Quảng Trị là một tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đây là tỉnh có Khu phi quân sự Vĩ Tuyến 17, là giới tuyến chia cắt hai miền Nam Bắc Việt Nam. Do đó đây cũng là một cнιếɴ тʀườɴԍ ác liệt nhất trong suốt 21 năm trong cuộc ɴộι cнιếɴ giữa hai miền Nam Bắc (1954 – 1975).
Tỉnh Quảng Trị từ thời cổ sử.
Từ thời Hùng Vương – An Dương Vương, vùng Quảng Trị ngày nay được cho là là một phần lãnh địa bộ Việt Thường của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc. Đầu thời kỳ Hán thuộc (từ năm 111 Trước Công Nguyên cho đến năm 192 sau Công Nguyên) Quảng Trị thuộc đất Quận Nhật Nam
Cuối thế kỷ thứ II, nhân lúc triều đình nhà Hán sụp đổ, Trung Quốc rơi vào thời kỳ loạn lạc, cát cứ, một chính quyền bản xứ của quận Nhật Nam và xứ Tượng Lâm được hình thành và lập nên vương quốc Lâm Ấp. Lãnh thổ của Lâm Ấp được phỏng đoán và từ đèo Hải Vân cho tới đèo Ngang ngày nay bao gồm cả vùng đất Quảng Trị.
Tỉnh Quảng Trị thời nhà Lý.
Đến thế kỷ 10 mới giành được độc lập và tránh khỏi sự lệ thuộc vào nhà Hán, chính quyền Đại Việt nhanh chóng phát triển về mọi mặt và luôn tìm cách mở rộng lãnh thổ để giành lấy không gian sinh tồn trước sự uy hiếp của Trung Quốc phía Bắc và Chăm Pa (hậu thân của Lâm Ấp) ở phía Nam.
Sự phát triển thần tốc của Đại Việt là mối lo ngại của Chăm Pa cũng như tham vọng của Nhà Tống. Để loại trừ sự uy hiếp ở phía Nam và phá tan âm mưu câu kết với Chăm Pa đánh phá Đại Việt, năm 1069 vua Lý Thánh Tông thanh chinh thống lĩnh 5 vạn quân cũng Lý Thường Kiệt đi tiên phong đánh thẳng vào kinh đô Chà Bàn, bắt sống được vua của Chăm pa là Rudravarman III (Trong sử việt ghi chép có tên là Chế Củ) đưa về kinh đô Thăng Long.
Để cầu hòa, Chế Củ xin dâng 3 châu là Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh cho Đại Việt đổi lấy vua Chế Củ được quay trở về Chăm Pa. Lý Thánh Tông liền đổi tên Châu Địa Lý thành Châu Lâm Bình, Châu Ma Linh thành châu Minh Linh.
Địa bàn của Châu Minh Linh được phỏng đoán tương ứng từ Cửa Việt trở ra phía Bắc Quảng Trị ngày nay bao gồm các huyện Gio Linh, Cam Lộ, Đa Krong và một phần đất của thành phố Đông Hà, các huyện Hướng Hóa và Vĩnh Linh hiện nay.
Sự phát triển nhanh chóng của Đại Việt là mối lo ngại cho Chăm Pa cũng như tham vọng của nhà Tống. Để loại trừ mọi uy hiếp ở phía Nam và phá tan âm mưu của nhà Tống câu kết với Chăm Pa đánh phá Đại Việt, năm 1069 vua Lý Thánh Tông thân chinh thống lĩnh 5 vạn quân cùng Lý Thường Kiệt đi tiên phong đánh thẳng vào kinh đô Chà Bàn, bắt được vua Chăm Pa là Rudravarman III (sử Việt chép tên là Chế Củ) đưa về Thăng Long.
Để chuộc tội, Chế Củ xin dâng 3 châu: Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh cho Đại Việt. Vua Lý Thánh Tông nhận 3 châu đó rồi tha cho Chế Củ về nước. Ông cho đổi châu Địa Lý thành châu Lâm Bình, châu Ma Linh thành châu Minh Linh. Địa bàn của châu Minh Linh được phỏng đoán tương ứng với vùng đất từ Cửa Việt trở ra phía bắc Quảng Trị ngày nay, gồm các huyện Gio Linh, Cam Lộ, Đa Krông, một phần đất của thành phố Đông Hà, các huyện Hướng Hóa và Vĩnh Linh hiện nay.
Tỉnh Quảng Trị thời nhà Trần
Vào thời nhà Trần, vua Chăm Pa là Jaya Sinhavarman III (sử Việt chép là Chế Mân) dâng biểu cầu hôn xin cưới Công Chúa Huyền Trân lên vua Trần Anh Tông với sính lể là 2 châu Ô và Lý (Rí). Vua Trần bằng lòng gã con gái cho Chế Mân và nhận hai châu Ô, Rí đổi tên 2 châu thành Thuận Châu và Hóa Châu.
Địa bàn Thuận Châu tương ứng với vùng đất từ Sông Hiếu – Cửa Việt trở vào phía Nam tỉnh Quảng Trị ngày nay. Trong đó có các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, thị xã Quảng Trị và một phần đất thành phố Đông Hà hiện nay.
Tỉnh Quảng Trị thời kỳ Nam tiến.
Từ đó cho đến khi người Việt hoàn thành công cuộc Nam tiến dù có vài lần Chăm Pa chiếm lại được quyền kiểm soát nhưng chung quy người Việt vẫn làm chủ được vùng này.
