Danh ca Lệ Thu cho biết từng đến tận nhà của bà Thái Thanh để mời bà về hát tại phòng trà với mức cát xê khủng lên đến 300 ngàn tiền ngày đó nhưng vẫn bị từ chối.
Thái Thanh sinh ngày 5 tháng 8 năm 1934 tại Hà Nội, là một trong những giọng ca tiêu biểu nhất của tân nhạc Việt Nam. Bà đi hát từ thuở thiếu niên, cùng với Thái Hằng, Hoài Bắc, Hoài Trung, Phạm Duy, Khánh Ngọc (vợ nhạc sĩ Phạm Đình Chương) lập nên ban hợp ca Thăng Long nổi tiếng, thành danh từ thập niên 1950.
Gần một thế kỷ của đời nghệ sĩ, Thái Thanh có lẽ là người duy nhất xứng danh diva trong âm nhạc Việt Nam. Tiếng hát của bà không những là những bài học về thưởng thức tinh tế cho nhiều thế hệ, mà còn là lời khai tâm cho tình dân tộc, đủ sức âm vang đến tận mai sau.
Danh ca Thái Thanh như một huyền thoại, cây đại thụ vững chắc không thể thay thế của nền tân nhạc Việt Nam. Không chỉ có ảnh hưởng đối với công chúng trong nghề, bà còn được đại đa số khán giả yêu mến và kính trọng.
Danh ca Lệ Thu từng mở một phòng trà tại đường Lê Lai và để cho việc kinh doanh phát triển bà rất muốn mời danh ca Thái Thanh về biểu diễn tại phòng trà của mình bởi sự nổi tiếng và tầm ảnh hưởng của danh ca Thái Thanh.
Ngày đó danh ca Thái Thanh là một trong những ca sĩ đắt show bậc nhất, và để mời được bà đến phòng trà biểu diễn Lệ Thu phải đến tận nhà và đưa ra một mức cát xê cao kỷ lục lên đến 300 ngàn. Đây là một số tiền lớn vào ngày đó gấp 10 lần so với tháng lương một nhân viên công chức ngày đó.
Khi nghe Lệ Thu đặt lời mời, Thái Thanh liền từ chối và khẳng định đã co Lệ Thu và Khánh Ly rồi nên có thêm bà chỉ thêm thừa thôi. Danh ca Lệ Thu thất bài trong việc mời bà về hát tại phòng trà tuy nhiên tình cảm chị em vẫn luôn khăng khít.
Trong một show cứu trợ lũ lụt tại Miền Trung, Lệ Thu, Khánh Ly và Thái Thanh có cơ hội được gặp nhau và biểu diễn chung cùng một show. Chính từ chương trình này mà ba nữ danh ca nổi tiếng ngày đó có được một bức ảnh chụp chung vẫn còn được lưu truyền đến tân bây giờ.
Sau này trong show nhạc Đêm màu hồng do con gái của Thái Thanh, Ý Lan đứng ra tổ chức có mời danh ca Lệ Thu cùng biểu diễn song ca với bà. Đây cũng là lần thứ hai nữ danh ca Thái Thanh và Lệ Thu được biểu diễn chung cùng một show âm nhạc lớn.
Khi nhắc đến danh ca Thái Thanh, Lệ Thu khẳng định không những khán giả mà những người trong nghề đặc biệt trong đó có bà rất mê Thái Thanh. Bà kể lại ngày đó rất được chị Thái Thanh thương yêu và chiều chuộng, cho dù bà còn trẻ hay nghịch ngợm làm hỏng việc nhưng Thái Thanh vẫn chỉ mắng yêu không trách móc giận hờn.
Sau một thời gian kiên trì mời thì Thái Thanh cũng chính thức đến phòng trà của Lệ Thu biểu diễn. Chỉ cần đến giờ biểu diễn của Thái Thanh là khán giả đông kín, ngay cả hai nữ danh ca Lệ Thu và Khánh Ly ngày đó cũng mê mết tranh phần khán giả để được nghe bà biểu diễn. Phong cách của Thái Thanh rất đúng giờ, đến hát và ra về rất ít khi bà ngồi lại chuyện trò cũng đám em thơ đang ngồi phía dưới bục khán giả.
Ngày đó ca sĩ Thái Thanh nổi tiếng với những ca khúc như Ngậm ngùi, Nửa Hồn Thương Đau, Mùa Thu Chết nên đêm nào biểu diễn Lệ Thu và Khánh Ly cũng reo hò: “Cô ơi Ngậm rồi Đau rồi Chết!” – là những từ được trích ra trong ba bài hát trên. Biểu diễn xong bà khẻ đi xuống và mắng yêu “2 đứa nhỏ bên dưới” xong lại cười hạnh phúc và cầm cái ví nhỏ ra về.
Thái Thanh không làm chính trị, không tuyên xưng, nhưng luôn có một thái độ rất rõ, một cách đáng trân trọng, so với nhiều người coi mình là một nhân vật chính trị. Năm 1975, khi không kịp di tản và kẹt lại Sài Gòn. Có những ngày bà dọn ghế bàn, bán cà phê cóc vỉa hè để sinh sống. Chính quyền miền Bắc nhiều lần nhờ các nhạc sĩ nằm vùng từng quen biết cũng như các quan chức văn hoá đến kêu gọi bà tham gia hát các bài hát tuyên truyền cho chính quyền, nhưng bà nhất quyết thoái thác. Chính vì vậy, mà bà bị cấm trình diễn, cấm xuất hiện trên báo chí, truyền hình, phát thanh… trong suốt 10 năm liền.
Tên tuổi Thái Thanh trở nên lẫy lừng từ đó cho đến những ngày cuối của miền Nam Việt Nam. Tiếng hát của bà ngự trị trên khắp các chương trình ca nhạc truyền thanh cũng như truyền hình. Sau 1985, dù chỉ hát và phát hành băng đĩa ở Mỹ, bà vẫn là giọng ca có vị trí hàng đầu, mệnh danh là “Đệ Nhất danh ca” của dòng nhạc tiền chiến cũng như nhạc tình miền Nam. Tên tuổi của bà cũng đặc biệt gắn liền với các nhạc phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy.
- Rạp chiếu bóng CASINO SAIGON – Ký ức một thời của người dân Sài Gòn xưa
- “Đám Cưới Đầu Xuân” – Ước mơ đẹp của người lính chiến về một đám cưới vui tươi đầu xuân
- Lắng nghe về một chuyện tình buồn qua bài hát “Người Ngoài Phố” của nhạc sĩ Anh Việt Thu
- Nhớ về ký ức với những nét “Văn hóa không tên” tạo nên linh hồn của Sài Gòn xưa
- Danh ca Thái Thanh – Người được mệnh danh là “Đệ nhất danh ca”