Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Đỗ Lễ (1941-1997)

Đăng ngày 20/07/2024

Đỗ Lễ là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của dòng nhạc trữ tình trước năm 1975. Ông là tác giả của nhiều ca khúc được công chúng yêu thích, đặc biệt là những bài hát về tình yêu dang dở, buồn đau và đầy bi luỵ như như: Sang Ngang, Tình Phụ, Chia Ly, Tuyệt Vọng, …Cuộc đời buồn của nhạc sĩ Đỗ Lễ - Tác giả của Sang Ngang, Tình Phụ

Đỗ Lễ tên thật là Đỗ Hữu Lễ, sinh ngày 12 tháng 10 năm 1941, tại Hà Nội. Ông học tiểu học ở trường Hàng Vôi, năm 11 tuổi học trung học ở ngôi trường danh tiếng Chu Văn An (thường được gọi là trường Bưởi).

Năm 1953, Đỗ Lễ theo gia đình di cư vào Sài Gòn và từng theo học trường Cao đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn (1953-1954). Đến năm 1959, ông theo học trường Đại học Khoa học Sài Gòn, sau đó học tiếp trường Đại học Luật Khoa Sài Gòn vào năm 1963. Năm 1965, Đỗ Lễ từng giành được huy chương vàng trong một cuộc thi Lực sĩ đẹp.

Nhìn danh sách các trường mà Đỗ Lễ đã từng theo học, có thể thấy ông là một trí thức được học hành chính quy ở các trường học tiếng tăm nhất ở cả Hà Nội lẫn Sài Gòn. Ngoài ra, ông có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ, từ năm 1951 khi mới 10 tuổi đã tự học nhạc, sau đó tập sáng tác vào năm 1956 khi ông được 15 tuổi, với những bài hát đầu tay là Tình Mẹ Hiền, Tan Vỡ…. Tuy nhiên phải đến năm 24 tuổi thì cái tên Đỗ Lễ mới được công chúng biết đến qua ca khúc “Sang Ngang”, được ông viết cho mối tình đơn phương với nữ ca sĩ Lệ Thanh. Bài hát này nhanh chóng trở nên phổ biến và đã làm cho biết bao khán thính giả khi nghe được phải rơi nước mắt vì những ca từ quá bi thương của ca khúc. “Thôi nín đi em, lệ đẫm vai rồi, buồn thương nhớ ơi… Em hỡi đôi mình mộng nay đã tan, tình đã dở dang. Em khóc những chiều anh xót xa nhiều thương cho tình yêu. Nỗi buồn chua cay, khi lòng đổi thay thôi hết sum vầy…”

Khoảng đầu thập niên 1960, Lệ Thanh là một trong những nữ ca sĩ nổi tiếng nhất ở các phòng trà Sài Gòn. Cứ hàng đêm, bất kỳ cô hát ở phòng trà nào thì cũng đều có mặt Đỗ Lễ ở hàng ghế khán giả. Năm 1965, Lệ Thanh bất ngờ nghỉ hát và đi lấy chồng, để lại nhiều nuối tiếc lớn đối với những người yêu tiếng hát của cô, và người hụt hẫng nhất chính là nhạc sĩ Đỗ Lễ. Ông yêu Lệ Thanh bằng mối tình đơn phương nên đầy đau đớn và chua xót khi người trong mộng lên xe hoa, vì có nghĩa là mối tình đó vĩnh viễn trở thành vô vọng.Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ | Báo Pháp luật Việt Nam điện tử

Với nỗi niềm buồn ray rứt, Đỗ Lễ đã cho ra đời ca khúc “Sang Ngang”, bản nhạc ngay lập tức nổi tiếng, được nhiều nữ danh ca trình bày, như Phương Dung, Khánh Ly, Lệ Thu, và đặc biệt là Thái Thanh

Nhạc sĩ Phạm Duy từng viết về nhạc sĩ Đỗ Lễ và nhạc của ông như sau: “Ai từng yêu nhạc mà không âm thầm nghĩ đến Đỗ Lễ, cái lặng lẽ âm thầm ấy… là sự đau thương trong tình khúc reo hờn trầm buồn đi thẳng vào cuộc đời. Từ muôn trùng, mỗi lần nghe tiếng nhạc trỗi vang là mỗi lần cảm thấy lòng bùi ngùi se sắt lại, tình bâng khuâng với giòng nước, hồn lơ lửng theo mây gió. Trong những phút tuyệt vời ấy, người ta lại thầm nghĩ tới người nghệ sĩ đã soạn thành những tình khúc dang dở của tình yêu, hình dung đến cái đẹp hào hoa tao nhã của con người nhiều lãng mạn và mộng mơ, để lòng thổn thức với thế nhân.

