Mối tình đẹp và viên mãn của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên – Tác giả của những tình khúc bất hủ

Đăng ngày 02/09/2024

Ngô Thụy Miên được biết đến với vai trò là một nhạc sĩ vô cùng tài hoa, là người sáng tác ra những bản tình ca bất hủ. Trong sự nghiệp sáng tác của bất kì người nhạc sĩ nào cũng sẽ không thể thiếu những bống hồng đi qua cuộc đời, và mỗi giai nhân sẽ để lại những cảm xúc khác nhau để người nghệ sĩ có thể viết nên những bản nhạc với nhiều giai điệu khác nhau, nhất là nhạc về tình yêu. Ngô Thụy Miên cũng là một người nhạc sĩ như vậy, tuy nhiên nguồn cảm hứng lớn nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông chính là người vợ thủy chung Đoàn Thanh Vân. Người con gái khiến cho nhạc sĩ tài hoa của chúng ta yêu say đắm và quyết định đi đến kết hôn, sau đó chọn cuộc sống bình lặng bên người vợ hiền. Thế nhưng ít ai biết được rằng, để đi đến được một hồi kết viên mãn như hiện tại, mối tình của Ngô Thụy Miên và vợ cũng gặp không ít sóng gió.Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và chuyện tình đẹp với người bạn gái thuở đầu đời

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tên thật là Ngô Quang Bình, sinh năm 1948 tại Hải Phòng. Ông được sinh ra trong một gia đình có bảy người con, ông là con thứ nhì. Gia đình của Ngô Thụy Miên có mở một nhà sách tên là Thanh Bình ở thành phố Cảng, vì thế ông lớn lên với sách vở, thơ văn. Sau khi theo gia đình vào Nam ông theo học trường trung học Nguyễn Trãi và sau đó học trường Đại học Khoa học Sài Gòn.

Trong những năm đầu thập niên 1960, lúc này ông mới bắt đầu bén duyên với âm nhạc. Ngô Thụy Miên theo học vĩ cầm với giáo sư Đỗ Thế Phiệt, học nhạc pháp với giáo sư Hùng Lân tại Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Trong thời gian học ở đây, ông đã tình cờ gặp gỡ người con gái tên là Đoàn Thanh Vân (con gái của tài tử Đoàn Châu Mậu nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn thập niên 1960). Ông bắt đầu đem lòng cảm mến cô gái ấy và sau một thời gian gặp gỡ họ nảy sinh tình cảm và bắt đầu một mối tình đẹp.

Cũng chính cô Vân là nguồn cảm hứng để ông sáng tác nên tình khúc đầu tay mang tên “Chiều nay không có em” vào năm 1963, ca khúc được hoàn tất vào tháng 2 năm 1965 và đã được giới học sinh, sinh viên lúc bấy giờ hưởng ứng rất nồng nhiệt. Ca khúc “ Chiều nay không có em” như lời tỏ tình của chàng trai 17 tuổi dành cho người con gái làm trái tim ông rung động:

Chiều nay mình lang thang trên phố dài
Không có em ai chung bước dỗi nhau giận hờn
Không có em đường xưa giăng mắt mây trôi
Chiều nào hai đứa chung đôi
Lặng nhìn mùa thu lá rơi.
Dù mai tình lên khơi như sóng gào
Không có em cho phố vắng dấu chân hẹn hò
Không có em mùa thu thôi lá vương bay
Mùa đông buốt giá qua đây
Vòng tay ấy ôi sao lẻ loi.
Không có em đời mình, sao vắng vui
Cuộc tình như lá khô mộng mơ cơn mê chiều.
Không có em đôi mắt buồn nào đợi chờ,
Xin cho nhau lời vỗ về,
sao đành quên đi ngày tháng đó.
Không có em một mình ta với ta
Ngày dài thôi chóng qua tuổi hoang trôi vai gầy.
Như ước mơ xin nhớ lần mình hẹn hò,
xin cho nhau một lời rồi,
xin tình yêu ấy lên ngôi.
Rồi mai mình em thôi trên phố người
Sao mắt nhung không nuối tiếc khát khao đợi chờ
Không có em còn ai thương lá thu bay
Còn ai vương vấn cơn say
Đời gian dối cô đơn mình ta.Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên là ai và vì sao lấy bút danh Ngô Thụy Miên?

