Huyền Linh là một nhạc sĩ, nghệ sĩ cải lương, ông tên thật là Nguyễn Xuân Cần, sinh năm 1927 tại Hải Phòng. Tên tuổi ông được nhiều người biết đến khi cùng với Phó Quốc Thăng, Phó Quốc Lân, Trịnh Hưng… thành lập ban nhạc Lửa Hồng có giờ biểu diễn hàng tuần trên Đài Phát thanh Sài Gòn; và là cha đẻ của các ca khúc nổi tiếng như: Khúc hát đêm trăng, Trăng giải bên ngàn, Đoàn người tự do,… Bên cạnh đó, ông cùng nhạc sĩ Hoài An soạn những ca khúc đồng quê, lời ca trữ tình như Trăng về thôn dã, Hương nhạc tình quê, Tình người lữ thứ….
Về nhạc sĩ Hoài An, ông tên thật Nguyễn Đắc Tịnh (1929–2012) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng với các ca khúc như Câu chuyện đầu năm, Trăng về thôn dã, Tình lúa duyên trăng, Thiên duyên tiền định… Ông còn có một bút danh khác là Trang Dũng Phương. Trong sự nghiệp sáng tác của mình những ca khúc về nông thôn của ông cũng rất thành công, đặc biệt nhất có lẽ phải kể đến ca khúc “Trăng về thôn dã” khi ông đồng sáng tác cùng nhạc sĩ Huyền Linh.
Mây trắng bay qua khi trăng dần lan
Muôn câu hò nhịp nhàng khắp thôn trang
Đoàn người say sưa vui tiếng hát vang
Lúa dâng sữa ngọt đậm tình ta với nàng
Khi mây trăng bay qua và ánh trăng phủ khắp nơi trên thôn trang thì câu hò cũng nhịp nhàng ngân vang. Dưới ánh trăng thanh, trong câu hò ngân nga “đoàn người say sưa vui tiếng hát vang”, cảnh thôn trang thanh bình nơi miền quê êm ả. Trong điệu nhạc vui ca, trong tiếng hò say sưa “lúa dâng sữa ngọt đậm tình ta với này”. Trong không khí hân hoan ấy, những bông lúa non thơm mùi sữa ngọt đậm đà như tình ta và nàng.
Đêm lắng sâu khi sương lam dần xuống
Hương ngạt ngào tình ruộng sắn ngô thơm
Trời về khuya nghe man mác gió lộng
Chắp duyên thắm dịu đẹp tình ta với mình
Khi “đêm lắng sâu” và “sương lam dần xuống”, cảnh đêm êm đềm và khắp thôn trang “ngạt ngào tình ruộng sắn ngô thơm”. Mùi hương của cánh đồng, mùi thơm của những ruộng sắn ngô, là mùi thơm của một vụ mùa bội thu. “Trời về khuya nghe man mác gió lộng” như chấp cánh cho duyên mình thắm tươi thêm. Chuyện tình yêu của ta với mình được vẽ lên trong cảnh sắc đêm trăng, cảnh đêm yên ả à lộng gió, ta nghe hồn mình hòa vào thiên niên nơi đây, và nghe hồn mình như có nhau. Bên cạnh vẻ đẹp của thôn trang mùa vụ bội thu là chuyện tình đẹp của những đôi gái trai yêu nhau. “Ta với mình”, câu xưng hô nghe mộc mạc mà đậm đà tình quê.
