Nhắc đến nhà thơ Trịnh Công Sơn là nhắc đến tình yêu mong manh và bất toàn chứ không phải là sự cố định, nó khiến người ta muốn níu giữ, chở che và đong đầy.
Trong cuộc đời Trịnh Công Sơn, Khánh Ly chiếm vị trí quan trọng khi hát những ca khúc của ông trong suốt hơn nữa thế kỷ từ khi rời Đà Lạt xuống Sài Gòn và đến tận bây giờ, khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhắm mắt xuôi tay được 15 năm, người ta nhắc đến Khánh Ly như một giai nhân âm nhạc của ông.
Danh ca Khánh Ly từng thổ lộ rằng: “Hỏi tôi có yêu ông Trịnh Công Sơn không à, có yêu chứ. Nói không yêu thì chẳng có lý chút nào bởi người tài hoa lại đẹp trai, nho nhã như thế thì làm sao mà không yêu cho nổi. Bây giờ tôi vẫn nhớ cái dáng cao gầy, cặp mắt kính, chiếc mũi dọc dừa, đôi mắt bồ câu, chiếc răng khểnh và mái tóc bồng bềnh rất đáng yêu của ông ấy. Thế nhưng, tôi luôn biết một điều rằng người đàn ông ấy không phải của mình đâu. Yêu đôi mắt, nụ cười hay mái tóc bồng bềnh cũng là yêu mà. Yêu đâu cứ phải vật vã quá, mệt mỏi lắm”.
Trong cuộc đời mình, Trịnh Công Sơn gặp gỡ Khánh Ly không nhiều. Tuy nhiên, khi gặp lại cả, hai đều vỡ òa trong cảm xúc sau những tháng ngày ly biệt.
Năm 1997, Khánh Ly cùng chồng về Việt Nam thăm Trịnh Công Sơn. 4 năm sau đó, Trịnh Công Sơn ra đi mãi mãi.
Thanh Thúy – tình mộng đơn phương
Từ cô nữ sinh ngây thơ, nàng ca sĩ hồn nhiên, giáo sư người Nhật uyên bác cho tới Bích Diễm, Dao Ánh, Khánh Ly, Hồng Nhung hay những nàng thơ đi ngang đời ông, dù hạnh phúc hay dở dang thì mỗi câu chuyện tình ấy đều ngấm vào máu thịt của ông mất rồi.
Đặt chân vào giới văn nghệ sĩ Sài Gòn, lãng tử tình ca Trịnh Công Sơn phải lòng cô ca sĩ Thanh Thúy mỏng manh với đôi vai gầy guộc rất Huế. Giọng ca của Thanh Thúy trầm mặc như dòng sông Hương, mê man và ma mị khiến Trịnh Công Sơn bị mê hoặc.
Cố nhạc sĩ từng tâm sự: “Nói yêu Thanh Thúy thì cũng chưa hẳn. Vì mặc cảm nghèo và vô danh. Trong khi đó Thanh Thúy là một ca sĩ có tiếng lúc bấy giờ, kẻ đón người đưa tấp nập. Biết vậy, nhưng tôi không thể đêm nào thiếu hình ảnh và tiếng hát của nàng”.
Trịnh Công Sơn – Thanh Thúy điển hình cho hòa hợp giữa người hát tình ca và người si tình viết tình ca. Nhưng duyên phận với ông có lẽ là những mối tình dang dở. Bởi vậy, đến nay dư luận vẫn không thôi đặt dấu chấm hỏi cho mối tình đẹp, giữa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nữ ca sĩ Thanh Thúy.
Bích Diễm – tình đẹp là tình dang dở
Hơn 50 năm tồn tại, Diễm xưa vẫn là nỗi day dứt khôn nguôi về mối tình đầu đẹp nhưng buồn của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Được sáng tác vào năm 1960, Diễm xưa được coi là một trong những ca khúc đầu tay trong sự nghiệp nhạc tình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ít ai biết được rằng, “em” trong Diễm xưa chính là cô gái gốc Hà thành Ngô Vũ Bích Diễm.
Diễm xưa cứ thế ra đời như cách nhạc sĩ tài hoa cất giữ một mối tình đẹp. Mối tình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với Bích Diễm cùng dành tình cảm cho nhau nhưng chàng nhạc sĩ lại chưa kịp nói lời yêu, chỉ dám thổ lộ tình cảm của mình qua những khúc nhạc, cô gái cũng vì cách trở mà ngại ngần.
Ngày nay, khi nghe lại Diễm xưa, người ta mới cảm nhận tình yêu trong trẻo lãng mạn bao nhiêu: “Chiều nay còn mưa sao em không lại, nhỡ mai trong cơn đau vùi. Làm sao có nhau, hằn lên nỗi đau, bước chân em xin về mau”.