Lúc bắt đầu hẹn hò với Đoàn Thanh Vân, ông viết tiếp ca khúc “Mùa thu cho em” với những ca từ rạo rực yêu đương đầy lãng mạn: “Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ/ em có nghe nai vàng/ hát khúc yêu đương/ Và em có nghe khi mùa thu tới/ mang ái ân mang tình yêu tới/ em có nghe nghe hồn thu nói mình yêu nhau nhé…” Bài hát như một bản tình ca êm ái, đưa người vào lối mộng.

Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương
Và em có nghe khi mùa thu tới
mang ái ân mang tình yêu tới
em có nghe nghe hồn thu nói mình yêu nhau nhé.
Em có hay mùa thu mưa bay gió nhẹ
em có hay thu về hết dấu cô liêu
Và em có hay khi mùa thu tới
bao trái tim vương màu xanh mới
em có hay hay mùa thu tới hồn anh ngất ngây.
Nắng úa dệt mi em
và mây xanh thay tóc rối
nhạt môi môi em thơm nồng
tình yêu vương vương má hồng
sẽ hát bài cho em
và ru em yên giấc tối
ngày mai khi mưa ngang lưng đồi
chờ em anh nghe mùa thu tới.
Em có mơ mùa thu cho ai nức nở
em có mơ mơ mùa mắt ướt hoen mi
Và em có mơ khi mùa thu tới
hai chúng ta sẽ cùng chung lối
em với anh mơ mùa thu ấy tình ta ngát hương…

Sau một thời gian yêu đương hẹn hò, cặp đôi tạm rời xa nhau một thời gian. Đến năm 1973, Ngô Thụy Miên và Đoàn Thanh Vân gặp lại nhau, họ nối lại tình xưa và đi đến quyết định đính hôn, họ dự định sẽ tổ chức đám cưới sau khi Đoàn Thanh Vân tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên đến năm 1975, sau sự kiện 30/4 Đoàn Thanh Vân theo gia đình di cư sang Mỹ, mà chưa kịp nói lời giã biệt vị hôn thê.

Lúc biết được tin vợ sắp cưới của mình đã ra nước ngoài mà chưa kịp nói lời từ biệt, trong chuỗi ngày buồn bã vì sự chia li ông đã sáng tác ra ca khúc “Em còn nhớ mùa xuân” mà mãi đến cuối năm 1978 ông mới chính thức ra mắt tác phẩm này sau khi ông vượt biên thành công và tị nạn ở đảo Pulau Didong. Sau này có lần nhạc sĩ thổ lộ: “Một sáng tác mà tôi rất yêu quí, có mang một chút hình ảnh thời sự, đó là bài “Em còn nhớ mùa xuân”. Đó là tình khúc duy nhất tôi đã viết ở Sài Gòn sau tháng 4/1975 trong nỗi nhớ một người bạn gái đã ra đi, và giữa những biến chuyển xảy ra quanh mình trong những ngày tháng đó. Bản nhạc nhắc đến những kỷ niệm đẹp của chúng tôi trong bối cảnh của một thời thơ mộng”.Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và những ca khúc bất hủ: Mắt Biếc, Niệm Khúc Cuối,  Bản Tình Cuối, Mùa Thu Cho Em...

Tình khúc “Em còn nhớ mùa xuân” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên được nhiều ca sĩ trình diễn ở hải ngoại, rồi sau đó lại tiếp tục chinh phục người yêu nhạc trong nước.

Em có bao giờ còn nhớ mùa xuân
Nhớ tháng năm xưa của tuổi dại khờ
Nhớ tiếng dương cầm giọng hát trẻ thơ
Có thấy bơ vơ ngày tháng đợi chờ.
Nơi ấy bây giờ còn có mùa xuân
Có dáng nghiêng nghiêng nụ cười thật gần
Có mắt nai vàng ngời sáng tình xanh
Em có bao giờ thấu cho lòng anh.
Trời Sàigòn chiều hôm nay còn nhiều mây bay
Nhiều niềm đau thương bi hận tràn đầy
Gượng nụ cười giọt lệ trên môi
Nhìn đất nước tơi bời một thời em có hay.
Những thành phố em sẽ đi qua
Đây Ba-Lê, đây Luân Đôn, đây Vienne
Nhưng có đâu bằng Sàigòn hôm qua
Nhưng có đâu bằng Sàigòn mai sau
Em có mơ ngày hát câu hồi hương.
Em nhé khi nào chợt nhớ mùa xuân
Nhớ lá thư xanh và chuyện tình hồng
Nhớ nắng hanh vàng nhuộm áo Hà Đông
Anh ở nơi này vẫn luôn chờ mong.

