Giai thoại về tứ đại phú hộ Sài Gòn xưa

Đăng ngày 20/07/2024

Ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX đã xuất hiện 4 vị phú hộ giàu nứt vách đổ tường ai ai cũng biết. Ở thời kỳ đầu khi Pháp chiếm đóng Việt Nam, dân gian họ truyền nhau câu nói: Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa. Phải nói tài sản của 4 vị phú hộ này nhiều đến nổi vua chúa ngày xưa chắc cũng không bằng. 4 vị ấy không chỉ giàu nhất Sài Gòn mà còn giàu nhất Nam Kỳ lục tỉnh và các nước Đông Dương.

Nhắc đến Nam Phương hoàng hậu, hẳn ai cũng ít nhất một lần nghe đến tên hoặc nghe đến giai thoại của bà. Bà sinh ra trong một gia đình quý tộc giàu có, nhưng mấy ai biết được rằng ông ngoại của bà chính là 1 trong 4 đại phú hào giàu có nhất Sài Gòn mà người ta đặt là nhất Sỹ – huyện Sỹ. Tên tuổi của ông đến nay vẫn được ghi lại cùng với công trình nhà thờ Huyện Sỹ. Nhà thờ Huyện Sỹ là một trong những nhà thờ minh chứng cho sự giàu có của ông.Giai thoại về Tứ đại phú hộ Sài Gòn xưa: Thuê hơn 10 người để đếm

Khi trở về nước, ông được chính phủ Nam Kỳ bổ nhiệm làm thông ngôn, sau đó ông trở thành Ủy viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ. Huyện Sỹ xuất thân trong một gia đình bình thường, nhưng sau này, do may mắn mà ông trở thành một trong những người giàu có nhất Sài Gòn nhờ “trúng đất”. Quả thật ông đổi tên là Phát Đạt xong khiến cuộc đời ông trở nên “phát đạt”. Chuyện kể rằng khi dân Pháp đánh chiếm các tỉnh Nam Kỳ, dân chúng tản mác khắp nơi để lại ruộng đất không ai cày cấy, chủ đất thì không dám nhận vì sợ triều đình Huế quy cho tội theo Pháp. Lúc bấy giờ, chính quyền bắt ông Huyện Sỹ phải mua đất. Ông cũng đành bấm bụng chạy đi vay mượn tiền để mua. Vào năm Giáp Thìn 1904, đất Gò Công bị bỏ hoang, ai chịu được cảnh đóng thuế đất thì được làm chủ, mọi người nài ép ông Đạt mua đất. May mắn sao mấy năm liên tiếp ruộng trúng mùa, cuộc đời ông phất lên như diều gặp gió. Sau khi đổi đời, ông để treo câu đối trong nhà:

“Cần dữ kiệm, trị gia thượng sách

Nhẫn nhi hòa, xử thế lương đồ”

Ý nghĩa của câu đối là phép trị gia tốt nhất là cần kiệm, phép xử thế phải nhẫn nhịn.

Sau khi giàu có, ông dùng tiền bạc để xây nhà thờ bởi vì ông là người theo đạo công giáo. Nhà thờ mà ông dùng tiền của để xây vẫn còn được lưu giữ đến ngày hôm nay. Nổi bật là có nhà thờ Huyện Sỹ ở giáo xứ Chợ Đũi, quận 1 hiện nay. Thời đó, công trình này tốn khoảng 1/7 khối tài sản của ông, vị chi là 30 ngàn đồng bạc Đông Dương. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1902 đến năm 1905 thì hoàn thành. Công trình này nằm trong khu đất rộng khoảng 1 ha, nằm ở góc đường Frère Louis giao với Frère Guilleraunt (nay là đường Nguyễn Trãi và đường Tôn Thất Tùng). Nhà thờ này còn có tên gọi là nhà thờ thánh Philipphê. Nhưng mọi người thường gọi là nhà thờ Huyện Sỹ hơn nên dần dần nó trở thành tên chính thức của nhà thờ này.Giai thoại về Tứ đại phú hộ Sài Gòn xưa: Thuê hơn 10 người để đếm tiền, giàu hơn cả vua Bảo Đại

Nói về phong cách kiến trúc của nhà thờ, nơi này được xây theo phong cách kiến trúc Gothic. Người ta dùng đá Granite Biên Hòa để ốp mặt tiền và các cột chính điện của nhà thờ. Bên trong có nhiều tượng thánh, cửa chính của nhà thờ có dựng tượng thánh Philipphê bằng đá cẩm thạch, tượng thánh cầm cây thánh giá phục sinh. Ngọn tháp của chuông cao 57m tính luôn chiều cao của cây thánh giá và con gà trống Gaulois. Nhà thờ có tổng 4 gian, rộng 18m, chiều dài của nhà thờ là 40m.

