“Đố ai định nghĩa được tình yêu”. Tình yêu dù trong thời đại nào cũng là đề tài hấp dẫn với các nghệ sĩ, là thửa ruộng màu mỡ mà bất kỳ nghệ sĩ nào chăm cày bẫm cũng sẽ cho đời những bông hoa đẹp. Có thể buồn cùng có thể vui nhưng chắc một điều rằng những ca khúc về chủ đề tình yêu luôn mang trong mình một giai điệu đẹp với trạng thái sinh động cùng đa dạng màu sắc. Và nhạc sĩ Trúc Phương thật sự là một người nghệ sĩ thành công trong việc “cày bừa” “thửa ruộng” tình yêu này. Ông để lại cho đời nhiều ca khúc bất hủ với thời gian về tình yêu đôi lứa như : 24 giờ phép, Con đường mang tên em, Chuyện chúng mình,… Và trong những bài hát thành công về tình yêu của Trúc Phương không thể không kể đến nhạc phẩm “Bóng nhỏ đường chiều”.
Nhạc sĩ Trúc Phương (1933-1995) tên thật là Nguyễn Thiện Lộc, Ông sinh ra tại vùng đất Cầu Ngang, Trà Vinh. Nhạc sĩ Trúc Phương là nhạc sĩ nhạc vàng tiêu biểu tại miền nam Việt Nam vào những năm 1975. Khởi đầu cho sự nghiệp sáng tác của ông chính là hai nhạc phẩm “Tình thương mái lá” và “Tình thắm duyên quê”, những sáng tác đầu của Trúc Phương thiên về tình yêu quê hương, sau đó mới chuyển dần sang chủ đề về tình yêu và người lính. Ông để lại cho đời nhiều nhạc khúc với giai điệu Bolero nổi tiếng với đa dạng thể loại và phong phú chủ đề như: “Nửa đêm ngoài phố”, “Chiều cuối tuần”, “Con đường mang tên em”,… Năm 2014, Trung tâm Asia thực hiện chương trình Asia 74: Trúc Phương – Ông hoàng của dòng nhạc Bolero để vinh danh ông.
Bóng nhỏ đường chiều là một nhạc khúc nói về tình yêu tuổi trẻ của người lính, nỗi nhớ nhung người yêu khi hành quân và niềm hạnh phúc khi được đoàn tụ nhau. Yêu nhau trong sự chia cắt luôn là nỗi lòng khó tả của các chiến sĩ chiến khu, chàng nơi tiền tuyến bảo vệ đất nước, nàng nơi hậu phương cô đơn cùng lạc lõng đợi chờ. Khi yêu nhau có mấy ai mà chấp sự rời xa chàng đây nàng đó nhưng đất nước cần thì thân trai làm sao có thể bỏ lỡ, đâu thể nào vì hạnh phúc của bản thân mà bỏ rơi đi non sông. Người ta nói “Đợi chờ là hạnh phúc” cô gái và chàng trai đã sung sướng là bao khi sự chờ đợi của mình được đền đáp bằng sự đoàn viên và hạnh phúc. Nàng đã không tiếc thanh xuân để làm hậu phương vững chắc để anh lính yên tâm hoàn thành tốt nghĩa vụ, chàng cũng không phụ kỳ vọng của nàng mà bình an tặng nàng một mái ấm yên vui.
Ai biết ai vì đời cùng ngược xuôi chung lối mòn
Ngày anh hai mươi tuổi, em đôi tám trăng tròn
Đêm lạnh còn chăn đơn gối lẻ
Chưa buồn khi canh vắng khép đôi mi.
Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Giao Linh thâu thanh trước 1975
Mở đầu nhạc phẩm, tác giả kể lại ngày hai đứa chưa quen nhau. Ngày “ai biết ai” giữa dòng đời “ngược xuôi chung lối mòn”. Chung lối mòn ý nói hai người chung quê, đi chung trên con đường mòn của làng quê nghèo. Khi ấy anh vừa tuổi hai mươi còn em mười tám “Ngày anh hai mươi tuổi, em đôi tám trăng tròn”, khi chúng ta còn đơn thân, chưa yêu ai, chưa một lần vươn buồn trên khóe mi “Chưa buồn khi canh vắng khép đôi mi”
Cho đến hơn một lần tuổi trẻ như qua mất rồi
Ngày tim lên tiếng gọi xui tôi mến một người
Tâm tình chiều nao trên phố nhỏ
Khi về lưu luyến mãi phút hẹn hò.
