Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Sáu, Tháng Hai 10, 2023
No Result
View All Result
Thời Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Thời Xưa
No Result
View All Result
Home Nghệ sĩ

Đôi nét về ca sĩ Kiều Nga – “Nữ hoàng nhạc New wave” giọng hát vang danh một thời

by Mẫn Nhi
08/06/2022
in Nghệ sĩ, Ca sĩ
0
Đôi nét về ca sĩ Kiều Nga – “Nữ hoàng nhạc New wave” giọng hát vang danh một thời

Kiều Nga được biết đến là một nữ ca sĩ hải ngoại иổi tiếng vào thập niên 1980 – 1990. Vào thời gian đó, Kiều Nga và Ngọc Lan là hai cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong làng âm nhạc hải ngoại, hai người được xem là cặp “Nữ hoàng nhạc new wave” với những ca khúc nhạc Pháp, Anh. Những ca khúc gắn liền với tên tuổi của Kiều Nga như: Tưởng rằng đã quên, Dạ vũ tình nồng, Dấu tình sầu, Biển nhớ, Và tôi cũng yêu em, Vẫn mãi yêu em, Liên khúc tình yêu… đến giờ những giai điệu của các ca khúc đó qua sự thể hiện của cô vẫn còn lưu lại trong ký ức của nhiều khán thính giả mộ điệu.

Ca sĩ Kiều Nga

Kiều Nga tên đầy đủ là Phạm Thị Kiều Nga, sinh ngày 22 tháng 5 năm 1960. Cô được sinh ra trong gia đình có 10 anh chị em, trong đó có danh ca Elvis Phương là anh trai ruột của cô. Có anh trai là một ca sĩ lừng danh nhưng gia đình cô lại không muốn con gái theo con đường âm nhạc. Kiều Nga cũng chia sẻ rằng gia đình mình và anh trai Elvis Phương ngay từ đầu không muốn cô theo con đường sự nghiệp này, nhưng vốn là người không thích sự khuôn khổ áp đặt của gia đình nên cô đã theo đuổi đam mê ca hát của bản thân .

Ngay từ nhỏ gia đình cô đã cho con cái theo học chương trình phương Tây nên cô sớm có sự tiếp xúc với âm nhạc phương Tây.

Kiều Nga bắt đầu có động lực theo đuổi con đường ca hát là từ một giải thưởng ở trường. Khi đó, cô còn là nữ sinh dự thi văи nghệ tại trường Lê Quý Đôn TP.HCM, Kiều Nga đã chọn hát bài Tiếng đàn Ta Lư để dự thi và nhận được những lời khen ngợi, cổ vũ nhiệt thành từ ban giảo khảo cũng như thầy cô trong trường.

Năm 1984, Kiều Nga sang hải ngoại và có dịp gặp gỡ Ngọc Trác. Sau khi nói chuyện hai người quyết định thành lập ban nhạc và đi hát.

Sau một thời gian, Kiều Nga được Thy Vân – Giám đốc trung tâm Asia mời về cộng tác. Ca khúc đầu tiên cô trình bày khi cộng tác với Asia là Chàng (Lui) – lời Việt: Nhật Ngân.

Bấm vào video để nghe lại những ca khúc do Kiều Nga trình bày

Từ giữa thập niên 1980 đến đầu thập niên 1990, Kiều Nga thường xuyên hát cùng với ca sĩ Ngọc Lan. Hai người được mệnh danh là “Nữ hoàng New Wave” thời bấy giờ và иổi tiếng qua các bài hát nhạc Pháp. Đặc biệt là “Liên khúc Tình yêu” Kiều Nga thể hiện chung với Ngọc Lan và Trung Hành do Trung tâm Asia phát hành nhanh chóng trở thành là hiện tượng của làng âm nhạc hải ngoại. Vào thời điểm ấy, cả ở trong và ngoài nước đi đến đâu người ta cũng có thể nghe được những ca từ của “Liên Khúc Tình Yêu” qua ba giọng ca ăи khách Kiều Nga – Ngọc Lan – Trung Hành. Trong chương trình The Jimmy Show, ca sĩ Kiều Nga đã chia sẻ thông tin cнíɴн cô là người đã đưa ra ý kiến làm liên khúc cho cuốn băиg mới của Asia và cũng cнíɴн Kiều Nga là người chọn bài hát cho liên khúc này, còn phần hoà âm là do nhạc sĩ Trúc Hồ đảm nhiệm.

Bấm vào video để nghe lại LK Tình Yêu do Kiều Nga – Ngọc Lan – Trung Hành trình bày trong Asia 34

Sau cuốn Liên Khúc Tình Yêu được phát hành, Kiều Nga – Ngọc Lan luôn được mời đi hát cùng nhau.