Ô thoáng nghe câu hò, sớm bên nhẹ ngân ru hò
Hò hò khoan tự do ấm no
Nắm tay hát lên ngàn câu thanh bình
Tình tang tình đồng quê tốt tươi
Ánh trăng đang tỏa sáng ngời
Tình tang ơ này tình tang ta ngước xem ông sao thần nông
Bên sông ngân hà vắng bóng ngưu lang trầm ngâm nhớ nàngThoáng nghe đâu đây là câu hò “hò hò khoan tự do ấm no”, câu hò thân quen nơi thôn trang mỗi độ trăng thanh ta “nắm tay nhau hát lên ngàn câu thanh bình”. Câu hò của tự do ấm no, câu hò của lời ca thanh bình và của “tình đồng quê hương tốt tươi”. Trên kia ánh trăng đang tỏa sáng ngời trên khắp thôn quê, ta ngước nhìn “xem ông sao thần nông” người đã cho ta vụ mùa bội thu. Bên dòng sông ngân nơi dải ngân hà ta thấy bóng dáng chàng ngưu lang “trầm ngâm nhớ nàng” chức nữ. Nhìn những ngôi sao sáng trên bầu trời thăm thẳm sao đêm ấy, ta như bắt gặp hình ảnh của chàng Ngưu lang nhớ thương về Chức nữ, còn em ơi, nơi đây dưới ánh trăng thanh bình, liệu có ai thấy rằng anh cũng như chàng ngưu lang kia, nhớ thương chức nữ của lòng mình…
Em có nghe chăng dư âm đồng quê
Khi trăng ngàn mờ tỏa chiếu trên đê
Đoàn người nông phu vui gánh lúa về
Bóng trai gái làng hẹn hò nhau ước thề
em ơi có nghe chăng “dư âm đồng quê”, em có nghe chăng những điệu hò của “đoàn người nông phu vui gánh lúa về”, dưới ánh trăng “mờ tỏa chiếu trên đê” em có thấy chăng “bóng trai gái làng hẹn hò nhau ước thề”. Lao động hăng say bên điệu hò vui gánh lúa về có lẽ là hình ảnh đẹp và không thể quên của những đêm gánh lúa ngày ấy. Dưới đêm trăng, thôn trang không buồn trong cảnh đêm mà càng vui vẻ và nhộn nhịp hơn với cảnh lao động hăng say, vẫn ngát tình của đôi hẹn hò trao nhau bao lời ước thề.
Đom đóm bay quanh trên ao bèo xa
Khi bao người dìu dịu giấc nam kha
Mộng triền miên say sưa dưới mái vàng
Ánh trăng khuất chìm vào rặng tre cuối làng
Con đom đóm kia cũng “bay quanh trên ao bèo xa” như vui cùng ta, như thắp sáng cùng ta bao giấc nam kha. “Giấc nam kha” là một điển tích khá nổi tiếng, rất nhiều truyền thuyết về câu nói ấy nhưng chỉ tất cả truyện kể đều cùng một nghĩa rằng sự phú quý vinh hoa chẳng khác nào một giấc mộng. Ở đoạn cuối bài hát này, tác giả cũng vẽ nên một cảnh mộng của giấc nam kha là “mộng triền miên say sưa dưới mái vàng/ Ánh trăng khuất chìm vào rặng tre cuối làng”.
“Trăng về thôn dã” thực sự là một bức tranh ngát hương thanh bình của một cuộc sống ấm no và tự do dưới ánh trăng ngàn. Sáng tác này được viết trước năm 1975, khi ấy đất nước còn nhiều biến động nên có lẽ, đây thực sự là một ca khúc của giấc nam kha. Nhưng trên hết, ở “Trăng về thôn dã” với thành công của nhạc và họa, tác giả đã đưa người nghe như lạc vào bức tranh thôn trang thanh bình, ta như nghe bên tai điệu hò ngày ấy, như sống lại những năm tháng đêm đêm gánh lúa dưới ánh trăng ngàn, và hát điệu hò hò khoan
Mây trắng bay qua khi trăng dần lan
Muôn câu hò nhịp nhàng khắp thôn trang
Đoàn người say sưa vui tiếng hát vang
Lúa dâng sữa ngọt đậm tình ta với nàng
Đêm lắng sâu khi sương lam dần xuống
Hương ngạt ngào tình ruộng sắn ngô thơm
Trời về khuya nghe man mác gió lộng
Chắp duyên thắm dịu đep tinh ta với mình
Ô thoáng nghe câu hò, sớm bên nhẹ ngân ru hò
Hò hò khoan tự do ấm no
Nắm tay hát lên ngàn câu thanh bình
Tình tang tình đồng quê tốt tươi
Ánh trăng đang tỏa sáng ngời
Tình tang ơ này tình tang ta ngước xem ông sao thần nông
Bên sông ngân hà vắng bóng ngưu lang trầm ngâm nhớ nàng
Em có nghe chăng dư âm đồng quê
Khi trăng ngàn mờ tỏa chiếu trên đê
Đoàn người nông phu vui gánh lúa về
Bóng trai gái làng hẹn hò nhau ước thề
Đom đóm bay quanh trên ao bèo xa
Khi bao nguoi dìu dịu giấc nam kha
Mộng triền miên say sưa dưới mái vàng
Ánh trăng khuất chìm vào rặng tre cuối làng