Chùa Ấn Quang tọa lạc tại số 243 đường Sư Vạn Hạnh, Phường 9, Quận 10 ngày nay – Đây là một ngôi chùa khá nổi tiếng ở Việt Nam được nhiều người biết đến và cũng là một trường Phật học của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở miền Nam.
Chùa được Hòa thượng Thích Trí Hữu từ chùa Linh Ứng ở Ngũ Hành Sơn, Ðà Nẵng vào lập nên vào năm 1948. Lúc đầu đây chỉ là một ngôi Phật tự nhỏ bằng cây lợp lá, mang tên là Ứng Quang tự (chùa Ứng Quang). Sau khi làm được một chính điện và một tăng xá, tất cả đều bằng tranh và tre, ông cho mở tại đây một lớp giảng kinh cho tăng sinh cho tăng sinh trẻ tuổi tại các chùa lân cận. Chùa Ứng Quang trở thành một Phật học đường nhỏ.
Năm 1950, Hòa thượng Thích Thiện Hòa (1907 – 1978), thuộc dòng thiền Lâm Tế, đời thứ 43, sau 10 năm du học về đạo phép và giới luật tại Tây Thiên Phật học đường, Báo Quốc Phật học đường và chùa Quán Sứ, trở về Sài Gòn. Ngài được Hòa thượng Thích Trí Hữu giao cho quyền quản lý chùa Ứng Quang để hoằng dương Phật pháp. Với tư cách là Viện chủ, Hòa thượng Thích Thiện Hòa đã cho xây dựng ngôi chánh điện theo kiểu chùa Từ Đàm ở Huế. Từ đó, trong suốt hơn một phần tư thế kỷ, Hòa thượng Thích Thiện Hòa đã hiến trọn tâm trí và công đức để tôn tạo ngôi chùa và thành lập trường Phật học để giáo dục và hoằng pháp.
Khu vực cạnh phía sau Chùa Ấn Quang đường Sư Vạn Hạnh
Ðầu năm 1951, Hòa thượng Thích Thiện Hòa đã vận động các trường Phật học Liên Hải, Mai Sơn, Sùng Ðức và Ấn Quang hiệp nhất thành Phật học đường Nam Việt. Từ đây, chùa Ứng Quang được đổi tên thành chùa Ấn Quang và được chọn làm trụ sở của Phật học đường (Tổ đình Ấn Quang). Hòa thượng Thích Thiện Hòa cũng được bầu làm Tổng giám đốc. Chùa Ấn Quang còn là trụ sở của Giáo hội Tăng Già Nam Việt, thành lập 1951, với thiền sư Đạt Từ ở chức vụ trị sự trưởng và thiền sư Nhật Liên ở chức vụ tổng thư ký. Thiền sư Đạt Thanh chùa Giác Ngộ được cung thỉnh làm Pháp chủ.
Năm 1955, chùa cho xây dựng thêm một dãy lầu nhà tổ. Liên tục hai năm sau đó, xây nhà in Sen Vàng, xưởng nhang Bồ đề, thư viện, nhà xuất bản và nhà phát hành Hương đạo. Sang đến năm 1959, thì lại xây dựng tiếp một dãy lầu nữa giành làm giảng đường. Năm 1967, lầu Tăng xá, nhà trai được tái thiết.
Cả một vùng rộng lớn đổ nát ngổn ngang là những gì còn lại của khu nhà ở này tại Sài Gòn vào ngày 5-2-1968. Chùa Ấn Quang, nơi quân ta đặt bộ chỉ huy trong thời gian giao tranh, nằm phía trên cùng trong bức ảnh.
Chùa Ấn Quang trên đường Sư Vạn Hạnh, Quận 10
Khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập, chùa Ấn Quang cũng từ đó mà trở thành trụ sở Giáo hội.
