Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng sinh ra tại Rạch Giá, nội tổ của ông là người Hoa sang Việt Nam lập nghiệp. Một xuất thân không lớn lên trên “Hòn ngọc viễn đông” nhưng lại có một nỗi niềm da diết với Sài Gòn trong thời gian trước thời kỳ giải phóng qua nhạc phẩm “Vĩnh biệt Sài Gòn”. Tình yêu đó của ông thể hiện qua những hoài niệm ký ức, những hình ảnh sống động.
“Sài Gòn ơi xin giã từ em
Thành phố yêu ơi, xa cách muôn đời
Biết nhìn đâu, và còn tìm đâu
Song biển nào đưa ta vào cơn mơ tình ái…”
Sài gòn xưa, một từ mà chỉ những người lớn tuổi nói với nhau để khơi gợi những kỷ niệm, để khắc ghi cho nhau về một lịch sử huy hoàng của Sài Gòn. “Bao giờ cho tới ngày xưa” là một câu nói ấn tượng mà tôi nghe được người ta nói về Sài Gòn. Một Sài Gòn mà bây giờ chỉ còn trong hồi ức “ biết tìm đâu, và còn đâu”, giờ chỉ còn lại là những kỷ niệm xa xôi cả về tưởng tượng lẫn khoảng cách đối với nhạc sĩ Lam Phương.
Người ta không chỉ hối tiếc Sài Gòn vì những hồi ức xa hoa lộng lẫy mà còn là cả quãng đời thanh xuân đôi lứa. Có lẽ đó là điều họ hối tiếc khi nhắc về Sài Gòn xưa mà họ hằng níu kéo, luyến lưu chuyện tình ngọt ngào như một giấc mơ đã khép lại cùng với Sài Gòn mà ai ai cũng yêu mến.
“…Một thoáng mưa bây
Sầu dâng tê tái
Nép nhau chờ
Chờ đến bay giờ, chợt tỉnh cơn mơ…”
Sài Gòn xưa, xưa là thế nhưng tồn tại lại chẳng bao lâu, chỉ tựa như cơn mưa mùa hạ chưa kịp ướt áo mà đã vội khô. Thời gian ngắn ngủi nhưng lại thật luyến lưu, có sự tiếc nuối nào mà lại không buồn, chỉ có thể hồi tưởng, kể nhau nghe về quá khứ. Khi kể nhau nghe thì nụ cười trên môi nhưng lại đau xót bên trong tâm hồn vì chỉ còn lại những lời nói và tưởng tượng.
“…Nhớ ôi là nhớ từng lời yêu mặn nòng
Những đêm lạnh lẽo sao hồi hương về ngập lòng
Dòng nước mắt này gởi về cố nhân
Thương quá khi em chờ mong
Cuộc tình thì theo cơn lóc bay
Cuộc đời thì đôi tay trắng…”
“Nhớ ơi là nhớ” đây có phải là lời nói dành cho người tình hay là gửi gắm tới thành phố thân yêu. Một câu nói bao quát rất nhiều ý nghĩa và tâm tư của tác giả mà có lẽ thật khó để diễn tả trọn lời. Dòng nước mắt gửi về cố nhân, có lẽ không chỉ đơn sơ như vậy, không chỉ là tình cảm thể hiện qua hàng lệ trên mi, chỉ là một người cố nhân lâu ngày không gặp mà đó còn là có một thành phố hoa lệ mà người ta đã bỏ lại trên con thuyền vượt biển tìm một chân trời mới.
Đến cuối cùng, gần đến cuối con đường chợt nhận ra không còn gì dù là tình yêu hay sự nghiệp, kể cả thành phố ta yêu cũng không biết nơi đâu “Biết nhìn đâu, và còn tìm đâu”. Trở thành một người cô đơn có lẽ điều ông nhớ đến đầu tiên là quê hương, là nơi khởi đầu lên tất cả.