Dao Ánh – anh yêu em 300 lá thư tình
Mối lương duyên đứt gánh giữa đường của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sau đó được bà Dao Ánh – em gái bà Bích Diễm lấp đầy, Trịnh Công Sơn từng trải lòng: “Anh nhớ Ánh, nhớ Ánh, nhớ Ánh mà không nói được với ai. Như tiếng kêu của một loài kiến nhỏ. Làm thế nào Ánh nghe thấy… Ánh ơi, Ánh ơi, Ánh ơi, Ánh trở về buổi trưa mắt buồn, áo trắng… Rất mong thư Ánh mỗi ngày mỗi giờ mỗi tháng mỗi năm…”.
Dao Ánh là người phụ nữ đặc biệt trong cuộc đời Trịnh Công Sơn. Bà chính là nguồn cảm hứng để ông viết nên những ca khúc nổi tiếng như Còn tuổi nào cho em, Lặng lẽ nơi này, Mưa hồng, Tuổi đá buồn…
4 năm yêu nhau với những kỷ niệm buồn vui nhưng cuối cùng, Trịnh Công Sơn vẫn không thể cho Dao Ánh một mái ấm gia đình.
Vào năm 1993, Dao Ánh trở về Việt Nam và tìm gặp lại người cũ. Trịnh Công Sơn cũng đã viết ca khúc Xin trả nợ người để tặng bà.
Sau cuộc tái ngộ này, Dao Ánh đã ly dị chồng. Những ngày cuối đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bị ốm nặng, Dao Ánh cũng trở về Việt Nam chăm sóc ông. Bà cũng đã gửi tặng lại gia đình nhạc sĩ hơn 300 bức thư tình mà ông đã gửi cho bà thuở còn yêu nhau.
Michiko Yoshii – mối tình xuyên biên giới
Cuộc tình của Trịnh Công Sơn với người con gái Nhật Michiko Yoshii là mối tình đẹp nhưng kết cục buồn, vấn vương như những bản tình ca bất hủ của cố nhạc sĩ tài hoa.
Vượt qua những rào cản về biên giới, ngôn ngữ, văn hóa, nàng đã đến với cuộc đời ông như một người tình để chỉ mãi là mối tình đẹp nhẹ nhàng.
Để gần hơn được với nhạc Trịnh, bà Michiko đã học tiếng Việt, học hát trôi chảy những bài nhạc Trịnh và nhiều lần điện thoại từ Pháp về Việt Nam trò chuyện với nhạc sĩ, cô còn từng đến Việt Nam để gặp gỡ trực tiếp nhạc sĩ mà mình ngưỡng mộ.
Cuộc tình ngoài đời của cả hai dở dang trước ngưỡng cửa hôn nhân nhưng âm nhạc mãi luôn là sợi dây gắn kết hai tâm hồn đồng điệu.
Tháng 7/1991, tại Paris, Michiko Yoshii đã bảo vệ thành công luận án cao học về ảnh hưởng nhạc ᴘнảɴ cнιếɴ của Trịnh Công Sơn trong xã hội Việt Nam thời chiến tranh. Luận án này được giám khảo của đại học Paris VII xếp loại tối ưu. Và người con gái Nhật ấy vẫn nặng lòng với những tình khúc của Trịnh Công Sơn cùng đôi mắt phảng phất nét buồn.
Hồng Nhung – nàng thơ trong trẻo tinh khôi
Ngoài Khánh Ly, Hồng Nhung là “nàng thơ” thứ 2 và khiến Trịnh Công Sơn thương nhớ suốt 10 năm cuối đời.
Gặp Trịnh Công Sơn lúc hơn 20 tuổi khi vào Sài Gòn, Hồng Nhung đã trở thành nàng thơ lúc cuối đời vị nhạc sĩ tài hoa và được ông viết tặng 3 bài hát. Sự trong trẻo, tinh khôi từ Hồng Nhung khiến Trịnh Công Sơn trẻ lại. Nhạc sĩ họ Trịnh gần như quên mất khoảng cách tuổi tác, ông say đắm sáng tác, say đắm tìm nguồn sống trong những bản nhạc tình.
Trịnh Công Sơn chính là người đã giúp thay đổi cuộc đời Hồng Nhung. Hai người đã tạo nên một “mối lương duyên” đẹp của nền âm nhạc Việt.
Công khai bên nhau để hoàn thiện mảnh ghép tình đời hay ý thức về sứ mệnh lịch sử của mình trong âm nhạc, ông và những người tình chọn cách đứng vào trái tim của nhau như những người bạn.
Dù yêu rất nhiều và khát khao có được người phụ nữ mình yêu, nhưng ông chỉ chọn cách ở bên họ như một tình nhân.
Không dò xét phán đoán hay đưa ra bất kỳ lý do nào, mọi chuyện kết thúc nhẹ nhàng chỉ bằng một cái khẽ nhún vai của chàng lãng tử hào hoa ôm mộng nhạc vỡ oà.
Để rồi dù cho những lúc cô đơn xâm chiếm, nhạc sĩ vẫn tự nhủ với bản thân mình rằng: “Khi bạn hát một bản tình ca là bạn đang muốn hát về cuộc tình của mình. Hãy hát đi đừng e ngại”.