. Cuộc đời của một cái gái trồng dâu đã có một giai thoại nên thơ với vị vua triều Nguyễn và được lưu truyền vào truyền thuyết của dân gian, ghi nhận vào sử sách triều Nguyễn.

Theo ghi chép của Đại Nam liệt truyện tiền biên của Quốc sử quán triều Nguyễn, tương truyền rằng: Vào một đêm trăng thanh gió mát, chúa thượng Nguyễn Phúc Lan thuở đó vẫn chỉ là một thế tử tiền triều theo cha là chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên dạo chơi trên con thuyền trôi của sông Thu Bồn ở đất dinh trấn Quảng Nam (dinh trấn Thanh Liêm, ngày nay là làng Thanh Liêm). Khi con nước êm nhẹ trôi trôi đưa con thuyền xuôi ngang làng Chiêm Sơn, tại nơi đây, vị thế tử đương triều đã nghe thấy một giọng hát ngọt vang vọng bên bờ nương dâu:

“Tai nghe Chúa ngự thuyền rồng

Thiếp thương phận thiếp má hồng nắng mưa…”

Một lúc lại một lúc hát tiếp: 

“Thuyền rồng Chúa ngự nơi đâu,

Thiếp thương phận thiếp hái dâu một mình…!”

Giọng hát ngọt ngào giữa đêm hôm thanh vắng làm vực dậy cả một khoảng trời đêm, làm rung động biết bao trái tim người nghe và cũng làm xuyến xao tâm hồn chàng thế tử trẻ. Cuộc hạnh ngộ do bàn tay sắp đặt của Ông Tơ Bà Nguyệt đã cho hai con người ấy gặp nhau bằng một giọng hát lướt qua. Chàng đã nhất quyết tìm được và hỏi ra mới biết nàng là con gái thứ ba của Thạch Quận Công.

Hai năm sau đó, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên cho phép Nhân lộc hầu Nguyễn Phúc Lan sánh duyên cùng Đoàn Thị Ngọc. Khi Nguyễn Phúc Lan lên ngôi hoàng đế, tự là Hiếu Chiêu Hoàng đế và phong bà thành Đoàn Quý Phi, sau đó cũng được phong hậu gọi là Hiếu Chiêu Hoàng hậu là mẫu thân thân sinh của chúa Nguyễn Phúc Tần, ngoài ra còn có hai vị hoàng tử và thêm một công chúa. Hoàng tử thứ nhất là Nguyễn Phúc Võ, hoàng tử ba là Nguyễn Phúc Quỳnh yểu mệnh nên qua đời sớm. Còn về phần cô con gái út, được truyền rằng theo hồi cố của các trưởng lão tộc họ Đoàn ở làng Chiêm Sơn, có nhiều tên gọi khác nhau nhưng thường là Nguyễn Phúc Ngọc Dung, do có dị tật bẩm sinh nên được hạ giá cùng Chưởng Cơ tên là Minh, sau đó cũng vì bệnh tật mà qua đời sớm.

Cuối đời, Bà Đoàn Quý Phi lựa chọn rời phủ chúa mà về quê Thanh Liêm đẻ sinh sống cùng con cháu, bà con trên quê hương. Chúa Nguyễn Phúc Lan băng hà, thế tử Nguyễn Phúc Tần kế thừa ngôi vị tức Thái Tông Triết Hoàng đế, lấy tự là chúa Hiền (1648 – 1687). Con trai lên ngôi, bà được truy tôn thành Quốc Thái phu nhân.

Khi Hiếu Chiêu Hoàng Hậu qua đời ở dinh trấn Thanh Liêm, chúa Hiền đã xây cho bà một lăng mộ đặt ở quê hương làng Chiêm Sơn. Ngoài ra, chúa Hiền còn xây dựng thêm một nhà thờ Đức Bà ngay bên bờ sông Sài Thị Giang.

