Bài hát Qua Cơn Mê của 2 tác giả Trần Trịnh, Nhật Ngân sáng tác năm 1971. Hai tác giả Trần Trịnh và Nhật Ngân sáng tác bài này, cùng với bài Một Mai Giã Từ Vũ Khí, để thể hiện nỗi mong mỏi chiến tranh nhanh kết thúc và người lính được trở về, nhân sự kiện sắp ký hiệp định Paris để kết thúc chiến tranh VN. Đây là 1 trong những bài hát có nhiều ca sĩ hát nhất cả trước và sau năm 1975.
Tên bài hát là Qua Cơn Mê nhưng thực ra Cơn Mê ở đây là từ ẩn dụ của chiến tranh, tác giả mong ước qua chiến tranh dân tộc chung sống hòa bình. Sau nhiều năm chinh chiến triền miên, chứng kiến bao nhiêu khổ đau, chia lìa, lúc đó khát vọng chung lớn nhất của mọi tầng lớp là có được một cuộc sống bình yên. Thấu hiểu điều đó, tác giả Nhật Ngân & Trần Trịnh cho ra đời ca khúc Qua Cơn Mê để nói lên nổi lòng không chỉ của riêng mình người lính mà còn cả của dân tộc Việt Nam thuở đó.
Một mai qua cơn mê,
Xa cuộc đời bềnh bồng
Tôi lại về bên em
Ngày gió mưa không còn
Mong ước trở về bên người mình yêu, không còn phải sống những ngày gió mưa nơi chiến trường để mặc tình rong chơi thỏa ước vọng tự do. Tác giả thể hiện mong ước một ngày hiệp định ký kết chiến tranh kết thúc ngày đầu về quê sẽ được ở bên gia đình, đi thăm họ hàng, hàng xóm và từng con đường quen thuộc ở quê hương.
Còn tôi như cánh chim
Sẽ bay đi muôn phương
Mang về mầm xanh tươi
Khi lá hoa thật nhiều
Trái yêu thương đầy cành
Hái đem cho mọi người .
Mong ước có thể như cánh chim tự do bay đi muôn nơi để gieo mầm xanh tươi, lá hoa đầy cành mang đến một cuộc sống ấm no cho thế hệ sau, đầy yêu thương và niềm vui chan hòa. Mong các mầm non sẽ được tiếp tục đi học, không phải chịu cảnh chạy trốn chiến tranh mà dang dở việc học hành.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Nhật Ngân bị chính quyền mới cấm hoạt động, các bài hát của ông bị cấm nhưng có lẻ vì nội dung ẩn dụ, khát vọng hòa bình được thể hiện trong bài hát là tình yêu đối với dân tộc Việt Nam nên đến 2011 bài hát này được cấp phép tại Việt Nam và được nhiều khán giả trình bày bởi rất nhiều ca sĩ.
Nói một chú về tác giả, Nhật Ngân tên thật Trần Nhật Ngân, sinh ngày 24 tháng 11 năm 1942, là con út trong gia đình có 6 anh chị em, cha mất sớm. Đến tuổi trưởng thành, ông nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Nhờ khả năng âm nhạc, ông được chuyển phục vụ trong Nha Chiến tranh Tâm lý – đây cũng là một phần lý do khiến những bài hát của ông bị cấm.
Nhật Ngân xuất hiện trong làng nhạc miền Nam Việt Nam vào thập niên 1960 với bản nhạc đầu tay Tôi đưa em sang sông (đồng tác giả Y Vũ). Tiếp sau đó, ông thành công với đề tài người lính với nhữnng như Mùa xuân của mẹ, Xuân này con không về, Qua cơn mê và Một mai giã từ vũ khí (viết trong bối cảnh Hiệp định Paris kết thúc Chiến tranh Việt Nam). Trong sự nghiệp của mình, ông nhiều lần hợp tác với nhạc sĩ Trần Trịnh với nghệ danh chung là Trịnh Lâm Ngân.
Một mai qua cơn mê,
Xa cuộc đời bềnh bồng
Tôi lại về bên em
Ngày gió mưa không còn
Nên đường dài thật dài,
Ta mặc tình rong chơi
Cùng nhau ta sẽ đi,
Sẽ thăm bao nơi xưa,
Vui một thuở lênh đênh.
Ta sẽ thăm từng người
Sẽ đi thăm từng đường,
Sẽ vô thăm từng nhà
Tình người sau cơn mê vẫn xanh
Dù bao tháng năm đau thương dập vùi
Trường quen vắng bóng mai ta lại về
Cùng theo lũ em học hành như xưa
Rồi đây qua cơn mê,
Sông cạn lại thành giòng
Suối về ngọt quê hương
Ngày đó tay em dài
Vun cuộc tình thật đầy
Mơ toàn truyện trên mây.
Còn tôi như cánh chim
Sẽ bay đi muôn phương
Mang về mầm xanh tươi
Khi lá hoa thật nhiều
Trái yêu thương đầy cành
Hái đem cho mọi người .
- Cuộc đời và sự nghiệp của Minh Hiếu
- Nghệ thuật gieo vần như thơ trong sáng tác “Trước giờ tạm biệt” của nhạc sĩ Hoài An và tình khúc chia ly đầy lưu luyến
- “Chiều Qua Phố Cũ” – Phố cũ còn đó nhưng người còn đâu, kỷ niệm năm nào giờ đã mất
- “Đường sang nhà em” – nhạc khúc về những mộng đẹp tình yêu
- Bản tình ca thời chinh chiến lãng mạn nhất của nhạc sĩ Hàn Châu