Về quy mô của nhà thờ, nơi đây được nhận xét là nơi có khuôn viên rộng rãi nhất tại Sài Gòn. Thiết kế ban đầu của nhà thờ bao gồm 5 gian là khoảng 50m, nhưng cùng thời gian đó thì nhà thờ Chí Hòa đang bị hư nên giới chức trong họ đạo Chợ Đũi đã xin dùng số tiền cắt của 1 gian để sửa chữa lại nhà thờ Chí Hòa.

Ngoài nhà thờ Huyện Sỹ là công trình lớn nhất của ông Huyện Sỹ thì còn có nhà thờ Chí Hòa với tên hiệu hiện nay là nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi, nằm ở quận Tân Bình ngày ngay hoặc nhà thờ Hạnh Thông Tây ở Quang Trung – Gò Vấp. Tất cả cả nhờ đó đều được xây dựng trên đất của ông Huyện Sỹ, có thể thấy đất đai của đại phú hộ vô cùng rộng lớn, giàu có bậc nhất Sài Gòn xưa.

Năm 1900, ông Huyện Sỹ qua đời và vợ của ông là bà Huỳnh Thị Tài mất năm 1920. Thi thể của hai vợ chồng được chôn cất ở gian sau của cung thánh nhà thờ Huyện Sỹ. 2 tượng bán thân của 2 ông bà được đặt ở 2 bên, ở giữa là mộ đá cẩm thạch, phía bên trên là bức tượng bằng đá cẩm thạch điêu khắc 2 vợ chồng ông Huyện Sỹ và vợ ông ấy. Cho đến ngày hôm nay, công trình này vẫn thu hút được lượng khách du lịch muốn tìm hiểu về cuộc đời của 1 trong 4 tứ đại phú hộ Sài Gòn xưa.

Con cái của ông Huyện Sỹ đều là người học rộng tài cao và sở hữu rất nhiều đất đai của các tỉnh Nam Kỳ. Trong các con của ông Huyện Sỹ có ông Lê Phát An được vua bảo đại phong chức An Định Vương mặc dù không phải thuộc dòng họ vua chúa. Về sau, cháu ngoại của ông Huyện Sỹ là Nguyễn Hữu Thị Lan cũng được gả cho vua Bảo Đại, danh xưng là Nam Phương Hoàng Hậu. Có giai thoại nói rằng ông Lê Phát An (cậu của Nam Phương Hoàng Hậu) sau khi gả cháu gái đã cho 1 triệu đồng tiền của hồi môn. Hồi đấy vàng có giá là 50 đồng/lượng. Vị chi 1 triệu là được khoảng 20.000 lượng. Về phần cha của Nam Phương Hoàng Hậu là ông Nguyễn Hữu Hào cũng vô cùng giàu có. Vậy nên người ta nói vua Bảo Đại vốn nổi tiếng ăn chơi thường dùng tiền vợ nhiều hơn là tiền của mình.

Nhì Phương

Người thứ hai trong 4 đại phú hộ là ông Đỗ Hữu Phương, ông là cộng sự đắc lực của thực dân Pháp. Ông sinh năm 1841 và mất năm 1914. Vốn dĩ ông xuất thân từ một gia đình giàu có, cha của ông bá hộ Khiêm. Nhà của ông vô cùng giàu có, cai quản cả một vùng đất rộng lớn của bắc Sài Gòn, khu Bà Điểm ngày nay. Nhà ông không những sở hữu đất đai mà còn có cả hàng trăm căn nhà mặt tiền cho thuê. Người ta đồn rằng tiền của ông Phương nhiều đến nỗi mấy đời ăn cũng không hết.

Cha của ông là người có tầm nhìn xa trông rộng, lại là người biết làm ăn buôn bán, từ sớm ông đã làm ăn với thương nhân nước ngoài nên tài sản của cha ông ngày càng nhiều. Bá hộ Khiêm nổi tiếng dạy con nghiêm khắc, từ nhỏ đã cho ông Phương học tiếng Hán, sau này ông còn biết cả tiếng Pháp, văn hóa giỏi cộng với tầm hiểu biết sâu rộng. Ông không giống với những cậu ấm cô chiêu thời đó, không hề tiêu tiền phung phí mà chịu khó học hành. Sau khi bá hộ Khiêm mất, ông Phương được thừa hưởng khối tài sản kếch xù của cha ông. Từ đó, người ta gọi ông là bá hộ Phương.

Về con đường công danh của ông, năm 1861 nhờ cai tổng Đỗ Kiến Phước ở Bình Điền dẫn ông về giới thiệu với một sĩ quan người Pháp và được nhận làm cộng sự. Sau này, chính quyền Pháp giao cho ông làm hộ trưởng (thời đó, Sài Gòn – Chợ Lớn được chia làm 20 hộ). Từ đó ông lần lượt lên các chức khác cao hơn.

