Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Sáu, Tháng Hai 10, 2023
No Result
View All Result
Thời Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Thời Xưa
No Result
View All Result
Home Cảm xúc âm nhạc

“Phút Cuối” của nhạc sĩ Lam Phương – Tuyệt khúc trường tồn với thời gian

by Mẫn Nhi
06/10/2021
in Cảm xúc âm nhạc, Bàn tròn âm nhạc
0
“Phút Cuối” của nhạc sĩ Lam Phương – Tuyệt khúc trường tồn với thời gian

Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh vào năm 1937 tại làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu Thành, tỉnh Rạch Giá. Là một trong những nhạc sĩ tài hoa tiêu biểu của nền tân nhạc Việt Nam với gần 170 tác phẩm phổ biến, иổi tiếng cho tới thời điểm hiện tại. Năm mười tuổi, Lam Phương đã bắt đầu tìm tòi học nhạc, sau đó lại may mắn được nhạc sĩ Hoàng Lang và nhạc sĩ Lê Thương chỉ dẫn. Bút danh Lam Phương là do ông lấy từ hai chữ trong tên thật của mình là Lâm và Phùng với ý nghĩa “hướng về phương trời màu xanh hy vọng”.

Nhạc sĩ Lam Phương
Nhạc sĩ Lam Phương

Lam Phương là một nhạc sĩ đã trải qua vô vàn mối tình, với mỗi mối tình là một cảm xúc riêng giúp ông sáng tác thành những ca khúc bất hủ, trường tồn với thời gian. Trong cuộc đời sáng tác với gần 170 tác phẩm, có hơn một nửa ca khúc của ông là viết về tình yêu. Bài hát “Phút Cuối” được nhạc sĩ Lam Phương sáng tác vào năm 1971, được biết ông viết ca khúc trong khoảng thời gian cuộc tình của ông và ca sĩ Hạnh Dung đang gặp bế tắc. Nhạc sĩ Lam Phương không chỉ gửi tặng Hạnh Dung một bài hát mà trong đó còn là tình cảm của ông và cũng là một lời tạm biệt nhưng không đành.

“Chỉ còn gần em một giây phút thôi

Một giây nữa thôi là xa nhau rồi

Người theo cánh chim về vui với đời

Để lại thương nhớ cho kiếp đơn côi

……

Nếu ngày nào tình ta đã phai

Ngày vui của em cùng ai bên đời

Là hôm tiễn anh về nơi cuối trời

Em ơi bao giờ nhớ thương này nguôi”

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Phút Cuối do Bằng Kiều trình bày.

Bài hát như là một lời tạm biệt của nhạc sĩ Lam Phương, là những tình cảm thương nhớ khôn nguôi, là những tiếc nuối về khoảng thời gian ngắn ngủi của ông và bóng  нồng trong lòng ông. “Chỉ còn gần em một giây phút thôi”, câu hát thể hiện sự tiếc nuối của Lam Phương trong giây phút chia ly, khắc ghi trong tâm can. Trong ca khúc, cuộc chia ly tình cảm ấy thì Hạnh Dung là người chủ động rời đi “Người theo cánh chim về vui với đời” đến một phương trời mới bỏ lại tình cảm mà Lam Phương trao tặng, những cảm xúc chân thật. “Để lại thương nhớ cho kiếp đơn côi” người ông yêu đã ra đi, tìm hạnh phúc mới nhưng Lam Phương thì không, ông vẫn một lòng sắt son về khoảng thời gian bên nhau. Kỷ niệm đó là báu vật mà có lẽ chỉ mình ông có, và nó cũng là một gánh nặng dành cho kẻ tình si. Lời thương nhớ da diết ấy nghe thật nặng lòng, như lời oán trách sao cuộc tình này giờ chỉ còn mình ông, như một lời cầu xιɴ người hãy ở lại, hãy hiểu được tình cảm ông trao mà đừng vội bước đi.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Chế Linh & Thanh Tuyền trình bày.

Bên ông lúc này chỉ còn là khoảng trời rộng mênh mông. Lam Phương nhìn vào khoảng không hư vô, lắng nghe tiếng mưa, vô tình lại khiến cho nỗi nhớ của ông dâng trào lên đỉnh điểm. Tại sao giữa lúc núi xanh hùng vĩ, lúc mưa lạnh ướt vai, lúc biển xanh trong tuyệt đẹp, lúc Lam Phương yêu Hạnh Dung nhất thì cô lại chọn cách rời đi. Không chấp nhận với hiện thực đαυ đớn, sự chia ly ấy còn kéo dài vào trong cả giấc mơ. Khi nào vết thương lòng này lành lại, cuộc tình này là cuộc tình đôi lứa và khi nào cô và ông mới quay về bên nhau? Giữa khoảng trời mênh mông ấy, có con đường nào dẫn lối họ quay về với nhau?

Lam Phương như là một chàng trai si tình, dẫu biết cuộc tình này sẽ kết thúc trong đαυ đớn nhưng ông vẫn nguyện sống trong ái ân đó dù chỉ một đêm ngắn ngủi, mặc kệ sau này trái tim ông có thể sẽ tổn thương nhiều thêm. Có lẽ đó là cảm xúc của trái tim, là những điều mà đúng sai không còn quan trọng, trên đời này mấy ai đang yêu lại cảm thấy mình sai bao giờ.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Túy Hồng & Diên An thu thanh trước 1975.

