Năm 1972 chính là thời điểm ác liệt nhất của Chiến tranh Việt Nam, tổng thiệt về người và về tài sản quân đội của ta lên đến con số vô cùng lớn. Đây được xem là trận đánh cuối cùng của ta có sự tham gia của quân đội Hoa Kỳ. Thời điểm này, đất nước ta đang bước vào thời kỳ chiến tranh cao trào nhất, nhưng đâu đó ở nơi trung tâm Sài Thành, nhiều nhiếp ảnh gia người nước đã ghi lại những bức ảnh đẹp nhất, hiếm nhất và độc nhất về một Sài Gòn bình thường. Từ cuộc sống, từ cách ăn mặc, từ cách sinh hoạt hàng ngày,….sự khác biệt trong góc nhìn của người chụp mang đến cho người xem một góc trong xã hội ta năm 1972, điển hình là Sài Gòn.
Hình ảnh những đứa bé lem luốc ở khu ổ chuột gần đường tàu, những đứa bé mang tâm hồn ngây thơ vui đùa trên vỉa hè, cảnh tượng người người đông đúc đang tụ tập ở một góc của bến sông Bạch Đằng hay cách ăn mặc của những cô gái trẻ thời điểm đó,…..đều được nhiếp ảnh người Pháp có tên Patrice Habans ghi nhận lại một cách chân thực và sinh động nhất. Đó là những khung cảnh đời thường quý hiếm ở một Sài Gòn căng thẳng năm 1972:
Trên đường phố là hình ảnh của ba cô nàng trẻ trung và xinh đẹp trong tà áo dài thùy mị và thướt tha. Trong tay của họ là những món hàng, những món quà,…có lẽ ba cô nàng đã dành thời gian thư giãn để tự thưởng cho bản thân, để đi dạo và vui vẻ tâm sự cùng bạn bè.
Bốn cô nàng với những trang phục đầy màu sắc được nhiếp ảnh gia ghi nhận lại, sự rạng rỡ không chỉ hiện lên ở trang phục người mặc, mà còn được điểm to từ nét mặt, nụ cười của họ. Bên cạnh đó, đây là hình ảnh được chụp tại một quầy hàng trên đường phố của Sài Gòn vào năm 1972, nét đơn sơ được thuần giữ nhưng đâu đó vẫn có sự xuất hiện của sự “thời trang”.
Một chiếc áo dài với tà áo bay phấp phới, đang tất bật trên chiếc xe đạp với những đồ đạc lỉnh kỉnh, trên đầu đội chiếc nón lá….Hình ảnh điển hình của những người phụ nữ Việt Nam chứ không riêng gì năm 1972. Một khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống mưu sinh hàng ngày
Đường Sài Gòn hoang vắng, chỉ lác đác vài bóng người, nổi bật giữa khoảng không gian ấy chính là người phụ nữ đèo theo 3 người con nhỏ trên một chiếc xe gắn máy. Bình dị nhưng lại yên tĩnh đến lạ thường, cá chắc là không có nhiều người muốn phá vỡ hình ảnh đẹp như thế.
Tà áo dài Việt Nam không chỉ được phối mặc theo khuôn lối nhẹ nhàng và thanh lịch, nó còn có thể tạo thêm điểm nhấn nếu kết hợp cùng một chiếc kính râm đen sành điệu, “mốt” thời trang ngày đó cũng “chất” không kém. Trong ảnh chính là bóng dáng của một người phụ nữ hiện đại, khi hiện lên mình một chiếc áo dài những thêm chiếc kính râm, sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại đã thành công khiến cô nàng trở thành điểm nhấn.
Sài Gòn không chỉ đẹp khi được chụp ở những góc chính diện, qua những cuộc sống đời thường hay ngang tầm nhìn, mà Sài Gòn từ những không ảnh cũng đẹp không kém. Những tòa nhà cao tầng san sát nhau, tiếp nối trên đại lộ Lê Lợi, xe cộ nối đuôi nhau mà di chuyển trên đường phố nhộn nhịp
Họp chợ là nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam chứ không riêng gì ở Sài Gòn, sự nhộn nhịp tiếng người mua hàng, tiếng người rao hàng cùng những mặt hàng tươi ngon được lựa chọn một cách rộn rã. Khu chợ trong hình chính là chợ cũ trên đường Tôn Thất Đàm ngày trước, những người dân đang cặm cụi mà chọn lựa để về nấu nướng cho bữa ăn hôm nay.
Người dân Sài Gòn hiếu khách và hòa đồng, chẳng cần biết quen biết hay không nhưng chỉ cần có một điểm chung thì sẽ là bạn và nói đủ thứ chuyện trên đời cùng nhau. Ví dụ như hai người xa lạ nhưng vào cùng một cửa hiệu để mua đồ và thử đồ, thì sau đó, họ đã thành bạn rồi, bởi đơn giản: “Ui, chị bận bộ này đẹp quá, nó hợp với chị lắm đó”, và sau đó là cái mỉm cười thật rạng rỡ của đối phương. Vậy nên khi nhìn vào tấm ảnh một người phụ nữ đang mua đồ và thử quân phục cho một đứa trẻ, mà tại sao người xung quanh ai cũng mỉm cười.