Vì tính chất của công việc nên ông Phương nhiều lần sang Pháp, tiếp xúc với người Pháp và văn hóa của họ nên vị tổng đốc này có cách sống và lối suy nghĩ thoáng như người Tây. Ông diện đồ tây, lúc nào cũng lịch thiệp, tiếp khách cũng ở những nơi sang trọng. Phải nói rằng ông có phần “tân tiến” hơn những phú hộ khăn đóng áo dài thời đó.

Để có thể trở nên giàu có như vậy, một phần cũng phải kể đến công lao của vợ ông. Phu nhân của ông họ Trần, là con của một vị quan lớn trong triều nhà Nguyễn. Tuy là con nhà quan lại, nhưng bà cũng giống như ông Phương, không hề đàn đúm ăn chơi như các vị tiểu thư nhà giàu kia. Vợ chồng tổng đốc Phương sống tại một căn nhà lớn ở Sài Gòn thời đó.

Hai vợ chồng người giỏi việc nước, người đảm việc nhà. Nếu như ông Phương ở ngoài ngoại giao thì các việc kinh doanh, nhà cửa,.. đều được phu nhân họ Trần này chăm sóc. Bà nổi tiếng đảm đang, lo cho chồng lo con, mọi việc đều hoàn hảo.

Đất đai của hai vợ chồng có hơn 2200 ha. Đến mùa thu hoạch, bà tính toán thu chi, sắp xếp nhân công, mua bán, xây dựng hệ thống kinh doanh rõ ràng. Đến khi đất không thu xuể, bà cho tá điền thuê lại rồi thu thuế,… Tất cả đều được bà lo liệu rõ ràng, không thất thoát vào đâu được. Thời đó, thóc lúa nhà ông Phương nhiều đến nỗi chất thành núi, không để đâu cho xuể. Vì vậy, bà Trần đã bán với giá tốt để thu tiền, vì vậy mà gia tài của vợ chồng càng không biết để đâu cho hết. Quả thật câu: “Vợ là hậu phương vững chắc của chồng” chắc là dành cho vợ ông Đỗ Hữu Phương.

Ông Phương gia nhập quốc tịch Pháp năm 1881 rồi đưa các con sang đó du học. Gia đình có 8 người con bao gồm 5 trai 3 gái.

Tam Xường

Người thứ 3 trong truyền tứ đại phú hộ có tên thật là Lý Tường Quan, tên tự là Phước Trai, sinh năm 1842 và mất năm 1896. Có ghi chép tam Xường là người Minh Hương (vốn là Hoa Kiều trung thành với nhà Minh), nguyên quán Phiên Ngung Quảng Đông, vì lánh nạn phong kiến nhà Thanh mà đến ở miền Nam Việt Nam. Sau đó học trường Tây và trở thành thông ngôn cho chính quyền Pháp. Nhưng Lý Tường Quan yên phận chỉ làm thông ngôn nên đến năm 30 tuổi, ông đã bỏ nghề thông ngôn mag chuyển sang tập tành mua bán. Ông bán lương thực, thực phẩm, thịt cá xuất khẩu rồi mua đất để xây biệt thự cho thuê ở khu Chợ Lớn. Thuở ấy vừa làm ăn ông vừa biết lấy lòng quan Tây, quan ta nên công việc làm ăn cứ ngày một tấn tới. Vì ông có tên gọi khác là Xường nên mọi người gọi ông là bá hộ Xường.Ông Tường Quan có dinh thự rất lớn, sau này trở thành từ đường nhà họ Lý, nay nằm trên đường Hải Thượng Lãn Ông, dinh thự ấy được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố. Tuy bề thế đồ sộ là vậy, nhưng bá hộ Xường lại không biết dạy con nên sau khi ông mất, gia tài để lại cho con cháu cũng bị tiêu tan hết, không còn gì.

Tứ Hỏa

Người thứ 4 được liệt vô hàng tứ đại phú hộ Sài Gòn là ông Hứa Bổn Hỏa, ông là người Việt gốc Hoa, theo đạo công giáo. Người ta thường gọi ông là chú Hỏa. Chú Hỏa sinh năm 1845 và mất năm 1901. Không có nhiều ghi chép về chú, cũng chẳng có chứng minh nào nói rõ về sự giàu có của chú Hỏa là từ đâu ra. Có giai thoại nói rằng do chú an táng cha đúng vị trí đất long mạch nên đã làm ăn phát đạt. Có người bảo là do chú được thừa hưởng kho báu của nhà Minh. Có khi người ta lại đồn thổi rằng chú nhặt được túi vàng ở ghế nệm cũ. Có giả thiết chú tích góp để trở thành chủ vựa ve chai, hoặc làm ăn phát đạt nhờ vào ông chủ người Pháp giúp đỡ vốn liếng.Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa - tứ đại phú hộ Sài Gòn xưa mà tài sản vua chúa chưa chắc hơn được