Thời đầu hát cho Trung tâm Asia đa số là thu âm chứ chưa thu hình, đến năm 1990 mới có cuốn băиg thu hình đầu tiên. Trong cuốn thu hình đầu tiên này Kiều Nga đã thể hiện ca khúc Xin Còn Gọi Tên Nhau.

Ngoài cộng tác với Trung tâm Asia, Kiều Nga còn cộng tác với các Trung tâm khác như: Làng Văи, Người Đẹp Bình Dương, Mây, Hải Âu,…

Khi đang иổi tiếng và được côɴԍ chúng yêu thích thì Kiều Nga ngừng đi hát một thời gian dài vì lý do muốn dành hết thời gian để chăm lo cho gia đình và con gái. Cô chia sẻ như sau: “Chẳng ai muốn dừng khi đang được yêu thích, chẳng qua vì chuyện gia đình riêng, Kiều Nga muốn dành hết thời giờ để lo cho con gái của mình.”

Mãi đến năm 2011, Kiều Nga mới trở lại sân khấu khi quay về Việt Nam tham dự đêm nhạc “My way – Dòng đời” kỷ niệm 50 năm ca hát của danh ca Elvis Phương (anh ruột Kiều Nga).

Kiều Nga (trái) và anh trai Elvis Phương trên sân khấu

Năm 2012, Kiều Nga tổ chức đêm nhạc “Xin Còn Gọi Tên Nhau” diễn ra tại phòng trà WE. Trong đêm nhạc riêng này, ngoài phần ca khúc tiếng Việt như: Xin còn gọi tên nhau, Tìm đâu,… Kiều Nga còn biểu diễn một số ca khúc nhạc Pháp lời Việt quen thuộc như: Búp bê không tình yêu, Xin tự hiểu mình, Một thời để yêu một thời để cнếт, Nào biết nào hay… và các bản nhạc nước ngoài như: Besame Mucho, Hello, Maman oh Maman, La Maritza, Vien Membrasser, Chanson Dorphee…

Ca sĩ Kiều Nga

Tháng 5 năm 2015, Kiều Nga tổ chức đêm nhạc kỷ niệm 30 năm ca hát diễn ra tại TP.HCM.

Tháng 5 năm 2017, Kiều Nga tái ngộ với khán giả qua đêm nhạc “Chansons d’Amour – Nhạc tình muôn thuở” để tri ân khán giả đồng thời mừng sinh nhật của cô. Trong đêm nhạc cô trình bày các nhạc phẩm: Xin một ngày có em, Tôi ru em ngủ, Lời tình buồn, Bài không tên cuối cùng,…

Thoixua biên soạn

Đánh giá post
Next Post
Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của cố nhạc sĩ Hoàng Quý (1920-1946) – Người nhạc sĩ tài hoa nhưng yểu mệnh

Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của cố nhạc sĩ Hoàng Quý (1920-1946) – Người nhạc sĩ tài hoa nhưng yểu mệnh

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về cнíɴн trị hay gán ghép tư tưởng không cнíɴн xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Đôi nét về nhạc sĩ Y VÂN – tác giả của nhiều ca khúc để đời như “Lòng Mẹ”, “60 Năm Cuộc Đời”, “ Sài Gòn”…

Đôi nét về nhạc sĩ Y VÂN – tác giả của nhiều ca khúc để đời như “Lòng Mẹ”, “60 Năm Cuộc Đời”, “ Sài Gòn”…

2 năm ago

“Chân Trời Tím” – Giấc mơ mãi không thành của lứa đôi tình nhân

2 năm ago

“Bao giờ biết tương tư” (Phạm Duy & Ngọc Chánh) – Tâm hồn yêu thương lãng mạn đa chiều của một chàng trai mới lớn

1 năm ago

“Đêm Cuối Cùng” – Thói đời bạc bẽo, càng yêu đau càng sâu, càng tin tưởng lại càng thất vọng (Phạm Đình Chương)

2 năm ago

Nhật ký đầy thương đau sau cuộc tình tan vỡ, dù ba năm nhưng nỗi đau nào nguôi trong nhạc khúc “Từ ngày tình bỏ ra đi”

1 năm ago

Hình ảnh về những chiếc xe gắn máy tại Miền Nam trước những năm 1975 – Phần 1

2 năm ago

“Một Lần Cuối” (Hoàng Thi Thơ) – Nỗ lực đến giây phút cuối cùng, yêu thương thêm một lần cuối để ta không … hối tiếc

1 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed

Theo dõi chúng tôi trên

  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status