Sau năm 1558, khi Nguyễn Hoàng được vua Lê Anh Tông sai vào trấn thủ Thuận Hóa, đóng dinh Cát ở Ái Tử. Các chúa Nguyễn áp dụng chính sách di dân cũng như cho phép người nước ngoài nhập cư vào Đàng Trong, đặc biệt là người Hoa nhằm tăng nhanh dân số và phát triển tiềm lực kinh tế để tranh hùng cùng chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
Quảng Trị thời nhà Nguyễn
Trong suốt gần 300 năm, Quảng Trị tồn tại với cái tên là Cựu Dinh thuốc trấn Thuận Hóa. Mãi đến sau khi Gia Long đặt lại Cựu Dinh thành Dinh Quảng Trị bao gồm Hải Lăng, Đặng Xương (tên cũ là Vũ Xương), Minh Linh và đạo Cam Lộ.
Năm 1806, Quảng Trị trở thành dinh trực lệ kinh sư Huế.
Năm 1822, đặt châu Hướng Hóa lệ thuộc đạo Cam Lộ.
Đến năm 1827, dinh Quảng Trị nâng lên thành trấn Quảng Trị.
Năm 1832, trấn Quảng Trị đổi thành tỉnh Quảng Trị.
Năm 1853, tỉnh Quảng Trị hợp nhất với phủ Thừa Thiên thành đạo Quảng Trị.
Tới năm 1876, tỉnh Quảng Trị được tái lập.
Tỉnh Quảng Trị vào thời Pháp thuộc.
Sau khi nắm quyền kiểm soát 3 nước Đông Dương, ngày 3/5/1980, Toàn quyền Đông Dương là Jules Georges Piquet ra Nghị định hợp Quảng Trị với tỉnh Quảng Bình thành tỉnh Bình Trị.
Ngày 23 tháng 1 năm 1896, Toàn quyền Paul Armand Rousseau ra Nghị định rút Quảng Trị ra khỏi địa hạt thuộc quyền Công sứ Đồng Hới, cùng Thừa Thiên dưới quyền Công sứ Trung Kỳ, đặt một phó Công sứ đại diện cho Khâm sứ ở Quảng Trị.
Đến năm 1900, Toàn quyền Paul Doumer ra Nghị định tách Quảng Trị ra khỏi Thừa Thiên lập thành một tỉnh riêng biệt gồm 4 phủ: Triệu Phong (Thuận Xương cũ), Hải Lăng, Vĩnh Linh (Chiêu Linh cũ) Cam Lộ và huyện Gio Linh.
Ngày 17 tháng 2 năm 1906, Toàn quyền Paul Beau ra Nghị định thành lập thị xã Quảng Trị và đặt làm tỉnh lỵ.
Tỉnh Quảng Trị Thời Việt Nam Cộng Hòa
Sau Hiệp định Genève 1954, sông Bến Hải được chọn làm giới tuyến quân sự tạm thời, tỉnh Quảng Trị tạm thời chia làm hai vùng: Vùng bờ Nam sông Bến Hải là tỉnh Quảng Trị, gồm các huyện: Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh, Hướng Hóa, xã Vĩnh Liêm và một phần của xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh), thị xã Quảng Trị, do Chính Quyền Việt Nam Cộng Hòa quản lý, hơn 3/4 địa bàn và dân cư của huyện Vĩnh Linh ở phía Bắc vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) do Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa quản lý, được thành lập đặc khu. Đặc khu Vĩnh Linh tương đương đơn vị hành chính cấp tỉnh, trực thuộc Trung ương.
Tỉnh Quảng Trị Sau 1975
Sau khi Sài Gòn thất thủ, tỉnh Quảng Trị và đặc khu Vĩnh Linh được Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản. Từ tháng 3 năm 1976, thực hiện Quyết định của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Quảng Trị cùng hai tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên và đặc khu Vĩnh Linh hợp nhất thành tỉnh mới là Bình Trị Thiên. Ngày 11 tháng 3 năm 1977, hợp nhất 3 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ thành huyện Bến Hải; hợp nhất 2 huyện Triệu Phong và Hải Lăng thành huyện Triệu Hải.
Sau đây là những hình ảnh về Quảng Trị được chụp vào những năm của thập niên 60-70
Trong đền thánh La Vang đặt bốn bàn thờ cẩm thạch lấy từ núi Ngũ Hành Sơn. Một bàn thờ chính dâng kính Đức Mẹ và ba bàn thờ phụ dâng kính các thánh tử đạo ba miền Bắc, Trung, Nam. Trên bàn thờ có hình Đức Mẹ La Vang và phù điêu thánh tử đạo Việt Nam. Lúc đó (1961) khi làm lễ, vị Chủ tế vẫn hướng về phía bàn thờ (trừ lúc giảng) chứ chưa quay mặt về phía giáo dân như bây giờ
Đây là giáo viên làng ở Cam Hiếu năm 1967. Tôi là lính Thủy quân Lục chiến Liên hợp phục vụ tại làng này. Cô giáo trông có vẻ e ngại vì chúng tôi vừa giao sách giáo khoa được chính phủ phê duyệt, có thể khiến cô ấy rơi vào tình thế khó xử với cơ sở hạ tầng địa phư
Không ảnh Quảng Trị tháng 2-1968, vài tuần sau tổng tấn công Tết Mậu Thân. Những dãy nhà dài nằm dọc cạnh nhau là MACV.Đừng lầm dãy nhà ngói mái đen cũng nằm dọc có 8 ô cửa sổ nằm rất sát với MACV là trường Nguyễn Hoàng.Tôi biết chấc chấn như vậy vì xưa kia tôi đã học trong số các phòng này.Tuy nhiên cỗng chính của MACV thì không đi ra phía cổ thành mà đi băng dọc sân vận động,sau lưng trường Nguyễn Hoàng như chú thích bằng Anh ngữ, MACV nhìn về hướng Đà Nẵng là đúng.