Với những người trót yêu dòng nhạc Bolero, chắc hẳn không xa lạ với nhạc phẩm “Về đâu mái tóc người thương”. Bài hát được nhạc sĩ Hoài Linh sáng tác vào năm 1964, cũng giống như bao tác phẩm khác đều được đánh giá lời đơn bay bướm, văn hoa, có vần có điệu. Có lẻ bởi vì mỗi khi ông soạn nhạc đều viết ra giấy cả một lô danh sách những danh từ, tính từ cùng vần với câu trên lời bài hát để ông lựa chọn. Quý độc giả có thể dễ dàng nhận ra việc này trong lời bài hát của ca khúc “Về đâu mái tóc người thương” qua những từ như “lại thôi – mở lối”, “mắt em – bên rèm” .v.v.
Cho đến nay, dù đã trải qua hơn nửa thế kỷ, thế nhưng đâu đó giữa lòng sài gòn bận rộn, khi câu hát “hồn lỡ sa vào đôi mắt em, chiều nao xõa tóc ngồi bên rèm” vừa chợt vang lên từ một góc quán, ngõ nhỏ nào đó, có ai mà không vô thức ngân nga đôi ba câu đáp lại những lời tâm tình ngọt ngào ấy:
“Thầm ước nhưng nào đâu dám nói
Khép tâm tư lại thôi
Đường hoa vẫn chưa mở lối…”
Ở “Về đâu mái tóc người thương”, từ giai điệu đến lời ca đều in sâu vào lòng mỗi người nghe một đoạn tình buồn dang dở. Giây phút “Hồn lỡ sa vào đôi mắt em”, là bắt đầu nhưng cũng là lúc dặn lòng khép lại tâm tư, chẳng nên mơ ước chi nhiều. Vì kiếp phong trần, người tay trắng, vì đường tình chưa mở. Đến lầu kín, gác cao cũng khiến cho hai người dù bên nhau nhưng tâm “xa vạn lý”, tình “cách sơn khê”. Chỉ đành lòng lặng lẽ tiễn người vu quy.
Rồi đây, “đường phố muôn màu” nhưng tìm đâu được bóng người xưa. “Lầu vắng không người, song khép kín” cũng che mờ kí ức về buổi chiều hôm ấy, buông làn tóc dài người trao một ánh mắt, để một người sa vào rồi đánh mất trái tim. Từ lúc chọn “Thầm ước, nhưng nào đâu dám nói” đã định rằng chỉ có thể lặng thầm tiễn người sang sông. Để trái tim ôm niềm tiếc nuối, tự vấn lòng: Đâu rồi mái tóc người thương!
Hồn lỡ sa vào đôi mắt em
Chiều nao xõa tóc ngồi bên rèm
Thầm ước nhưng nào đâu dám nói
Khép tâm tư lại thôi
Đường hoa vẫn chưa mở lối
Đời lắm phong trần tay trắng tay
Trời đông ngại gió lùa vai gầy
Lầu kín trăng về không lối chiếu
Gác cao ngăn niềm yêu
Thì thôi mơ ước chi nhiều
Bên nhau sao tình xa vạn lý cách biệt mấy sơn khê
Ngày đi mắt em xanh biển sâu, mắt tôi rưng rưng sầu
Lặng nghe tiếng pháo tiễn ai qua cầu
Đường phố muôn màu sao thiếu em
Về đâu làn tóc xõa bên rèm
Lầu vắng không người song khép kín
Nhớ em tôi gọi tên, chỉ nghe tiếng lá rơi thềm
- Cảm nhận về ca khúc “Chuyện Buồn Năm Cũ” của hai nhạc sĩ Hoài Linh và Song Ngọc
- Cuộc đời của Vua Bảo Đại – Kỳ IV
- Nhạc sĩ Trúc Phương từng được mệnh danh là “Ông hoàng nhạc Bolero” những năm thập niên 60
- Cà Phê Sài Gòn Ngày Xưa – Cà phê vốn cùng đi với con đường lịch sử.
- Cuộc đời và sự nghiệp của Mạnh Quỳnh