Từ năm 1974, do Hòa thượng Thích Thiện Hòa lâm bệnh nặng, một Hội đồng Quản trị Tổ đình Ấn Quang gồm 9 vị, do Hòa thượng Thích Huệ Hưng làm Tổng lý, đã được bầu ra để đảm đương Phật sự. Hòa thượng Thích Thiện Hòa viên tịch năm 1978, tên tuổi Hòa thượng gắn liền với không chỉ với sự nghiệp mở mang chùa Ấn Quang mà còn với sự nghiệp đào tạo hàng trăm giảng sư và hàng nghìn Tăng Ni sinh làm sứ giả của Như Lai đi bổ xứ trụ trì các chùa ở các tỉnh miền Nam.
Năm 2006, Tổ đình Ấn Quang được xây dựng mới nhà Tổ, trai đường và Tăng xá. Năm 2009, Ban Quản trị Tổ đình Ấn Quang đã tổ chức trọng thể lễ động thổ khởi công xây dựng Bảo tháp trong khuôn viên chùa Ấn Quang. Ước tính xây dựng Bảo tháp Ấn Quang khoảng 4 tỷ đồng. Cho đến hiện nay, chùa Ấn Quang đặt văn phòng tại Ban Trị sự Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh và tại chùa Phổ Quang, quận Tân Bình.
Chung cư Ấn Quang xây dựng trên đống đổ nát của trận Mậu Thân năm 1968
Với tổng diện tích lên đến 2.300m2, ngôi chùa được xây dựng theo bản đồ án của kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện. Chùa Ấn Quang mang trong mình sự hài hòa giữa hai phong cách hiện đại cùng cổ kính, đó là sự kết hợp đồng điệu giữa Trung – Ấn – Việt – Nhật.
Chùa Ấn Quang đường Sư Vạn Hạnh năm 1975
Trong khuôn viên của chùa Ấn Quang, Điện Phật (Tòa Chánh) được bày biện rất trang nghiêm, chính giữa chính là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và tháp xá lợi Phật. Phía sau lại được đặt thêm hai vị Hộ Pháp ở hai bên. Không những thế, ngôi chùa được xây dựng thành hai tầng: một trệt và một lầu; tầng trệt được dùng làm nơi Trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, còn tầng một thì đặt một bức tượng lớn của Phật Bổn sư đúc bằng xi măng trong tư thế thiên đình đầy uy nghiêm. Trên vách tường sẽ không thiếu những bức phù điêu được trang trí, kể về cuộc đời của Phật, điều này giúp phần làm cho tầng lầu trở nên cổ kính và thêm phần linh thiêng.
Đặc biệt, không thể không nhắc đến tòa bảo tháp cao 36 mét với sáu tầng được xây dựng trong khuôn viên của chùa nhằm tri tôn Đức Phật Di Đà, Địa Tạng Bồ Tát, Bồ Tát Thế Âm cùng Ngọc Xá Lợi với nhiều bậc tiền bối góp công xây dựng chùa như hòa thượng Thích Trí Hữu, hòa thượng Thích Thiện Hòa, hòa thượng Thích Thiện Hoa và chư Thánh tử đạo.
Lại bàn về nội thất cùng với cách bày trí kiến trúc của chùa thì nó phải được ngợi khen là một tuyệt tác, bởi được thực hiện dưới bàn tay của những nghệ nhân tài hoa: Trương Văn Thanh, Cư sĩ Trương Đình Ý, Giáo sư trường Mỹ Nghệ Thực Hành ở Gia Định,…nổi bật trong số đó chính là bức tượng Tổ sư Đạt Ma trong khung cảnh thanh tịnh của chùa chiền.
Không chỉ dành cho chốn tâm linh cùng tín ngưỡng tôn giáo, mà chùa Ấn Quang còn là một trường dạy Phật học, một địa điểm để vận động, nơi tiếp nhận tiền cứu trợ đồng bào khó khăn,…Những bài giảng của chùa cũng thu hút khá nhiều Phật tử từ tứ xứ đổ về.
Cổng trước và lối vào của chùa An Quong, Sài Gòn, vào tháng 3 năm 1998, 30 năm sau Trận chiến đầu tiên của Sài Gòn được gọi là Tết Mậu Thân. Chùa đã được trùng tu sau khi Hoa Kỳ ném bom làm hư hại.