Năm Canh Thìn 1680, một trận lụt lớn của Sài Thị Giang xảy ra, vào thời Lê Huy Tông tức năm Thái Tông Nguyễn Phúc Tần thứ 32 đã gây ra xoáy lở ngay giữa làng Đông Yên cắt đôi khu vực này thành hai phần Đông Yên Tây và Đông Yên Đông. Không chỉ thế, nhà thờ Đức Bà cũng chịu chung số phận hủy hoại nghiêm trọng sau trận đại hồng thủy. Năm 1744, Nguyễn Thế Tông xưng vương, thế tôn Hiếu Võ Hoàng đế tức là Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát đã truy thụy cho Thần tông Hoàng đế Nguyễn Phúc Lan và truy thụy Hiếu Chiêu Hoàng hậu thành Trinh Thục Tĩnh Huệ Phi, về sau lại thêm hai chữ Mẫn Duệ thành Trinh Thục Tĩnh Huệ Phi Mẫn Duệ. Đến năm Gia Long thứ 5 (1806) tức Thế Tổ Cao hoàng đế đã một lần nữa truy tôn Bà Chúa Tằm Tang Đoàn Thị Ngọc thành Trinh Thục Từ Tình Mẫu Duệ Huệ Kính Hiếu Chiêu Hoàng Hậu.

Lúc sinh thời, Hiếu Chiêu Hoàng hậu vẫn rất yêu thích ngành nghề trồng dâu – nuôi tằm – ươm tơ – ươm tơ – dệt lụa nên trong một dịp quay trở lại thăm nom quê nhà ở làng Chiêm Sơn cùng con trai Dũng lễ hầu Nguyễn Phúc Tần, bà đã góp chút sức của mình vào việc khuyến khích người dân nơi đây tiếp tục nghề dệt lụa và mong cầu nó phát triển mạnh mẽ như hồi thế kỷ XVII – Thuở đó, Hội An vẫn là một cảng thị Faifo sầm uất và đông đúc người qua lại. Cũng nhờ sự góp sức cùng ủng hộ mà từ cảng Faifo, lụa của Đàng Trong đã theo “con đường tơ lụa trên biển” mà nổi tiếng trên khắp thế giới thời bấy giờ. Cũng từ đây mà dân chúng Quảng Nam thường gọi bà với cái tên đầy kính ngưỡng là Bà Chúa Tằm Tang xứ Quảng.

Dù thân phận tôn quý, nhưng Bà lại không ngại gian khó mà thỉnh thoảng vẫn đi thuyền từ dinh trấn Thanh Liêm và ngược dòng sông Thu Bồn cùng sông Vu Gia để đi đến những nơi làng xã se tơ dệt lụa ở hai bên bờ sông để thăm hỏi, trò chuyện và trao đổi những kinh nghiệm mà Bà được để giúp người dân làm tốt hơn. Cũng nhờ thế mà dần dần hai bên bờ xong đều là hình ảnh xanh mướt của những ruộng dâu, mênh mông và tươi tốt. Khắp xứ Quảng thuở đó, nghề trồng dâu nuôi tằm trở lên phát triển lớn mạnh.

Hàng năm, có rất nhiều tàu thuyền từ các nước như Nhật Bản, Hà Lan, Bồ Đào Nha,…đã đến đây để mua lấy tơ sống và các loại lụa chất lượng. Những mặt hàng lụa của xứ Đàng Trong rất phong phú với các loại lượt (lựa trơn và lụa thưa), sa (loại lụa mỏng và có độ trơn bóng), the (chất lụa nhẹ và sáng lấp lánh), xuyến (loại này khá dày và có màu sáng), nhiễu (cũng là lụa trơn nhưng dày với nhuộm đen), van (những lụa được dệt có hoa văn và đạt chất lượng hàng cực phẩm),…..Trong “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn có ghi: “Ở Quảng Nam, lạu thuế chỉ lấy ở hai phủ Thăng Hoa và Điện Bàn. Phủ Điện Bàn, huyện Phú Châu nộp thuế hai ngàn ba trăm năm mươi tấm…..Lụa Đoan Quận công (sau này là chúa Tiên Nguyễn Hoàng) trước đâu đã lấy cống phú thì rộng một thước, dài ba mươi thước, dày như mắm sợi….” tức là đang ám chỉ loại lụa của xứ Đàng Trong mà do Bà Chúa Tằm Tang khởi nghiệp hưng thịnh ở thế kỷ XVII.