Sau 6 tháng tị nạn tại đảo Pulau Bidong, ông được bảo lãnh sang Canada vào tháng 4 năm 1979. Lúc này Đoàn Thanh Vân đang ở San Diego ( Hoa Kỳ) cùng gia đình, cô nghe được tin người yêu đã đến Canada nên đã bay sang để nối lại cuộc tình dang dở vì thời cuộc. Sau đó hai người sống tại San Diego rồi dời lên Quận Cam California. Cũng trong năm 1979, Ngô Thụy Miên và Đoàn Thanh Vân tổ chức lễ cưới tại bang California, trùng phùng hạnh phúc sau nhiều năm cách biệt. Sau khi ổn định cuộc sống bên hải ngoại ông viết ca khúc “ Bản tình ca cho em” và được khán thính giả đón nhận nồng nhiệt.

Anh hát cho em bài tình ca thiết tha
Anh hát cho em dù lòng nghe xót xa
Một lần gặp gỡ đã là bao thương nhớ
Thương dáng em cười nhớ nụ mắt bờ môi

Anh nhớ năm xưa mùa xuân em đến thăm
Em nói yêu anh rồi tình qua rất nhanh
Một ngày chợt đến bỗng tình như đã lỡ
Một ngày chợt đến bỗng đời như tan vỡ

Ai đã yêu em những đêm buồn giá lạnh
Và ai âu yếm hát những lời thiết tha trìu mến
Ai đã nâng niu đón đưa ngày tháng dài
Giờ đâu còn nữa ngày vui đã hết tình ta đã chết

Anh chúc cho em đời yên vui đắm say
Anh chúc cho em dù lòng nghe đắng cay
Một ngày nào đó dẫu tình ta đã lỡ
Một ngày nào đó ta vẫn yêu mãi người thôi…

Sau này, vợ chồng Ngô Thụy Miên – Đoàn Thanh Vân chuyển đến định cư tại thành phố Olympia, tiểu bang Washington nơi có khá ít người Việt sinh sống, là một thành phố hiền hòa. Họ cùng nhau sống hạnh phúc trong một nếp sống bình yên và khá kín tiếng. Ông sáng tác ra ca khúc “ Riêng một góc trời” đình đám hiện nay chắc cũng bởi lẽ muốn ám chỉ ông muốn chọn riêng một góc trời để sinh sống cùng vợ, chỉ cần một cuộc sống an yên, hạnh phúc sau bao sóng gió.

Tình yêu như nắng, nắng đưa em về, bên giòng suối mơ
Nhẹ vương theo gió, gió mang câu thề, xa rời chốn xưa
Tình như lá úa, rơi buồn, trong nỗi nhớ
Mưa vẫn mưa rơi, mây vẫn mây trôi, hắt hiu tình tôi

Người vui bên ấy, xót xa nơi này, thương hình dáng ai
Vòng tay biếc nuối, bước chân âm thầm, nghe giọt nắng phai
Đời như sương khói, mơ hồ, trong bóng tối
Em đã xa xôi, tôi vẫn chơi vơi, riêng một góc trời

Người yêu dấu, người yêu dấu hỡi
Khi mùa xuân vội qua chốn nơi đây
Nụ hôn đã mơ say, bờ môi ướt mi cay, nay còn đâu

Tìm đâu thấy, tìm đâu thấy nữa
Khi mùa đông về theo cánh chim bay
Là chia cách đôi nơi, là hạnh phúc rã rời, người ơi

Một mai em nhé, có nghe Thu về, trên hàng lá khô
Ngàn sao lấp lánh, hát câu mong chờ, em về lối xưa
Hạ còn nắng ấm, thấy lòng sao buốt giá
Gọi tên em mãi, trong cơn mê này, mình nhớ thương nhau

Cho đến nay ở tuổi 72, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên vẫn sống êm đềm bên người vợ thủy chung và đã thành tri kỉ. Đi đâu họ cũng có nhau, họ cùng nhau đi du lịch rất nhiều nơi trên thế giới, có một lần Ngô Thụy Miên dừng chân đến một nước Đông Nam Á, chỉ còn một bước nữa thôi là về đến quê hương nơi ông từng sinh ra, thế nhưng bước chân phiêu linh sao vẫn nặng nề và quê xưa vẫn xa vời vợi.