Nhưng cho dù câu chuyện là gì thì cũng không phủ nhận chú Hỏa là người biết làm ăn. Chú thành lập công ty Hui Bon Hoa (tên tiếng Hoa của chú) với ngành bất động sản, xây dựng nhiều công trình mang lại giá trị lâu đời như bệnh viện Bảo sanh Đông Dương – Maternité Indochinoise (nay là bệnh viện Từ Dũ nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1); khu nhà khách chính phủ; khách sạn Majestic; chùa chiền và nhiều công trình khác. Nổi tiếng là tòa nhà 99 cửa (nay là Bảo tàng Mỹ Thuật Hồ Chí Minh) với giai thoại “Con ma nhà họ Hứa” nói về cái chết trẻ của con gái ông.

Đến năm 1901, chú Hỏa và vợ trở về Trung Quốc rồi mất. Vợ chồng chú được chôn cất ở Tuyền Châu tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. May mắn thay, chú có 3 người con trai và đều là người tài giỏi, sau khi chú mất, hầu như gia sản đều được để lại cho 3 người và họ đã xây dựng, đồng thời phát triển sản nghiệp trở nên lớn mạnh. Sau này con cháu của chú Hỏa cũng di cư đến Pháp, Mỹ,… không còn ai ở Việt Nam.

Tuy nhiên, vị trí thứ tư trong tứ đại phú hộ này vẫn chưa được quyết định. Có người nói chú Hỏa là người xứng đáng trở thành 1 trong 4 người giàu nhất Sài Gòn xưa. Nhưng cũng có người nói ngoài Tứ Hỏa ra thì có thêm cả tứ Định, tứ Trạch và tứ Bưởi. Ai cũng đều xứng đáng.

Về phần tứ Định, tên thật là Trần Hữu Định, là chủ tiệm cầm đồ, kinh doanh đất đai, được chính quyền Pháp cho làm Hộ Trưởng (Sài Gòn – Chợ Lớn được chia làm 20 hộ). Ông Hữu Định cũng thuộc dạng giàu có và có nhiều đất đai, biệt thự lớn. Vì nhà rất giàu nên mọi người gọi ông là bá hộ Định. Sau này khi ông mất, con cháu ông không biết làm ăn và phát triển nên sản nghiệp của ông cũng bị tiêu tan dưới bàn tay của con cháu.

Một vị nữa tên là tứ Trạch, tên là Trần Trinh Trạch. Ông sinh năm 1872 và mất năm 1942. Thuở thanh niên, ông từng là thành viên Hội đồng Tư mật Nam Kỳ nên mọi người gọi ông là Hội đồng Trạch. Ông vốn dĩ xuất thân nghèo khó, nhờ có ý chí vươn lên, ông lại được mướn đi học thay cho con của người điền chủ nhập tịch Pháp. Vốn biết tiếng Pháp, sau này ông làm viên chức cho tòa hành chánh tỉnh Bạc Liêu. Nhờ có chút biết hiểu biết về luật pháp, ông thu mua tài sản đất đai của các địa chủ thất vận nên trở nên giàu có. Công tử Bạc Liêu – Trần Trinh Huy nổi tiếng ăn chơi chính là con trai thứ 3 của ông.

Cuối cùng là tứ Bưởi. Ông tên thật là Đỗ Thái Bưởi, sinh năm 1874 mất năm 1932. Ông còn có tên gọi khác Bạch Thái Bưởi do từng làm con nuôi cho một nhà giàu họ Bạch. Vả lại, ông từng làm ký lục cho hãng buôn của Pháp ở Tràng Tiền – Hà Nội nên mọi người gọi ông bằng cái tên Ký Năm. Giống như tứ Trạch, ông tứ Bưởi cũng xuất thân từ gia đình nghèo khó ở làng An Phúc, Thanh Trì, Hà Đông (Hà Nội). Do gia đình khó khăn và cha mất sớm nên ông phụ mẹ bán hàng rong, sau này được nhận nuôi và được ăn học thành tài. Sau này lớn lên, mặc dù làm ăn và tiếp xúc thường xuyên với người Pháp nhưng ông luôn thể hiện tinh thần dân tộc trong các hoạt động kinh doanh.

Vì ông xuất thân trong gia đình nghèo khổ nên ông rất thương người nghèo, ông luôn dành phúc lợi tốt nhất cho nhân viên của mình. Ông Bạch Thái Bưởi còn trợ cấp cho học sinh nghèo đi du học. Trong kinh doanh, ông được mọi người tôn trọng và coi là tấm gương sáng để học tập.