Cho đến một ngày tưởng như không biết yêu, một ngày vô tình tôi mến em. Tình yêu là vậy đó, nó đến một cách bất ngờ nhưng mang theo vương vấn suốt đời. Vào một ngày con tim xui khiến tôi mến em, để tâm tình nôn nao trên phố nhỏ, đẻ luyến lưu “mãi phút hẹn hò”. Từ chỗ chưa biết nhau, đến một ngày con tim xui khiến mến yêu khiến cho tâm tình chàng trai như sống dậy, anh cũng nôn nao, cũng xao xuyến bồi hồi luyến lưu, tràn đầy tình yêu tuổi trẻ.
Bao thương nhớ từ độ anh vui bước quân hành,
Nửa năm anh viết lá thư xanh bảo rằng:
Sẽ về phố phường.
Mừng rơi nước mắt ướt thư người tôi thương
Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Tuấn Vũ trình bày.
Để rồi khi những tháng ngày hạnh phúc bên nhau chưa bao lâu lại phải trải qua nỗi nhớ nhung em khi hành quân xa “Bao thương nhớ từ độ anh vui bước quân hành”. Mặc dù phải chia xa người yêu, lên đường hành quân nhưng người lính ấy vẫn “vui bước hành quân”. Đây là tinh thần lạc quan, niềm tin yêu vào cách mạng chính nghĩa sẽ thắng lợi. Ngày xa em, anh chỉ biết gói thương yêu lên đường hành quân, để em phải chờ đợi. Nửa năm hành quân xa nhà mới viết được cho em lá thư xanh bảo rằng anh sẽ về. Có lẽ, đây là niềm hạnh phúc nhất của người ở nhà khi chờ đợi tin người yêu hành yêu, lá thư xanh, lá thư của người còn sống, lá thư chưa đựng chứa đựng hứa hẹn sẽ về. Bởi trong chiến tranh, có mấy cô gái nhận được lá thư xanh ấy! Nên khi nhận được, người anh thương đã khóc ướt trang thư, giọt nước mắt của hạnh phúc khi nhận được thư, giọt nước mắt của hạnh phúc khi biết tin anh bình an, và càng là giọt nước mắt của hạnh phúc khi hay tin anh sẽ về, sẽ lại cùng em đi trên con phố nhỏ quê nhà. Mỗi giọt nước mắt hạnh phúc ấy cứ nối tiếp nhau rơi xuống ướt trang thư xanh.
Tôi đến nơi hẹn hò đường chiều nghiêng nghiêng nắng đổ
Bàn tay thon ngón nhỏ đan tay rắn sông hồ
Ta nhẹ dìu nhau như tiếng thở.
Thương này thương cho bỏ lúc đợi chờ.
Ngày anh về lại quê hương, trên con đường hò hẹn nơi nắng chiều nghiêng nghiêng, đôi ta tay trong tay đứng bên con sông nhỏ. Thật sự là một bức tranh tình nhân đẹp tuyệt trần. Trong nắng chiều nhè nhẹ, chúng ta tay trong tay, đan chặt vào nhau cùng ngắm nhìn sông hồ quê hương, cùng hạnh phúc trong bầu không khí hòa bình mà anh đã hành quân bảo vệ tổ quốc, mang lại cho quê hương. Và khung cảnh hạnh phúc ấy, ta nhẹ trao nhau nụ hôn thay cho những tháng ngày đợi chờ “Ta nhẹ dìu nhau như tiếng thở. Thương này thương cho bỏ lúc đợi chờ.”
Bóng nhỏ đường chiều là một nhạc khúc nhẹ nhàng, một chuyện tình với cái kết viên mãn của người lính. Bài hát không chỉ vỗ về những giấc mơ yêu thương của đôi lứa đang yêu mà còn như tiếp thêm sức mạnh kháng chiến cho những người lính khác cũng đang trên đường hành quân. Tuy xa cách về mặt địa lý nhưng tâm trí vẫn luôn hướng về nhau, mãi tin tưởng về một tương lai của một đất nước hòa bình không còn chiến tranh và những chàng chiến sĩ vì đất nước cũng sẽ có một ngày hân hoan mà trở về để đoàn tụ cùng với tình yêu. Chỉ cần đôi ta có đủ sự vững tin vào nhau thì có bao lâu cũng không thành vấn đề, khi hai trái tim hướng về nhau thì cũng sẽ có ngày ở bên nhau mà thôi.
- Nghĩa An Hội Quán (miếu Quan Đế) – Kiến trúc văn hóa Triều Châu nổi bậc ở khu phố người Hoa Sài Gòn
- Tua lại cuốn phim nhựa xưa cũ – Nhớ về quán café La Pagode của giới văn nghệ sĩ trước những năm 1975
- Người vẽ bảng hiệu bằng tay cuối cùng ở Saigon xúc động khi tìm được truyền nhân
- Những chiêm nghiệm về cuộc đời được đúc kết ngắn vào nhạc khúc “Cỏ xót xa đưa” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
- Nhạc khúc “Chuyện Chúng Mình”