Đã từng có một “Nhà thờ Sài Gòn” ngay vị trí tòa cao ốc Sunwah ngày nay – Bạn đã biết chưa?

Đăng ngày 23/08/2024

Kênh Kinh Lớn vốn là khởi thủy của tuyến kênh đào nối liền từ Bát Quái đến sông Sài Gòn, nó có vai trò dẫn nước từ sông và thành Gia Định, chính vua Nguyễn Ánh đã cho khởi đào vào năm 1790. Nhưng cái tên kênh “Kinh Lớn” thì mãi đến đất nước thuộc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thì mới được đặt nên. Ngoài ra, người dân sinh sống gần khu vực đó thì lại gọi nó là khu Chợ Vải, bởi hai bên bờ kênh thường tụ tập nhiều người Hoa buôn bán, các thương lái chủ yếu bán vải vóc và gấm lụa. Còn người Pháp thì gọi con kênh này là Grand.

Đến năm 1861, ngay sau khi đánh chiếm thành công thành Gia Định và thành phố Sài Gòn, Pháp đã cho tìm kiếm một lô đất để xây dựng một nhà thờ, với mục đích xem đó là nơi cử hành Thánh lễ cho những người đạo Công Giáo. Và sau cùng là quyết định lựa chọn một phần đất nơi bên bờ kênh “Kinh Lớn”, cố đạo Lefebvre là người đặt viên đá đầu tiên cho việc khởi công xây dựng nhà thờ. Chỉ là một nhà thờ bằng gỗ, khởi công từ 28 tháng 3 năm 1863, và sau khoảng hai năm thì khánh thành (tức là năm 1865), và đây cũng là Nhà thờ đầu tiên được xây dựng, có tên là Nhà Thờ Saigon.

Cùng thời điểm đó, Đô đốc Charner đã ban hành nhiều quy định về giới hạn địa phần trong thành phố, con kênh Grand (kênh “Kinh Lớn”) cũng bị đổi tên thành kênh Charner. Dọc bờ kênh là hai tuyến đường song song, dân Pháp đặt là đường Rigault de Genouilly và đường Charner (hiện nay thuộc phía của khách sạn Palace). Dần dần, hai bên bờ tụ tập thêm nhiều lái buôn, chủ yếu là người Hoa, họ buôn bán rất đông và gây nên tình trạng ô nhiễm con kênh đào Charner. Năm 1880, đế quốc Pháp vì thế mà cho lấp hẳn kênh đào, sát nhập hai tuyến đường song song thành Đại lộ Charner – Một đầu là Dinh Đốc Lý (hay còn gọi là Dinh Xã Tây, chính là tòa nhà UBND hiện nay, tên tiếng Pháp Hôtel de Ville), một đầu kia thì đổ ra hướng sông Sài Gòn cũng chính là bến Bạch Đằng bây giờ. Cũng trong lúc này, Nhà thờ Sài Gòn cũng bị tháo dỡ và Nhà thờ Đức Bà được quyết định xây dựng ở vị trí mới (trên đường Công xã Paris, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Sài Gòn)

Nhà thờ Saigon là nhà thờ đầu tiên được xây lại trên phần đất của một ngôi chùa cổ xưa tại Sài Gòn, nó có niên đại lên đến 300 năm tuổi và được biết đó chính là ngôi chùa cổ của người Annamite (An Nam) chúng ta, chứ chẳng phải ngôi chùa được xây dựng bởi người Tàu hay người Hoa. Năm 1900, thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, ở vị trí của nhà thờ, người Pháp cho tháo dỡ và xây dựng nên tòa Hòa Giải – Justice de Paix. Tồn tại gần một thế kỷ (năm 1995), ngay vị trí cũ, Tập đoàn Marubeni Corp. cho xây một tòa Cao Ốc Sunwah cao 92 mét với 21 tầng kể cả 3 tầng hầm và 4 mặt tiền: đường Nguyễn Huệ, đường Tôn Thất Thiệp, đường Huỳnh Thúc Kháng và đường Hồ Tùng Mậu. Còn tòa nhà màu đen bị biến thành “pháp trường” – Nơi xử tội, chặt đầu trọng phạm ngày xưa, sau này được xây dựng lên một Tháp Đồng Hồ 4 mặt quen thuộc với khá nhiều người Sài Gòn xưa, cuối cùng bị phá vỡ và xây dựng thành Đài phun nước đủ sắc hàng đêm được giới trẻ Sài Gòn ngày nay yêu thích và thường xuyên lui tới.