“Ngày buồn còn bao lâu hay muôn đời nuối tiếc” như một lời tự hỏi mình của ông, “Phút Cuối” của cuộc chia ly này rồi sẽ hết hay sẽ theo ông trong cả thực tại lẫn giấc mơ. Vào thời điểm đó Lam Phương đã có gia đình, vợ ông là Túy Hồng. Ông như một con thuyền đã có bến đỗ, biết em ra đi nhưng vẫn không thể nào giữ em cho riêng mình.

Lựa chọn cuối cùng của ông là để em ra đi, chắp cánh cho em đến với niềm vui mới. Chỉ còn lại ông nơi này, giữa cuộc đời rộng lớn này lại lẻ loi, kỷ niệm to lớn nhưng không thể sẻ chia cùng người.

“Nếu ngày nào tình ta đã phai

Ngày vui của em cùng ai bên đời

Là hôm tiễn anh về nơi cuối trời

Em ơi bao giờ nhớ thương này nguôi”

Bài hát “Phút Cuối” được rất nhiều ca sĩ tên tuổi thể hiện theo năm tháng, ai cũng đều thể hiện một nỗi niềm riêng, một cách trình bày khác nhau. Có người cho rằng bài hát được Bằng Kiều thể hiện tại “Paris by Night 88” được đánh giá là hay nhất. Nhưng riêng tôi một người của thế hệ trẻ, ca sĩ Hoàng Dũng đã đưa tôi đến với cuộc chia ly đαυ buồn của Lam Phương. Khi nghe Hoàng Dũng thể hiện, bài hát như một sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, một nỗi buồn vượt thời gian để trở thành nỗi buồn chung của nhân thế.

“Phút Cuối” là bài hát đã mang tôi đến những bản tình ca bất hủ, những ca khúc nhạc vàng vượt thời gian. Đó là kỷ niệm của bản thân trong khoảng thời gian cuối cấp ba vào thời điểm gần kết thúc. Nghe bài hát “Phút Cuối” vào giây phút cuối lúc chia tay mái trường, không phải là cuộc chia tay người tình nhưng đó cũng là cuộc chia tay đầy tiếc nuối về tuổi trẻ.

Trích lời bài hát Phút Cuối của nhạc sĩ Lam Phương:

Chỉ còn gần em một giây phút thôi.
Một giây nữa thôi là xa nhau rồi.
Nguời theo cánh chim về vui với đời
Để lại thương nhớ cho kiếp đơn côi.

Núi đồi lồng lộng chiều mưa nhớ ai.
Biển xanh vẫn xanh nguời đi sao đành.
Để trong giấc mơ  нồn anh thẩn thờ.
Em ơi bao giờ mới đuợc gần nhau

Biết chi một đêm tha thiết chi một đêm rồi xa nhau ngàn trùng.
Lệ này cho em hay lệ này cho anh khi mộng uớc không thành.
Ngày buồn còn bao lâu hay muôn đời nuối tiếc đêm cuối cùng bên nhau,
biết em sẽ buồn vì thuyền anh không rời bến,
biết em sẽ buồn vì mình chẳng có ngày mai.

Nếu ngày nào tình ta đã phai.
Ngày vui của em cùng ai trên đời.
Là hôm tiễn anh về nơi cuối trời.
Em ơi bao giờ nhớ thương này nguôi.

Đánh giá post
Tags: Bằng KiềuChế LinhDiên AnLam PhươngThanh TuyềnTúy Hồng
Next Post

Hoài niệm một thời đỉnh cao của bóng đá Việt Nam

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về cнíɴн trị hay gán ghép tư tưởng không cнíɴн xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Cuộc sống bệnh tật trong viện dưỡng lão của đệ nhất đào võ cải lương Diệu Hiền

2 năm ago

Vi vu Sài Gòn những năm 1969 – 1970 để thấy được sự nhộn nhịp và tươi trẻ của thời xưa

1 năm ago

Tiết lộ chuyện tình dang dở trong ‘Buồn ơi chào mi’ của Nguyễn Ánh 9

1 năm ago
“Bài Tango cho em” – Mốt chút tiếc nuối về mối tình đẹp như mơ nhưng đầy cô đơn của nhạc sĩ Lam Phương

“Bài Tango cho em” – Mốt chút tiếc nuối về mối tình đẹp như mơ nhưng đầy cô đơn của nhạc sĩ Lam Phương

2 năm ago

“Đêm Cuối Cùng” – Thói đời bạc bẽo, càng yêu đau càng sâu, càng tin tưởng lại càng thất vọng (Phạm Đình Chương)

2 năm ago

Nhà thơ lãng tử Nguyễn Tất Nhiên cùng kỷ niệm về một thời áo trắng của miền Nam trước năm 1975

2 năm ago
Lạ mà quen: Sài Gòn thập niên 1960 và những góc phố cũ của ngày xưa – Phần 1

Lạ mà quen: Sài Gòn thập niên 1960 và những góc phố cũ của ngày xưa – Phần 1

1 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed

Theo dõi chúng tôi trên

  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status