Với những người trót yêu dòng nhạc Bolero, chắc hẳn không xa lạ với nhạc phẩm “Về đâu mái tóc người thương”. Bài hát được nhạc sĩ Hoài Linh sáng tác vào năm 1964.
Lời nhạc “Về Đâu Mái Tóc Người Thương”
Hồn lỡ sa vào đôi mắt em
Chiều nao xõa tóc ngồi bên rèm
Thầm ước nhưng nào đâu dám nói
Khép tâm tư lại thôi
Đường hoa vẫn chưa mở lối
Đời lắm phong trần tay trắng tay
Trời đông ngại gió lùa vai gầy
Lầu kín trăиg về không lối chiếu
Gác cao ngăи niềm
Thì thôi mơ ước chi nhiều
Bên nhau sao tình xa vạn lý cách biệt mấy sơn khê
Ngày đi mắt em xanh biển sâu, mắt tôi rưng rưng sầu
Lặng nghe tiếng pháo tiễn ai qua cầu
Đường phố muôn màu sao thiếu em
Về đâu làn tóc xõa bên rèm
Lầu vắng không người song khép kín
Nhớ em tôi gọi tên, chỉ nghe tiếng ʟá rơi thềm.
Nhạc sĩ Hoài Linh (1925 – 1995) tên thật là Lê Văn Linh, người gốc miền Bắc, sinh vào khoảng 1925 thuộc nhóm nhạc sỹ nhạc Vàng. Trước 1975, ông hoạt động trong đoàn văn nghệ Vì Dân (thuộc Nha Cảnh sát Quốc gia) với cấp bậc Trung úy dưới quyền điều khiển của nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông. Ngoài ra ông còn có 2 bút hiệu khác là Hà Vị Dương, Lục Bình Lê.
Cũng giống như các nhạc sĩ giai đoạn cuối những năm 1950, trước khi chuyển sang và thành công với dòng nhạc Vàng (1963 – 1975), Hoài Linh cũng sáng tác những bài hát có nét nhạc cổ điển ảnh hưởng bởi giai đoạn trước đó, lời ca các bài hát giai đoạn này lãng mạn nhưng chưa vương khói lửa chiến chinh. Ca khúc nổi tiếng nhất của ông giai đoạn này là Nếu Đừng Dang Dở (tiếng hát Lệ Thu).
Đầu thập niên 1960, ông chuyển sang dòng nhạc vàng và nhanh chóng nổi tiếng với nhạc phẩm Sầu Tím Thiệp Hồng (tiếng hát Hà Thanh). Ca khúc đã trở thành bài hát lý tưởng dành cho các cặp song ca như Chế Linh – Thanh Tuyền và sau này là Tuấn Vũ – Giao Linh, hay gần đây nhất là Quốc Đại – Cẩm Ly.
Từ đó cho đến 1975, ông liên tục cho ra đời những tác phẩm được thính giả khắp nơi yêu thích. Nhạc của Hoài Linh mang nhiều chủ đề, từ tình cảm đôi lứa như: Áo Em Chưa Mặc Một Lần, Thiệp Hồng Anh Viết Tên Em, Về Đâu Mái Tóc Người Thương, Giọt Lệ Vu Quy, Căn Nhà Màu Tím, Hai Đứa Giận Nhau, Nhịp Cầu Tri Âm …, đến chủ đề về người lính như: Xin Tròn Tuổi Loạn, Lính Nghĩ Gì, Lá Thư Trần Thế, Tám Nẻo Đường Thành …, ông còn có những tác phẩm mang đề tài về quê hương, ca ngợi thiên nhiên như Khách Lạ Đò Xưa, cũng như các ca khúc về Xuân như Xuân Muộn, Tâm sự nàng xuân.
- Hình ảnh bánh mì ngày xưa
- “Mộng Chiều Xuân” – Nhạc khúc mùa xuân nhưng đầy hoài niệm
- Tổng hợp 18 bức ảnh có màu rất đẹp Sài Gòn năm 1956 – Phần 1
- “Cánh Thư Mùa Hạ” – Nỗi niềm được gửi gắm vào cánh hoa phượng của nhạc sĩ Phượng Vũ
- Xa nhau xin đừng hận – Hãy giữ cho nhau nụ cười cùng những ký ức đẹp như “Một Mai Em Đi” của nhạc sĩ Trường Sa