Tiền thân của Nhà thờ Đức Bà là một ngôi chùa nhỏ

Đây là hình ảnh được ghi lại từ hơn 100 năm trước của một cuộc diễn binh trên Đại lộ Charner để chào mừng Hoàng đế Annam Thành Thái và Vua Cam Bốt đến thăm xứ Nam Kỳ. Khán đài chính nằm ngay phía trước Tòa Hòa Giải, nơi ngày nay là cao ốc Sunwah.

Khu Nhà thờ đầu tiên được xây dựng tại Sài Gòn chỉ trong vỏn vẹn 4 tháng, lễ đặt viên gạch đầu tiên là ngày 28 tháng 3 năm 1863, đến ngày 26 tháng 7 thì hoàn thành. Đó là ngôi Nhà thờ Thánh Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, cũng là nhà thờ được xây dựng đầu tiên ở vị trí tòa Hòa Giải Sài Gòn.

Những người dân định cư sớm nhất thuộc Giáo họ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội của thực dân Pháp bị buộc phải cử hành thánh lễ tại một ngôi nhà thờ tạm bợ này. Trong một quyển sách có tên là “Lịch sử Annam” của Alfred Schreiner (xuất bản vào năm 1906) có ghi chú lại rằng: Vào năm 1860, chính Đức Cha Dominique Lefebvre, Giám Mục Isauropolis và Đại diện Tông tòa tại xứ Nam Kỳ là những người đã thiết lập nên ngôi “thánh đường” đầu tiên của mình trên phần đất của một ngôi chùa cổ bị bỏ hoang ở khu vực thấp của thành phố. Đến năm 1863, khi Đô đốc Toàn quyền Louis Adolphe Bonard cho phép giáo hội xây dựng một thánh đường chính thức đầu tiên trong thành phố Sài Gòn – Cũng chính là Nhà thờ Thánh Maria Vô nhiễm nguyên tội (Eglise Sainte-Marie-Immaculée). Vị trí được chọn cho xây dựng thánh đường mới chính là điểm giữa của con đường Charner, nằm dọc bên bờ kênh “Kinh Lớn” cũng chính là Đại lộ Charner (Đại lộ Nguyễn Huệ của ngày nay).

Tiền thân tòa nhà Sunwah ngày nay là một ngôi nhà thờ do Pháp xây dựng (1863) có tên “Nhà thờ Saigon” cạnh bờ Kênh Lớn. Tranh khắc năm 1863 – Lễ khánh thành ngôi nhà thờ.

Theo Moniteur de l’Armée cho biết, ngôi nhà thờ này được xây dựng theo các bản vẽ thiết kế mẫu và dưới sự chỉ đạo của Trung tá Paul Coffyn thuộc Bộ phận Cầu và Đường của Binh chủng Công binh Hải quân, được hỗ trợ bởi Đại úy Blazy. Chính Đức Cha Dominique Lefebvre là người đặt viên đá đầu tiên để khởi công xây dựng nhà thờ vào ngày 28/3/1863. Lễ khánh thành đã được tờ tuần báo Le Monde illustré (Báo ảnh Thế giới) số ra ngày 19/9/1863 mô tả khá chân thật và sinh động như sau:

“Đô đốc Toàn quyền de Lagrandière đã bố trí để bao quanh Giám Mục Lefebvre với mọi sự tráng lệ nhất có thể tưởng tượng ra. Bản thân Đô đốc đã xuất hiện đứng đầu Bộ Tổng tham mưu của mình trong bộ quân phục đại lễ của xứ Nam Kỳ, đó là trang phục nhẹ với mũ cối thay vì bộ quân phục vải dày và đội mũ da như ở châu  u. Cờ và biểu ngữ đánh dấu cuộc diễu qua của đám rước, tiếng đại bác vang lên và quân nhạc cùng các bài hát tôn giáo được trình bày bởi các ban nhạc và ca đoàn của các thủy thủ dũng cảm của chúng ta.

Hiện có khá ít người châu  u ở Sài Gòn; ngoài các binh sĩ của chúng ta, số người  u không vượt quá 200 hoặc 300 người; cũng có khoảng 8.000 người Hoa và 10.000 người Annam, nhưng chúng tôi có thể nói rằng không có người  u nào vắng mặt trong buổi đại lễ khánh thành này.

