Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Sáu, Tháng Hai 10, 2023
No Result
View All Result
Thời Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Thời Xưa
No Result
View All Result
Home Cảm xúc âm nhạc

Cảm nhận về ca khúc “Tình Thư Của Lính” – Nhạc phẩm nói lên tâm tư của bao chàng lính trẻ với người em gái nhỏ nơi hậu phương

by Mẫn Nhi
13/05/2021
in Cảm xúc âm nhạc, Bàn tròn âm nhạc
0

Trần Thiện Thanh sinh năm 1942 mất năm 2005, sinh ra tại Phan Thiết, Bình Thuận. Ông là một trong những nhạc sĩ иổi tiếng Việt Nam giai đoạn trước 1975. Có một thời gian là ca sĩ, ông lấy nghệ danh là Nhật Trường vì: “Hồi nhỏ tôi thích ca hát lắm nhưng bố mẹ tôi không cho. Thế là tôi phải chờ đến ban đêm đợi bố mẹ đi ngủ rồi mới dám hát. Nhiều khi ban ngày thèm hát quá mà phải đợi đến tối, thấy ngày sao dài ghê nên tôi chọn tên Nhật Trường, có nghĩa là ngày dài”.

Trần Thiện Thanh và người vợ thứ 2 – Kim Dung
Trần Thiện Thanh và người vợ thứ 2 – Kim Dung

Trần Thiện Thanh là một nhạc sĩ viết rất nhiều về đề tài người lính vì bản thân ông vừa là một nhạc sĩ,  vừa là một người lính. Những bài hát trong nhạc của Trần Thiện Thanh rất đa dạng, nhiều nhất là các bài hát dùng đại từ ngôi thứ nhất để kể về tâm sự của người lính. Ca khúc “TÌNH THƯ CỦA LÍNH” được Trần Thiện Thanh sáng tác năm 1968, dưới bút danh Anh Chương, ông dùng đại từ xưng hô là anh để viết lên tâm tư của ông và bao người lính khác gửi về cho các cô gái bé nhỏ nơi hậu phương:

“Từ khi anh thôi học, và từ khi anh khoác áo treilli

 Từ khi anh xa nhà, một ngàn đêm nhung nhớ giữa rừng cây

 Ngại chăиg đêm di hành và thường khi dừng bước giữa hoang vu

 Một thằng ôm ước ao để một thằng khát khao, còn mình thì nằm đếm sao

…

 Thư của lính, thư không được dài như mong ước đâu em

Thư của lính chấm dứt ở đây, sau khi đề thêm hai chữ hôn em”

Áo treilli là áo của người lính cộng hòa năm xưa, hai câu hát đầu tiên của ca khúc có lẽ để nói lên lý do mà người lính viết bức thư này. Kể từ khi anh thôi học, anh đã phải làm một người lính bảo vệ quê hương, rời xa gia đình để cống hiến cho Tổ quốc nhưng anh vẫn luôn mong nhớ hình ảnh cô gái ở hậu phương anh hằng thương nhớ. Mang trong mình nỗi nhớ da diết ấy, anh đã gửi trọn tấm lòng mình vào bức thư, mong rằng cô gái anh yêu sẽ nhận được, sẽ hiểu được tấm lòng mình. “Một thằng ôm ước ao để một thằng khát khao, còn mình thì nằm đếm sao” câu hát với 3 nhân vật người lính với 3 việc làm có vẽ như khác nhau nhưng thật ra lại cùng một suy nghĩ đó là nhớ về người con gái họ yêu thương. Nằm đếm sao là đếm thời gian, anh toan tính rằng mình đã bao lâu xa cách người yêu, đã bao lâu không còn nhìn thấy hình bóng yêu kiều thướt tha đã làm anh xuyến xao tâm  нồn mình.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Thanh Tuyền thể hiện

Anh miêu tả hoàn cảnh sống của bản thân, miêu tả khung cảnh tại nơi anh làm việc và việc anh thường làm khi rảnh rỗi cho người yêu biết. Cuộc sống của người lính bận bịu là thế nhưng anh vẫn luôn dành một khoảng thời gian để nhớ về người yêu của mình “Một thằng nhớ em, để một thằng nhớ thêm, một thằng thì lấy hình xem”.

Trần Thiện Thanh đã nói lên nét иổi bật của thơ lính trong bốn câu hát:

“…Thư của Lính không xanh màu trời như mong ước đâu em

 Thư của lính không thơm nồng hương, không nét hoa đa tình

 Thư của lính ba lô làm bàn nên nét chữ không ngay

 Nhưng thư của lính ghi giữa rừng cây khi nhớ em thật đầy…”

Là một người lính đang ở cнιếɴ trận không có được màu xanh của sự bình yên, không thể trau chuốt cho mình thật thơm tho, sạch đẹp, không có cho mình một nơi nương tựa và phải sống tạm bợ nơi sa trường. Hoàn cảnh khó khăи là thế, nhưng người lính vẫn luôn luôn dành rất nhiều tình thương cho người yêu của mình. Họ đem nỗi nhớ da diết của mình vào trong bức thư, đem những bình an trao tặng người tình, có lẽ đó là những bức thư ý nghĩa và cũng là món quà đặc biệt nhất của người lính dành cho người yêu của họ.