Những hình ảnh đẹp rực rỡ huy hoàng của chàng nhạc sĩ Đỗ Lễ là người mang đầy những thơ mộng dày đặc những đau thương và sầu khổ đã phủ kín đời anh.(…)

Những tiếng nhạc buồn như mời mọc, van xin và sự sầu khổ man mác tạo thành những ca khúc tuyệt vời là tiếng lòng thổn thức của Đỗ Lễ. Tôi yêu nét nhạc đậm đà của Đỗ Lễ và Đỗ Lễ tiếp tục hát, nghe em!…”

Sau đó, Đỗ Lễ tiếp tục sáng tác hàng loạt những ca khúc thất tình khác, tất cả đều rất não lòng như:  Tuyệt Tình, Tàn Phai, Dại Khờ, Hận Tình, Tình Buồn, Oan Trái, Dang Dở, Mùa Thương Cũ, Rồi Em Cũng Bỏ Tôi Đi… và một ca khúc khác có nội dung gần giống với Sang Ngang, đó là Chia Ly.

Không lâu sau đó, Đỗ Lễ kết hôn với ca sĩ Hoài Xuân ( cô ca sĩ được xem là người trình bày nhạc phẩm Sang Ngang lần đầu tại các phòng trà ở Sài Gòn), nhưng cuộc tình này chỉ kéo dài 6 năm khi họ đã có với nhau ba người con.

Nhạc sĩ Đỗ Lễ lại một lần nữa chấp nhận những đắng cay mà định mệnh đã sắp đặt cho ông. Một thời gian sau thì nhạc phẩm Tình phụ ra đời với những lời ca đầy đau đớn: “Chuyện tình mười mấy năm qua nay bỗng xót xa những khi sầu dâng. Còn đâu ngày quen biết nhau đã yêu em rồi, yêu cả cuộc đời. Khi em đã phụ lòng anh, nỡ phụ lòng anh, đau thương để lại xót xa vô vàn. Chỉ là bội ước những lời hẹn thề mà lòng tái tê”.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Tình Phụ do Ngọc Lan trình bày.Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ | Báo Pháp luật Việt Nam điện tử

Ca khúc “Tình Phụ” cũng là nhạc chính trong phim Sóng Tình với diễn viên chính là Thẩm Thuý Hằng. Ca khúc này được chọn vào vòng chung kết những nhạc phim hay nhất tại Đại hội Điện ảnh Á Châu tổ chức tại Tokyo vào đầu thập niên 70.

Ngoài sáng tác nhạc, Đỗ Lễ cũng từng phụ trách một chương trình ca nhạc hàng tuần trên đài Truyền Hình Sài Gòn mang tên là “Thời Trang Nhạc Tuyển” và là một trong những chương trình truyền hình rất thu hút khán giả trước năm 1975. Cùng lúc đó ông cũng đứng ra kinh doanh nhiều mặt hàng âm nhạc như thành lập hãng đĩa, hãng băng và xuất bản nhạc. Bên cạnh đó, Đỗ Lễ còn thực hiện những chương trình ca nhạc cho một số phòng trà và vũ trường ở Sài Gòn quy tụ các giọng ca nổi tiếng thời bấy giờ như Hoàng Oanh, Khánh Ly, Thanh Lan, Thanh Tuyền, Giao Linh, Hương Lan, Caroll Kim, Hoài Xuân, Tam ca Sao Băng, Ba Con Mèo, Ba Trái Táo… Đặc biệt, chính Đỗ Lễ lại là người họa sĩ đã vẽ trang trí cho sân khấu những show truyền hình của ông, vì thế ông được nhiều người gọi là họa sĩ “Sang Ngang” như chính tên bài hát rất nổi tiếng của ông.

Sau năm 1975, Đỗ Lễ mở lớp dạy nhạc trên đường Trương Minh Giảng là nơi quy tụ rất nhiều học sinh theo học. Những năm sau đó lớp nhạc này của ôngvẫn tiếp tục được các học sinh tìm đến ghi danh rất đông nên ông đã có được một đời sống khá sung túc, bình yên và ổn định.

Đến năm 1994, Đỗ Lễ được người thân bảo lãnh qua Mỹ, ông định cư tại thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania. Tuy nhiên, cuộc sống nơi đây làm ông chán nản và rồi một năm sau đó Đỗ Lễ một mình quay về chốn cũ, với nhiều kỷ niệm xưa để rồi sau đó ông tự kết liễu đời mình trong sự cô đơn, buồn nản và thất vọng não nề.

Đỗ Lễ đã тự vẫɴ ʙằɴԍ мộт ʟιều тнuốc Quιɴιɴᴇ cực độc vào ngày 24 tháng 3 năm 1997 trong căn nhà đang thuê trên đường Trần Đình Xu, Sài Gòn. Ngay cả vợ ông là cô Vương Thị Lam Phương cũng không thật sự hiểu được lý do nào đã khiến cho người chồng nghệ sĩ của mình tìm đến cái chết, cô cho biết: “Đỗ Lễ là một người rất ủy mị, con người anh ấy cũng rất yếu đuối, cứ gặp chuyện gì buồn là trở nên suy sụp, rất chán nản và không còn thiết hoạt động gì nữa, theo tôi nghĩ đó chính là điều đưa đến cái chết của anh ấy!”

Người ta tìm thấy trong căn nhà của ông hai lá thư tuyệt mệnh – một gửi cho vợ và một gửi cho một người bạn thân. Nhạc sĩ Đỗ Lễ mất đi để lại sự tiếc nuối cho nhiều người mến mộ, người ta khóc thương cho ông và cảm thấy xót xa cho người nhạc sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh.