Kiến trúc hoành tráng của Dinh Tỉnh trưởng, khu lăng mộ ông ngoại vua Tự Đức, nét cổ kính của chùa Đồng Sơn… là những hình ảnh tư liệu quý về Gò Công thập niên 1920 do người Pháp thực hiện.
Chợ Gò Công thập niên 1920, ngày nay là chợ Gò Công cũ ở trung tâm thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
Tỉnh Gò Công được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1900, tồn tại vào thời Pháp thuộc và bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa giải thể vào cuối năm 1956. Tuy nhiên, sau đó tỉnh Gò Công lại được chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập vào năm 1963, tiếp tục tồn tại và bị mất tên gọi đơn vị hàh chính cấp tỉnh từ tháng 2 năm 1976 cho đến nay. Tên gọi Gò Công do nơi này nguyên sơ là vùng gò đất có nhiều chim cô
Dinh Chánh Tham Biện (Dinh Tỉnh trưởng) tỉnh Gò Công. Tỉnh Gò Công tồn tại trong các giai đoạn 1900-1956, 1963-1976, nay tương ứng với thị xã Gò Công và các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông thuộc tỉnh Tiền Giang.
Trường Nữ sinh tỉnh Gò Công.
Đức Quốc Công Từ trong Lăng Hoàng Gia ở Gò Công. Đức Quốc Công là tước hiệu vua Tự Đức truy phong cho ông ngoại là Phạm Đăng Hưng. Lăng Hoàng Gia là nơi an nghỉ của ông Phạm Đăng Hưng.
Mộ Phạm Đăng Hưng, ông ngoại của vua Tự Đức. Ông Phạm Đăng Hưng là người Gò Công, từng làm quan Thượng thư dưới hai triều vua Gia Long và Minh Mạng. Con gái ông – bà Phạm Thị Hằng là vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức, tức Từ Dụ Hoàng thái hậu nổi tiếng nhà Nguyễn.
Mộ tổ tiên họ ngoại vua Tự Đức ở khu Lăng Hoàng Gia.
Gò Công vốn là một phủ của Chân Lạp, có tên là Lôi Lạp (chữ Hán: Lôi Lạt 雷巤). Năm 1757, quân Chúa Nguyễn chiếm được phủ này.
Chùa Đồng Sơn, một ngôi chùa cổ ở tỉnh Gò Công xưa.
Dưới thời Nhà Nguyễn độc lập, vào năm 1820, toàn bộ vùng đất Gò Công ngày nay ban đầu thuộc tổng Hòa Bình, huyện Kiến Hòa, trấn Định Tường. Sau này, lại tách vùng đất này ra khỏi trấn Định Tường để thành lập huyện Tân Hòa thuộc phủ Hòa Thạnh (lập năm 1841), tỉnh Gia Định. Huyện Tân Hòa khi đó bao gồm 2 tổng trực thuộc: Hòa Đồng và Hòa Lạc.
Năm 1841, dưới triều vua Thiệu Trị, địa bàn huyện Tân Hòa lại được chia thành 4 tổng mới: Hòa Đồng Thượng, Hòa Đồng Hạ, Hòa Lạc Thượng và Hòa Lạc Hạ. Đến năm 1851, phủ Hòa Thạnh bị giải thể và nhập vào phủ Tân An. Huyện Tân Hòa khi đó thuộc phủ Tân An, tỉnh Gia Định.
Một hình ảnh khác về chùa Đồng Sơn.
Với Hòa ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế nhượng hẳn 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Gia Định, Biên Hòa và Định Tường) cho thực dân Pháp làm thuộc địa. Ban đầu, Pháp vẫn giữ nguyên cách phân ranh hành chính của tỉnh Gia Định như cũ, chỉ thay đổi quan lại bằng người Pháp để thi hành chính sách trực trị và đàn áp. Năm 1862, huyện Tân Hòa có lỵ sở đặt tại Gò Công, bao gồm 4 tổng trực thuộc: Hòa Đồng Thượng (7 thôn), Hòa Đồng Hạ (10 thôn), Hòa Lạc Thượng (8 thôn), Hòa Lạc Hạ (8 thôn).
Nhà thờ (?) ở Gò Công.