Lăng mộ Đoàn Quý Phi – Hiếu Chiêu Hoàng hậu

Về phần lăng mộ chôn cất Hiếu Chiêu Hoàng Hậu Đoàn Thị Ngọc theo như sách Đại Nam Nhất Thống Chí thì: Vào năm Gia Long thứ năm đã dâng lên tên Vĩnh Diên để phân biệt cùng Lăng mộ của Hiếu Văn Hoàng hậu Mạc Thị Giai “Vĩnh Diễn”. Lăng Vĩnh Diên được gọi là lăng trên còn lăng Vĩnh Diễn là lăng dưới.

Khoảng những năm 1824, vua Minh Mạng đã cho xây dựng thêm ở giữa hai lăng mộ của hai vị Hoàng hậu một ngôi chùa, đây được coi là nơi để thờ tự và cúng bái cho hai vị Hiếu Chiêu Hoàng Hậu Đoàn Thị Ngọc và Hiếu Văn Hoàng hậu Mạc Thị Giai. Ngôi chùa này có tên là Chùa Vĩnh An, hay người dân địa phương nơi đây còn gọi là Chùa Vua hay Chùa Ngự. Dưới thời trị vì của vua nhà Nguyễn, các vua hàng năm đều đến đây để cung yết lăng mộ hai vị Hoàng hậu và ghé vào Chùa Vĩnh An để bái tế tại xã Duy Trinh.

Không chỉ hoàn tất việc mai táng cho mẫu hậu một cách chu toàn, xây nên lăng mộ Vĩnh Diên, mà chúa Hiền còn dựng thêm một Nhà thờ Đức Bà Hiếu Chiêu Hoàng hậu ngay bên cạnh bờ sông Thu Bồn (ngày trước là Sài Thị Giang) ở thôn Đông Giáp, làng Đông Yên, gần sát với Dinh trấn Thanh Liêm (nay thuộc huyện Điện Bàn). Nhưng sau đó đã bị một trận đại hồng thủy đi qua phá hủy, nơi Nhà thờ Đức Bà đã bị nước lũ phá hủy gần như toàn bộ. Không những thế, trận lụt còn gây sạt lở ở nhiều nơi và nặng nhất là trung tâm của làng Đông Yên.

Đến thời Chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ vào khoảng những năm 1730 đã cho xây dựng lại khu Nhà thờ Đức Bà cho Hiếu Chiêu Hoàng Hậu. Vẫn trên mảnh đất của làng Đông Yên xưa nhưng lần này được lùi xa hơn phần bờ của sông Thu Bồn lần đầu. Nhưng đến cuối cùng thì phần tiền sảnh của Nhà thờ vẫn bị tàn phá và gây ra hư hại nghiêm trọng bởi trận sạt lở bờ sông.

Vào cuối năm 1774, khi quân Tây Sơn đã chiếm được vùng xứ Quảng Nam đã cho quân triệt phá hoàn toàn khu Nhà thờ Đức Bà Hiếu Chiêu Hoàng hậu và giật sập Chùa Bảo Châu Sơn Tự ở Trà Kiệu (nơi đây ngày nay thuộc xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) cũng là một công trình do chúa Tiên Nguyễn Hoàng cho phép xây dựng vào năm 1617. Rồi những năm sau, khi đánh thắng được quân Tây Sơn, thống nhất đất nước và lên ngôi hoàng đế năm 1802, vua Gia Long lại lần nữa cho xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà Hoàng Hậu Hiếu Chiêu, lần này Nhà thờ có vẻ khang trang và nguy nga hơn so với lần trước ở khu làng Đông Yên.

