Chợ Trời – trước và sau 75 , giống và khác nhau như thế nào ?

Chợ Trời – trước và sau 75 , giống và khác nhau như thế nào ?
Ngoài cách kêu Chợ Trời , có cách kêu nào khác vào thời trước và sau 75 hay không ?

Chắc các anh chị dân Sài Gòn Xưa còn nhớ một số mặt hàng của chợ trời xưa qua vài hình xưa mà há .Các anh chị kể chuyện xưa cho Thời Xưa và các bạn trẻ nghe với , cám ơn nhiều .

******
– Mại dzô… Mại dzô… Đồng hồ mười hai trụ đèn, không người lái, hai cửa sổ… Xem thử đi các đồng chí… Cái đồng hồ này đáng giá cả một gia tài, nhưng bây giờ chỉ bán với giá ủng hộ…
– Chụp ảnh lấy liền chỉ mất 30 giây bằng máy Polaroid tối tân của Mỹ… Chụp đầy đủ cả bộ Đạp-Đổng-Đài để làm kỷ niệm… Chỉ còn một ít giấy ảnh, chụp ngay kẻo hết… Giá chỉ một ngàn đồng Ngụy một tấm…
Vài chú bộ đội tần ngần dừng chân đứng lại, một chú thắc mắc:
– Chụp 30 giây “nà thế lào” ?

Đây là một bài viết của anh FB Nguyen Chinh Thời xưa post lên đây cho mọi người cùng đọc. Văn Hoàng Hải Thủy ….. ‘tức cảnh’ với những dòng dưới đây:

Xem đồ ta, ngắm đồ người cho vui
Tìm vui chỉ thấy ngậm ngùi
Vỉa hè này những khóc cười bầy ra
Lạc loài áo gấm, quần hoa
Này trong khuê các, sao mà đến đây?
Chợ bầy những đọa cùng đầy
Vàng phơi nắng quái, ngọc vầy mưa sa
Bán đồ toàn những người ta
Mua đồ thì rặt những Ma cùng Mường
Chợ Trời hay Chợ Đoạn Trường
Đầu âm phủ, cuối thiên đường là đây!

*******

Thuần Nguyễn : Từ Lạc xoong là danh từ có trước 1975 , để ám chỉ một khu chợ bán đồ cũ .Ngày trước chợ lạc xoong hầu như có mặt khắp nơi .Chợ nào cũng có ít nhất một chỗ bán đồ cũ , người dân thoải mái trao đổi với nhau từng thứ hàng , cũ người mới ta .Còn chợ Trời trước 1975 lại ám chỉ một khu chợ bán hàng tuồn từ PX , có liên quan đến hàng quân tiếp vụ, hàng quân đội Mỹ ,từ thực phẩm cho đến hàng điện tử . Sau 1975 , chợ Trời đã ” biến tướng ” trở thành chợ ..ngoài trời .Đụng đâu bán đó . Chợ trời di động cũng xuất phát từ sự biến tướng này .Chị nhớ sau 1975 , có cái chemise cũng khoác vào người và trở thành mannequin bất đắc dĩ đế bán hàng .Đồ đạc từ trong nhà đem ra đường để bán , đụng đâu cũng bán , từ lư đồng , lư hương cho đến radio, TV, giày dép quần áo . Cách mua bán này gợi nhớ đến sinh hoạt khó khăn của một thời thổ tả , chứ không có ý nghĩa lạc xoong như trước 1975

Lua Culan Lạc-xoong là danh từ được gán cho khu chợ đồ cũ Bến Thành ,nằm ở khu mở rộng hành lang phía cửa Bắc phía trong,phía ngoài bán hoa quả. Không biết danh từ này từ tiếng Pháp hay những người Tàu bán đồ cũ trong chợ. Đồ cũ trong chợ phần nhiều là vật dụng vẫn còn sử dụng được như đồ điện , đèn măng sông (manchon),máy hát đĩa quay dây thiều..v..v..nói chung là vẫn còn giá trị sử dụng.
Chắc ít ai còn nhớ từ khi chợ Bến Thành hình thành thì có 1 khu đặc biệt chuyên bán đồ cũ,đến trước năm 1965 khi Đồng Minh đổ bộ vô VN thì mới có danh từ “chợ trời” không bán trong chợ nữa mà dọn ra đường phố.

Nguyễn Bá Dũng : Chợ trời như ta thấy trong hình cụ thể là lề đường Lê Lợi, chủ yếu hang Mỹ từ PX quân đội Mỹ tuồn ra, kềm búa, cờ lê, muỗng nĩa inox rất nhiều, chợ trời đường Nguyễn Thông thì nhiều thực phẩm, thuốc men. Khu dân sinh bán đủ thứ , nhiều chăn mùng, binh phục, dụng cụ quân đội Mỹ…… Nói chung cợ trời có khắp nơi. Chợ trời ở Quy Nhơn mới lơn nhất Việt Nam! Mặc dù ko phải bán ngoải trời, chủ yếu hàng Mỹ

Lua Culan Chợ Dân Sinh nguyên là sòng bạc Kim-Chung có 2 cửa, cửa chính tại góc đường bs Yersin và Nguyễn văn Sâm (giờ là Nguyễn thái Bình), cửa phụ tại góc đường bs Yersin và Nguyễn công Trứ, sau khi Bình Xuyên bị dẹp loạn thì sòng bạc cũng đóng cửa một thời gian, sau mở lại bên cửa chính là trò chơi giải trí như bắn bi điện, bắn máy bay, máy gặt tiền (tướng cướp 1 tay),billard…và những quầy bar bán rượu có chiêu đãi viên như ở chợ Cũ,chợ Đũi,chợ Nancy…cửa phụ thì bán và sửa quần áo cũ, quân trang quân dụng…Đến năm 64 thì dẹp quầy bar và đổi tên là Chợ Dân Sinh đến nay, sau 75 chợ sắp xếp lại mở thêm mấy cửa nữa để đưa người buôn bán chợ trời vô với nhiều mặt hàng như hiện nay

Đánh giá post

Viết một bình luận