Đồ ăn vặt ở thời điểm nào mà không trở nên “sốt dẻo”, một ly nước giải khát giauwx đường, một ly chè được bày bán trên vỉa hè,…cũng luôn luôn đông khách. Bởi đó trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân Sài Thành. Điển hình là bóng dáng của rất nhiều người đang tụ tập và mua hàng trước quầy nước giải khát của hai người thiếu nữ qua góc ảnh của Patrice Habans.
Hình ảnh được chụp lại là nơi bến cảng Bạch Đằng, quận 1 ngày nay. Những đứa bé vô tư đang tụ tập tại đây để hóng gió, để chơi đùa những trò chơi con nít. Đây còn được xem là nơi để những người dân xung quanh lựa chọn dạo mát buổi chiều. Đặc biệt, có một chi tiết hình ảnh khiến người ta chú ý chính là chú lính trẻ đã bị chiến tranh cướp đi một bên chân và chiếc nạng là người bạn đồng hành suốt đời của anh sau này.
Một dọc xe máy và chỉ duy nhất một người phụ nữ với chiếc áo dài màu cam cùng chiếc nón lá, nhìn vào ai cũng sẽ đặt câu hỏi: “Đây có phải là người trông xe không nhỉ?”
Dọc hai bên bờ kè là những con thuyền lớn, những con tàu gỗ khổng lồ lại có sự xuất hiện của chiếc xuồng nhỏ với hai người nữ, cảm giác họ thật nhỏ bé giữa khoảng sông rộng lớn ấy.
Đây có được xem là hình ảnh “hở hang” không nhỉ? Tại nơi thành phố Sài Gòn của năm 1972, đây chỉ là những hình ảnh rất đỗi thân quen, những đứa bé lấm lem bùn đất, chúng đã chơi đùa quên trời đến nỗi quần áo cũng lấm bẩn bởi những rãnh nước bên đường. Cạnh đó chính là chiếc xe hơi “xịn” Peugeot 504.
Bắt gặp một nhóm trẻ em bị bao vây bởi những người lính vai mang súng? Hay sự tò mò của những đứa trẻ nên chúng đã kéo đến nơi làm việc của lính chiến để xem họ làm việc?
Hình ảnh thông thường của những người dân sống gần đường rầy, những mái nhà sụp xệ và gần như được xây cất tạm bợ để ở, để cư trú.
Quá nguy hiểm khi những đứa trẻ con đang chơi đùa trên đường rầy xe lửa, nhưng chẳng có một ai quan tâm hay mang chúng vào?
Một cậu bé chơi trên vỉa hè với một chiếc xe tăng thu nhỏ
Hình ảnh cho lần tuyển mộ tân binh và tiến hành sàng lọc nhập ngũ, những người lính trẻ này sẽ được tuyển chọn khắp miền nam bán đảo và sau đó là gửi ra mặt trận khi trải qua 4 tháng huấn luyện. Những người nào, có hơn 80% là những thanh niên dưới hai mươi tuổi.
Bốn đứa trẻ em đang vô tư đùa nghịch trên một đống phế liệu đổ nát ở Sài Gòn, đây đều là những kim loại, những cột điện bị hủy do chiến sự.
Tại Sài Gòn, một phụ nữ trẻ chụp ảnh với nhiều trẻ em trước cửa nhà
Ba cậu bé tạo dáng bên vũ khí – triển lãm vũ khí nhập tịch Bắc Việt
Nhiếp ảnh gia Raymond Depardon
Tuy ở thời điểm Sài Gòn năm 1972, nhưng nhiếp ảnh gia Raymond Depardon vẫn còn lưu giữ được những tấm ảnh trắng đen về con người, về đường phố, về cung sách sống của những dân Sài Gòn xưa.
Gia đình đông con trên một chiếc xe gắn máy nhỏ, hình như chính là con xe Honda 67 – siêu phẩm xe tốt tại thời điểm đó. Trên xe là đôi vợ chồng cùng với 4 đứa con chênh tuổi không lớn
Người đàn ông ngồi ên vệđường
Em bé tại quán giải khát binh dân chật kín khách, Sài Gòn năm 1972.
Thời trang đường phố ủa chị em phụ nữ
- Đôi nét về sự nghiệp của Tô Văn Lai – Người gắn liền với sự phát triển của Trung Tâm Thuý Nga Paris
- Nhạc khúc “Từ ngày tình bỏ ra đi”
- Nhạc khúc “Tàu Về Quê Hương” của nhạc sĩ Hồng Vân
- Sống lại những ngày xưa: Ngắm nhìn tuyến đường sắt Sài Gòn – Chợ Lớn và Sài Gòn – Gò Vấp
- Ký ức về cụ Dương Văn Ngộ: Người dành hơn nữa thế kỷ viết thư tình ở Bưu điện Thành phố