Bấm vào hình trên để lắng nghe ca khúc do Elvis Phương

Kể cả khi làm nhiệm vụ, nhìn thấy những cô gái tại nơi xa, điều anh suy nghĩ và hình ᴅung ra cũng chỉ là hình bóng người thương. Nỗi nhớ của anh đã quá to lớn, cho thấy được sự chung thủy của người lính khi đang ở một nơi xa tiếp xúc với nhiều người nhưng tình yêu của anh vẫn không thay đổi “Một cô đi trên đường, đẹp tựa như em khóc lúc giận anh”. Tất cả những việc anh làm, điều anh thấy chỉ khiến tình yêu của anh càng thêm đong đầy, khiến anh ước ao hiện thực được gặp người yêu ngay lúc ấy để có thể cùng được mặn nồng bên nhau.

Hai câu cuối của bài hát là hai câu hết sức ý nghĩa, nói lên nét đặc trưng của thư người lính. Tuy rằng thư không được dài, chữ không được gọn gàng đẹp đẽ, bao bì không còn sạch thơm. Nhưng ẩn chứa bên trong bức thư là bao nỗi niềm của người lính dành cho người yêu nơi hậu phương. Hai chữ cuối cùng bức thư là điều mà người lính dường như muốn gửi tới người yêu mình, điều mà hiện tại anh không làm được, chỉ có thể gửi gắm qua những dòng thư, để ủi an người mình yêu và mong rằng điều đó sẽ thành hiện thực trong tương lai.

Từ khi anh thôi học, và từ khi anh khoác áo treilli
Từ khi anh xa nhà, một ngàn đêm nhung nhớ giữa trời mây
Ngại chăиg đêm di hành và thường khi dừng bước giữa hoang vu,
Một thằng ước ao để một thằng khát khao, còn mình thì nằm đếm sao.

Đồn anh bên sông cạn, và hoàng hôn ướt dẫm đáy sông thưa,
Nhiều tên trong dơn vị gọi đùa anh lính của mộng mơ,
Thường khi hai ba thằng, chiều chiều ra bờ vắng ngắm mông lung.
Một thằng nhớ em, để một thằng nhớ thêm, một thằng thì lấy hình xem.

Thư của lính không xanh màu trời như mơ ước đâu em.
Thư của lính không thơm nồng hương, không nét hoa đa tình.
Thư của lính ba lô làm bàn nên nét chữ không ngaỵ
Nhưng thư của lính ghi giữa rừng cây khi nhớ em thật đầy.

Chiều hôm kia thăm làng, tiểu đội anh ra đứng gác ven ranh.
Một cô đi trên đường, đẹp tựa như em khóc lúc giận anh.
Để cho anh nghe thèm, đường chiều xưa ngời sáng áo em xanh.
Thèm một nét môi, một lần về phép thôi, và mình thì lại có đôi.

Thư của lính, thư không được dài như mong ước đâu em.
Thư của lính chấm dứt ở đây, sau khi đề thêm hai chữ hôn em.

Trích lời bài hát.

Đánh giá post
Tags: Nhạc sĩ Trần Thiện ThanhTrần Thiện Thanh
Next Post
“Xuân Tha Hương” – Một chút ngầm ngùi mỗi khi xuân về của nhạc sĩ Phạm Đình Chương

“Xuân Tha Hương” - Một chút ngầm ngùi mỗi khi xuân về của nhạc sĩ Phạm Đình Chương

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về cнíɴн trị hay gán ghép tư tưởng không cнíɴн xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Bộ sưu tập những bức ảnh đẹp nhất về một Sài Gòn hoa lệ năm 1965 – 1966 qua ánh nhìn của Dale Ellingson – Phần 2

Bộ sưu tập những bức ảnh đẹp nhất về một Sài Gòn hoa lệ năm 1965 – 1966 qua ánh nhìn của Dale Ellingson – Phần 2

12 tháng ago
Một Mai Giã Từ Vũ Khí – Nỗi ước vọng hòa bình của người lính (Một trong hai bài hát của nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân bị cấm)

Một Mai Giã Từ Vũ Khí – Nỗi ước vọng hòa bình của người lính (Một trong hai bài hát của nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân bị cấm)

2 năm ago
Nguồn gốc xuất xứ của Bolero và đâu là ca khúc Bolero đầu tiên của Việt Nam

Nguồn gốc xuất xứ của Bolero và đâu là ca khúc Bolero đầu tiên của Việt Nam

2 năm ago

Câu chuyện ít ai biết về hai lần bốc thăm định mệnh của Nhà Thờ Đức Bà – Saigon

2 năm ago

Những khám phá thú vị về Nguyễn Bính – Thi ca đậm chất… Bolero

2 năm ago

Những cái cнếт “đầy bí ẩn” cho đến nay vẫn chưa có lời giải của 6 vị vua chúa Việt Nam

1 năm ago

“Chúng Mình Ba Đứa” – Đôi lời gửi tặng nhau trước khi bước chân vào nơi sa trường đầy hiểm nguy

2 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed

Theo dõi chúng tôi trên

  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status