Dưới thời của vua Thành Thái, năm Nhâm Thìn 1894, nhà vua đã vô cùng phóng khoáng mà cấp cho 1.000 lạng bạc để xây dựng lại phần hậu tẩm cho Nhà thờ Đức Bà Đoàn Thị Ngọc đã bị xuống cấp nghiêm trọng sau thời gian dài. Qua đến thời của vua Bảo Đại, Nhà thờ Đức Bà Hiếu Chiêu Hoàng Hậu lại tiếp tục được ưu ái để cho trùng tu vào năm 1930.

Sau khi đất nước ta giành thắng lợi toàn cuộc trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ năm 1975, Nhà thờ Đức Bà Hiếu Chiêu Hoàng Hậu đã bị xuống cấp nghiêm trọng do thời gian dài không được chăm sóc và trùng tu nên Hội đồng Gia tộc họ Đoàn ở Quảng Nam đã tiến hành những cuộc vận động quyên góp, kêu gọi bà con thêm chút tài chính để trùng tu lại Nhà thờ và làm cho khu Nhà thờ được khang trang trở lại như ngày trước.

Còn về phần ngôi Chùa Vĩnh An thờ tự hai vị Hoàng hậu đã bị hư hại hoàn toàn từ sau cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 do không có người chăm sóc và cũng không có người có ý định trùng tu nên dần trở nên hoang phế.

Sự hoang phế của lăng mộ Hiếu Chiêu Hoàng Hậu

Là di tích cấp quốc gia nhưng ngôi lăng mộ nơi chôn cất Hiếu Chiêu Hoàng Hậu được đặt tại tả ngạn sông Thu Bồn xứ Quảng vẫn chưa được chính quyền quan tâm một cách thích đáng, nên tình trạng hiện tại của khu di tích cấp quốc gia đang bị xuống cấp một cách trầm trọng. Nó đang đứng trước nguy cơ bị quên lãng và trở thành phế tích trong nay mai.

Theo đó, khu lăng mộ của Bà Chúa Tằm Tang được xây dựng ở khu vực có địa hình đồi núi thấp, vị trí vẫn được xem là đắc địa bởi có mặt tiền hướng ra đồng bằng Chiêm Sơn. Đó là một thảm thực vật xanh mơn mởn, có tấm lưng tựa vào vách núi đã vững chắc. Xung quanh lại được bao bọc bởi ba thành quách hết sức nguy nga và vững chắc. Về phần mộ Bà thì lại nằm cách tường thành bán kính khoảng 10 mét. Vậy nên, để vào được khu vực lăng mộ phải vượt qua tận ba bức tường thành kiên cố.

Khu di tích hiện không có lối vào bởi lối mòn ban đầu đã bị bỏ cây mọc lên che lối, chỉ có chằng chịt không lói đi. Trước cổng sắt của ngôi lăng mộ cũng bị những cây bụi rậm gai góc mọc chắn phía trước, gần như là bít tắc lối đi. Kèm theo đó là hàng loạt những thớ cây mọc nham nhở khắp nơi của lăng Đoàn Quý Phi. Khu di tích gần như trở thành một khu vực bị bỏ hoang, khiến cho du khách lầm tưởng nó là một bãi phế tích nên chẳng ai muốn di chân mà ghé thăm. Cổng sắt cũng bị gỉ dường như đã lâu lắm rồi chưa có người ghé thăm, còn về cánh cổng phụ dù có chìa khóa nhưng hình như đã bị ai đó đập phá nên “có cũng như không”.