“…biết bao giờ và đến bao giờ trở lại quê hương
Hay muôn đời ta vĩnh biệt em…”
Có người thắc mắc rằng không phải ông đã hồi hương rồi sao? Đầu câu hát dường như Lam Phương đã hồi hương nhưng có lẽ đó không phải là quê hương mà ông hằng mong nhớ. Một Sài Gòn xa hoa trong xanh ngọc biếc. Liệu rằng có còn gặp lại được quê hương ông tìm kiếm, tìm lại được cố hương thân yêu? Có lẽ Lam Phương đã biết rõ câu trả lời qua câu hát “ vĩnh biệt em”. Em ở đây tính là Sài Gòn qua tiêu bài “ Vĩnh biệt Sài gòn”, có lẽ ẩn ý của cả bài hát đã được ông bật mí qua câu trả lời cuối cùng dành cho bản thân. Có lẽ ông đã trót yêu Sài Gòn “xưa” như yêu thương một người tình chân thật…
Bài hát tuy chỉ ngắn ngủi nhưng lại mang trong mình thật nhiều thông điệp của nhạc sĩ Lam Phương, một bài hát giải tỏa nỗi nhớ đồng hương, nhớ người tình ở trong lòng ông. Mọi thứ hiện tại bên ông chỉ còn lại hình ảnh mập mờ và kỷ niệm. Giai điệu bản nhạc da diết tạo cảm giác luyến lưu, da diết cho các thính giả. Những nốt thăng của bài hát khi ngân nga mang lại cho những người gắn bó với Sài Gòn xưa sự hồi tưởng mà họ mong muốn, thỏa lòng nhớ nhung trong con tim thầm kín.
Sau khi nghe được nhạc phẩm này, có lẽ chúng ta ai ai cũng ao ước có thể được một lần sinh ra tại mảnh đất Sài Gòn này trước năm 1975 để chiêm ngưỡng những điều mà lớp người đi trước tiếc nuối, điều mà mọi người đều ca tụng cho đến ngày nay. Ao ước là thế nhưng phải nhìn vào những thực tại, chỉ nên nhìn nhận quá khứ để phấn đấu cho tương lai ngày mai. Sài Gòn ngày nay cũng đẹp lắm, nhiều kỉ niệm lắm, có những con người chấp nhận hy sinh bản thân để giữ vững cho đất nước ngày nay, cho tương lai mai sau. Rồi một mai Sài Gòn không chỉ như ngày xưa mà còn tiến xa hơn thế nữa.
Sài Gòn ơi xin giã từ em,
thành phố yêu ơi, xa cách muôn đời
biết nhìn đâu, và còn tìm đâu
sóng biển nào đưa ta vào cơn mơ tình ái
một thoáng mưa bay
sầu dâng tê tái
nép nhau chờ
chờ đến bây giờ, chợt tỉnh cơn mơ,
mới hay rằng ta vĩnh biệt em
Nhớ ôi là nhớ từng lời yêu tình mặn nồng
những đêm lạnh lẽo sao hồi hương về ngập lòng
dòng nước mắt này gởi về cho cố nhân
thương quá khi em chờ mong
cuộc tình thì theo cơn lốc bay
cuộc đời thì giờ đôi tay trắng
biết bao giờ và đến bao giờ trở lại quê hương
hay muôn đời ta vĩnh biệt em
- “Nhớ Một Chiều Xuân” – Một bài hát, một giai thoại cho chuyện tình trắc trở ở hai phương trời.
- Thú vị ngắm nhìn những bức ảnh về Hà Nội xưa và nay chụp cùng một vị trí
- Rạo rực không khí TẾT trong bài ca “Đón Xuân” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương
- “Thu vàng” (Cung Tiến) – “Mùa thu tinh khôi nhất” nhưng lại đầy sắc hương đất trời với những gam màu tê tái
- Tuyển tập những hình ảnh cho thấy sự phồn thịnh của “Đô Thành Sài Gòn” từ năm 1954 – 1965 – Phần 1