Sài Gòn xưa: Ngắm nhìn dáng hình của những ngôi trường xưa qua bộ ảnh hiếm

Đăng ngày 22/08/2024

Không chỉ riêng những ngôi trường nổi tiếng mới được nhắc đến, Sài Gòn ngày xưa còn rất nhiều ngôi trường đã gắn liền với bao thế hệ học sinh. Hôm nay, cùng Thời Xưa điểm lại những ngôi trường đã cũ, có thể có nhiều người đã quên đi sự hiện diện của nó:

Trường tiểu học Jaureguiberry, sau năm 1956 được đổi tên thành trường Centre Scolaire Saint Exupéry, nằm trên đường Thevenet (sau đổi thành đường Tú Xương).

Hiện nay, trường đã được thay đổi chức năng và xây dựng lại thành Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thành phố Hồ Chí MinhNgắm nhìn bộ ảnh Sài Gòn xưa và nay - ALONGWALKER

2. Trường nữ Trung học Gia Long

Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai (ngày trước trường có tên là trường nữ Gia Long) là một trường trung học phổ thông công lập ở Thành phố Hồ Chí Minh. Được thành lập vào năm 1913, đến nay trường là một trong những đơn vị lâu đời nhất của nền giáo dục Việt Nam.

Năm 1915, trường được xây dựng xong và cũng trong năm ấy trường khai giảng khóa đầu tiên; toàn quyền Đông Dương khi đó là ông Ernest Nestor Roume và Thống đốc Courbeil là người cắt băng khánh thành và tuyên bố khai giảng. Đồng phục khi này là áo dài tím, tượng trưng cho sự tinh khiết của phụ nữ Việt Nam nên trường còn có tên là Trường Nữ sinh Áo Tím. Ban đầu trường chỉ dành cho những nữ sinh cư ngụ tại Sài Gòn và vùng phụ cận, mãi về sau mới có cư xá dành cho nữ sinh đến từ các tình, thành phố khác.

Một phiến đá bằng cẩm thạch khắc chữ COLLÈGE DES JEUNES FILLES INDIGÈNES (Trường Của Những Thiếu Nữ Bản Xứ) được dựng lên trước cổng trường, tuy nhiên trường vẫn được biết đến nhiều hơn với cái tên Trường Nữ Sinh Áo Tím.

Hè năm 1940, trường bị chiếm đóng trở thành nơi tập trung của quân đội, nên trường buộc dời về trường tiểu học Ðồ Chiểu tại vùng Tân Ðịnh; cũng trong những năm 1940, trường đổi tên: Collège Gia Long, rồi Lycée Gia Long. Đến năm 1949, trường được trả lại đúng chức năng và quyên góp mở rộng tuyển sinh thêm học viên; cũng trong năm đó, nữ sinh trường cùng với nam sinh trường Petrus Ký tổ chức bãi khóa kỷ niệm ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa dẫn đến việc trường bị nhà cầm quyền cho đóng cửa.Sài gòn xưa đẹp ngỡ ngàng qua những bức ảnh màu cực hiếm - ALONGWALKER

Đến năm 1950, dưới sự đả đảo của phần đông học sinh các trường ở vùng phụ cận Sài Gòn – Gia Định mà trường được mở cửa trở lại. Bắt đầu từ năm 1952, chương trình giáo dục Việt bước đầu thay thế chương trình Pháp, một năm sau, đồng phục tím cũng được thay bằng áo dài trắng với phù hiệu của trường là đóa mai vàng khâu lên trên áo.

Sau sự kiện 30/4/1975, trường chính thức đổi tên thành Trường Phổ thông cấp 2-3 Nguyễn Thị Minh Khai. Sau đó, trường cấp 2 giải thể, chỉ còn lại cấp 3 cộng với việc tuyển sinh thêm học viên nam nên trường lần nữa đổi tên thành Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai tới bây giờ.

3. Trường Nữ Trung học Trưng Vương

Trường Nữ Trung học Trưng Vương là tiền thân của Trường Trung học phổ thông Trưng Vương, thành lập năm 1954, gồm thành phần nhân sự chủ yếu từ các giáo viên học sinh trường Trưng Vương Hà Nội di cư vào Sài Gòn sau Hiệp định Genève 1954.

Ngày 7 tháng 9 năm 1963, nhiều học sinh trường đã tham gia bãi khóa tại sân trường nhằm biểu thị chống việc chính phủ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo. Sau năm 1975, trường đổi tên thành Trường Phổ thông Trưng Vương cấp III, dạy học cho cả nam lẫn nữ học sinh

4. Trường nữ Marie Curie

Đây là một trong những trường trung học lâu đời nhất của Sài Gòn và là trường duy nhất không thay đổi tên ban đầu do người Pháp đặt. Trường được đặt tên theo nhà khoa học Marie Curie.

Ngay khi Pháp chiếm xứ Nam Kỳ, người Pháp đã thiết lập trường học để giảng dạy tiếng pháp và tiếng An Nam, mở trường bổn quốc và trường nữ. Như vậy, Trường nữ sinh Marie Curie được thiết lập trong khoảng từ năm 1858 đến 1862 (năm Pháp dành quyền bảo hộ xứ Nam Kỳ theo Hòa ước Nhâm Tuất 1862).

Sau khi Nhật tiến vào Đông Dương năm 1941, trường bị trưng dụng làm bệnh viện, buộc phải chuyển địa điểm sang một trường mẫu giáo ở đường Phạm Ngọc Thạch ngày nay. Một năm sau, trường được trả lại và dời về địa điểm cũ với tên gọi mới là Trung học cơ sở Calmette. Sau khi Pháp tái chiếm Sài Gòn, trường được đổi tên thành Trung học Lucien Mossard. Đầu năm 1948, trường trở lại với tên gọi cũ là Trung học Marie Curie, mãi đến thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, trường chỉ tuyển nữ. Đến năm 1970, trường mới đào tạo cả nam lẫn nữ.Sài Gòn - TP.HCM 325 năm: Phố cổ không chỉ để ngắm mà còn là làm ăn | TRƯỜNG  TRUNG HỌC CƠ SỞ KHÁNH BÌNH

Năm 1997, trường được đổi tên thành Trung học phổ thông bán công Marie Curie. Trước đây, trường từng là trường trung học phổ thông lớn nhất Việt Nam với hơn 5000 học sinh mỗi năm. Trường dạy hai ca sáng và chiều với tổng cộng 90 đến 100 lớp trong hơn 50 phòng học. Hiện nay, để tăng chất lượng giáo dục, trường đang giảm dần sĩ số. Hiện trường có gần 200 giáo viên, nhân viên, và hơn 3000 học sinh, với trên 70 lớp