Tiến vào bên trong khu lăng mộ thì có thể dễ thấy là ba lớp tường thành đã có dấu hiệu của sự đục phá, nhiều chỗ loang lổ tạo cảm tưởng đây chính là một công trình sắp bị tháo dỡ. Nhìn chung, khu lăng mộ của Hiếu Chiêu Hoàng Hậu đang vô cùng hoang tàn và trống trãi, chẳng có dấu hiệu của sự chăm sóc hay chăm nom vườn tược.

Khu vực này vô tình lại trở thành một nơi tự do không người quản lý, ba lớp trường thành bảo vệ khu lăng mộ vô tình hữu ý bị người xem là hàng rào chắn để biến khu di tích cấp quốc gia trở thành “trại nuôi gia súc”. Có lẽ, đây gần như là mặc định trở thành “nhà” của chúng nên trên những bức tường thành lại thấy những vết rạn nứt trong quá trình “giao tranh” giành đồ ăn.

Đi càng sâu vào gần khu mộ sẽ càng phát hiện ra rằng: cả một khu vực lăng mộ rộng lớn nhưng phần mộ chôn cất Bà Chúa Tằm Tang lại rất khiêm tốn, thậm chí nó chỉ chiếm một diện tích nhỏ trong cái khu vốn rộng lớn nhưng đã bị cây cỏ mọc chắn chặn hết. Nhìn có phần sơ sài và không được nghiêm trang tôn kính, nhưng chun, nhang, hương đèn, bình hoa….nói chung là những vật dùng để thờ tự thì ngổn ngang và vương vãi. Phần đế móng đã có dấu hiệu sụp lở và trơ trọi khi nhô lên những phần lõm đá.

Dưới đây là một số hình ảnh ngôi lăng mộ của Bà Chúa Tằm Tang trước khi được trùng tu:

Công cuộc trùng tu di tích cấp quốc gia

Sau đó, chính quyền tại tỉnh Quảng Nam đã cho tiến hành trùng tu dự án với tổng chi phí ước tính lên đến gần 15 tỷ đồng. Dự án bao gồm các công trình từ xây dựng cổng chào, lối vào từ cổng chính đến khu lăng mộ, bãi đổ xe cho khách tham quan, khu bảo vệ quanh lăng mộ, khu vườn thượng uyển đi thưởng ngoạn, trang trí thêm những đồi ngắm cảnh, hồ sen cảnh quan,….trên tổng diện tích 38.000m2.

Một cán bộ của huyện Du Xuyên đã cung cấp thêm thông tin rằng, trong công trình trùng tu này sẽ cho hoàn thiện các hạ tầng dự tính, lát gạch lại khu vực lăng mộ của Bà Chúa, làm lại khu vực ao hồ trước đây đã từng bị lắp, thêm vào đó là việc mở ra những con đường nội bộ, làm lại khu vực thượng uyển để dễ dàng trong việc cúng viếng, những tường rào cổng ngõ bằng vật liệu đã gỉ sét cũng sẽ được làm lại bằng vật liệu tự nhiên hơn ở khu vực địa phương để hạn chế tình trạng súc vật lân la xâm lấn đi vào khu vực lăng mộ, cũng từ đó mà đảm bảo được sự uy nghiêm của khu mộ Bà. Trước đó, khu di tích lăng mộ Hiếu Chiêu Hoàng Hậu cũng đã trải qua 3 lần trùng tu: năm 1806, năm 1814 và năm 1992. Ngày trước chỉ là một khu lăng mộ được lập nên để người dân nơi đây thờ cúng và biết ơn Đoàn Quý Phi, nhưng sau này vào năm 2005, Lăng mộ được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Mãi đến tháng 8 năm 2011, khu lăng mộ này mới chính thức được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia nên lần nữa được trùng tu lại nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị của khu di tích và cho khách lữ hành được tìm hiểu rõ hơn về văn hóa nơi đây.

Một vài hình ảnh khu lăng mộ của Hiếu Chiêu Hoàng Hậu đang trong quá trình trùng tu và nâng cấp:

Đánh giá post

Viết một bình luận