Ngày 9 tháng 11 năm 1864, thực dân Pháp lại thành lập hạt Thanh tra Tân Hòa trên địa bàn huyện Tân Hòa thuộc phủ Tân An, tỉnh Gia Định cũ. Trụ sở hạt Thanh tra Tân Hòa đặt tại Gò Công. Lúc đầu, hạt Thanh tra tạm gọi tên theo tên các phủ huyện cũ, sau mới đổi tên gọi theo địa điểm đóng trụ sở.
Cầu Long Thạnh.
Ngày 16 tháng 2 năm 1867, toàn bộ cù lao Lợi Quan vốn trước đó thuộc tổng Hòa Qưới, hạt Thanh tra Kiến Hòa (sau đổi tên thành hạt Thanh tra Chợ Gạo) được giao về cho tổng Hòa Đồng Hạ thuộc hạt Thanh tra Tân Hòa quản lý. Cù lao Lợi Quan trước đó gồm 4 thôn: Tân Phong, Từ Linh (tên cũ là thôn Miễu Ông), Hòa Thới và Phú Thạnh Đông. Cũng nhân sự kiện này, ba thôn Tân Phong, Từ Linh và Hòa Thới được nhập lại thành một thôn mới lấy tên là thôn Tân Thới. Từ đó, địa phận cù lao Lợi Quan chỉ còn hai thôn (sau này là làng) là Tân Thới và Phú Thạnh Đông.
Bưu điện Gò Công.
Năm 1867, chính quyền thực dân Pháp chia 3 tỉnh cũ thời Nhà Nguyễn độc lập là Gia Định, Biên Hòa và Định Tường thành 13 hạt thanh tra (inspection) do các viên chức Pháp ngạch thanh tra các công việc bản xứ (inspecteur des affaires indigeânes) đứng đầu, nhưng tạm thời vẫn giữ cơ cấu phủ huyện cũ. Ngày 16 tháng 8 năm 1867, hạt Thanh tra Gò Công được thành lập do đổi tên từ hạt Thanh tra Tân Hòa trước đó, là một trong 24 hạt Thanh tra toàn xứ Nam Kỳ thuộc Pháp lúc bấy giờ, gồm có 4 tổng, 39 thôn: tổng Hòa Đồng Hạ (11 thôn); tổng Hòa Đồng Thượng (7 thôn); tổng Hòa Lạc Hạ (12 thôn); tổng Hòa Lạc Thượng (9 thôn). Hạt Thanh tra Gò Công lúc bấy giờ thuộc tỉnh Sài Gòn.
Nhà hộ sinh.
Ngày 5 tháng 1 năm 1876, các thôn được gọi là làng, đồng thời Gò Công trở thành một hạt tham biện (arrondissement) thuộc khu vực (circonscription) Mỹ Tho do thực dân Pháp đặt ra. Năm 1882, hạt tham biện (còn gọi là Tiểu khu hành chính, trị sở được dân gian quen gọi là tòa Bố) Gò Công gồm 4 tổng là Hòa Đồng Thượng, Hòa Đồng Hạ, Hòa Lạc Thượng, Hòa Lạc Hạ.
Như vậy, toàn bộ địa bàn hạt Gò Công lúc bấy giờ chính là huyện Tân Hòa thuộc phủ Tân An, tỉnh Gia Định dưới thời Nhà Nguyễn độc lập. Trước đây, địa danh “Gò Công” chỉ là tên gọi nơi đặt lỵ sở huyện Tân Hòa
Bệnh viện Gò Công.
Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt tham biện Gò Công trở thành tỉnh Gò Công, với số tổng và số làng không đổi. Tỉnh lỵ Gò Công đặt tại làng Thành phố, vốn là hai làng Thuận Tắc và Thuận Ngãi nhập lại.
Tòa nhà kho bạc Gò Công.
Từ ngày 9 tháng 2 năm 1913 đến ngày 9 tháng 2 năm 1924, Gò Công trở thành quận thuộc tỉnh Mỹ Tho. Sau đó lại tái lập tỉnh Gò Công với 5 tổng, thêm tổng Hòa Đồng Trung, số làng cũng thay đổi
- Cảm nhận tình yêu Sài Gòn của nhạc sĩ Lam Phương qua bài hát “Vĩnh biệt Sài gòn”
- Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lê Dinh
- Cảm nhận về ca khúc “ Rạng đông trên quê hương Việt Nam” của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ
- “Tình Nghệ Sĩ”- Một chuyện tình đẹp tựa ý thơ nhưng mang lại cái kết buồn
- Cảm nhận về ca khúc “Năm Cụm Núi Quê Hương” của nhạc sĩ Minh Kỳ