Buổi lễ đã tạo ra một ấn tượng sâu sắc, đặc biệt đối với người dân địa phương, vì đây là lần đầu tiên họ được tham dự một trong những nghi lễ long trọng của những người đồng minh phương Tây của họ.

So với ở Paris nơi quê nhà, ngôi nhà thờ này (mà tôi đã cung cấp một bức họa rất chính xác, xem ở trên) sẽ chỉ được coi là một nhà nguyện. Nhưng nó không kém vẻ hoành tráng, mà thậm chí còn đáng chú ý hơn vì nó được xây dựng với sự thông minh tuyệt vời nhằm đáp ứng nhu cầu của vùng khí hậu nóng. Ngôi nhà thờ được xây dựng bằng gỗ và gạch. Các cửa sổ, được bố trí rất nhiều trên hai tầng, được trang bị với những lam thông gió để tối ưu hóa việc thông thoáng không khí.

Ngôi nhà thờ này được xây dựng bởi những lao động người Hoa, những người mà chúng ta biết là rất thành thạo trong tất cả các loại công việc thủ công và cơ khí, dưới sự chỉ đạo của các sĩ quan Công binh Pháp.

10 công trình đầu tiên của Pháp ở Sài Gòn thay đổi sau 150 năm

Về phần nội thất, không có sự sang trọng xa hoa không cần thiết nào đã được cố làm; nó rất đơn giản. Ở phía sau là một cửa sổ hoa hồng kính màu đặt trong một khung sắt, tạo ra một hiệu ứng rất đẹp. Bàn thờ chính được đặt trong một hốc vòm sơn màu xanh da trời với những ngôi sao vàng.

Nhà thờ có thể chứa được 400 người; do đó, từ con số dân cư người Pháp tại Saigon mà chúng tôi đã nói đến, ngôi nhà thờ này là rất thích hợp.”

Tạp chí này cũng nhận xét:

“Chúng ta không có ý định tạo ra một công trình tồn tại lâu dài; một công trình như vậy sẽ phải mất rất nhiều thời gian và nguồn lực tài chính mà hiện nay chưa có sẵn cho chúng ta. Nhưng ngôi nhà thờ này sẽ phục vụ chúng ta trong 15 đến 20 năm và sau đó có thể được thay thế bởi một tòa nhà phù hợp đúng quy hoạch cho TP “Sài Gòn mới” [Kế hoạch Coffyn “cho một thành phố 500.000 dân”, được lập tháng 5 năm 1862]”

Năm 1880, khi mà con kênh đào Kinh Lớn bị cho lắp lại do tình trạng con kênh bị ô nhiễm để hình thành nên Đại lộ Charner, ngôi nhà thờ mới xây cùng bị cho tháo dỡ. Lý do mà ngôi nhà thờ mới xây lại chỉ được coi là nhà thờ tạm bợ không hẳn là lắp đường, mà phần lớn là do “nó đã bị mối ăn hết trong vòng chưa đầy 10 năm …. vào năm 1874 chúng tôi đã buộc phải thiết lập một nhà thờ tạm thời trong phòng khánh tiết (salle des fêtes) của dinh thống đốc cũ.”  – Chính Schreiner đã cho biết điều này.

Sau khi nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội bị cho tháo dỡ để tiến hành xây dựng lại ở một vị trí khác, thì tại nơi đó, một tòa nhà tòa án mới dùng làm Tòa Hòa Giải (Justice de paix) đã được mở ra vào tháng 5 năm 1875. Trước khi tòa Pháp đình Saigon (Palais de Justice) được hoàn thành nào năm 1885, tòa nhà này được tận dụng để phục vụ như một cơ quan tư pháp chính của thành phố Sài Gòn

Tòa Hòa Giải trên đường Nguyễn Huệ, tại vị trí tòa nhà Sunwah Tower nhìn ra đường Mạc Thị Bưởi ngày nay

Nơi ngày nay là cao ốc Sunwah, phía trước trụ đồng hồ Nguyễn Hu

Hình ảnh Sài Gòn của hơn nửa thế kỷ trước: Đây là một bức ảnh Sài Gòn do Francois Sully chụp ngày 29-10-1965. Trong ảnh là hai cô gái đi xe Vélo Solex trên đường Nguyễn Huệ, phía xa là Tòa Hòa Giải, nơi bây giờ là cao ốc Sunwah Tower

Ảnh chụp vào năm 1972 hình ảnh tòa Hòa Giải thông qua một bức không ảnh
Dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa trước và sau khi tòa cao ốc Sunwah được xây dựng trong ảnh.