Mấy độ thu về là một sáng tác nổi tiếng của hai cố nhạc sĩ Minh Kỳ và Hoài Linh. Với chủ đề về tình yêu thời lính, nhạc khúc mang lại cho người nghe những rung cảm sâu sắc về mối tình của cô gái chốn quê nhà chờ người yêu nay đã khoác chiến y nơi biên ải xa xôi. Nhạc khúc được sáng tác vào những cuối thập niên 1950 đầu thập niên 1960, với lời ca bình dị tác giả đã vẽ lại bức tranh mùa thu và chuyện tình yêu thời chiến man mác một nỗi buồn chia xa.
Có những chiều thu vương nắng cuối thôn
Tiếng tiêu ai vọng đến thiết tha buồn
Man mác niềm vương vấn tình cố hương
Mối u hoài trầm tư khi chiều xuống
Mở đầu nhạc khúc là bức tranh chiều thu đượm buồn khi những tia nắng cuối ngày còn vương lại cuối thôn, khi ta nghe “tiếng tiêu ai vọng đến thiết tha buồn”. Tiếng tiêu không biết ai thổi mà man mác và thiết tha buồn, nghe tiếng tiêu nghe lòng mình vấn vương nỗi nhớ nơi cố hương. Chiều vương nắng buồn, tiếng tiêu buồn, nỗi nhớ quê, tất cả đã tạo nên một nỗi buồn mơn man ngay từ khi bắt đầu nhạc khúc “mối u hoài trầm tư khi chiều xuống”. Đó là “mối u hoài” đến trầm tư của người con xa xứ mỗi chiều thu khi nắng chiều sắp tan nơi cuối thôn, chút ấm áp của nắng kia sắp mất để nỗi buồn lên ngôi, nỗi nhớ quê nhà trở nên da diết khôn nguôi hơn bao giờ.
Mây lững lờ bay bay đến chốn xa
Gió thu lay cành liễu uốn la đà
Đôi bướm vàng tung cánh vờn khóm hoa
Nhớ bao ngày thơ ấu đã dần qua
Bức tranh chiều thu buồn còn được điểm xuyết bởi nỗi buồn lững lờ trôi về chốn xa của những đám mây kia. Cơn gió thu thổi đến khiến cành liễu “uốn la đà”, vườn hoa nơi xa thì có đôi bướm vàng tung cánh bay lượn. Bức tranh cảnh thu ấy như sống lại, cảnh vật sinh động và gợi nhớ về “bao ngày thơ ấu đã dần qua”. Tuổi thơ luôn là khoảng thời gian đẹp nhất, nơi chúng ta tung tăng hát hoa, bắt bướm và rượt đuổi nhau trên những cánh đồng ngát xanh hương cỏ mới. Có lẽ chính vì những ký ức tuổi thơ ngày nào quá đỗi đẹp đẽ nay lại dần không còn, nên khi nhìn ngắm đàn bướm trên những cánh hoa, khi thấy cơn thu nhè nhẹ đến khiến cành liễu la đà thì tác giả lại nhớ về thời thơ ấu của mình.
Chiều nao lộng gió nhớ người trai đi chiến chinh
Người về với tâm tư sầu mênh mang nhớ ai
Mơ ước khi nao mùa thái bìnhNhìn gió nay lại nhớ gió xưa, một chiều lộng gió ta nhớ người trai đã khoác chiến ly lên đường chiến chinh nơi xa. Nhớ về người xưa đã đi xa, khiến tâm tư vương sầu mênh mang “người về với tâm tư sầu mênh mang nhớ ai”. Người con gái nhỏ chốn quê nhà mỗi chiều thu lòng lại man mác nhớ thương người nơi xa, mơ ước “khi nao mùa thái bình” mong người có thể sớm về bên ta để “tình đời nồng thắm ngát hương trinh”. Có lẽ đây là ước muốn của rất nhiều cô gái chờ người yêu đi lính quay về, đợi một mùa thái bình trên quê nhà, dang đôi tay đón người anh hùng quay về và dệt mộng se duyên, bắt đầu một cuộc sống ngát hương tình yêu, ngát hương hạnh phúc muôn đời. Vốn dĩ đó là ước muốn quá đỗi dung dị, nhưng vào thời chiến, đó lại mơ ước cao xa và mang bao nỗi thấp thỏm đợi chờ.
Dòng đời lặng lẽ cuốn thời gian theo gió trăng
Lời thề hôm nao không nhạt phai theo tháng năm
Một mảnh trăng thu một mối tình
Trọn đời êm ấm cùng mái tranh
Thời gian cứ thế trôi qua không đợi chờ ai, người con gái nhỏ chốn quê nhà vẫn đợi vẫn chờ, chỉ là… “dòng đời lặng lẽ cuốn thời gian theo gió trăng/ Lời thề hôm nao không nhạt phai theo tháng năm”. Thời gian trôi qua cuốn trôi gió trăng, đêm ngyaf tuần hoàn và tiếp diễn, xa nhau đã mấy độ thu về biết lời thề người nói khi ấy có còn không hay cũng phai màu nhạt tình theo năm tháng vô tình kia? “Một mảnh trăng thu một mối tình” thanh xuân của người con gái thường được ví như trăng, nên tác giả cũng mượn trăng thu kia nói về thanh xuân, cả thanh xuân chỉ yêu một người, một mối tình và nguyện đời chờ ngày người quay trở về đắp xây cuộc sống dung dị “trọn đời êm ấm cùng mái tranh”. Không cầu mong cuộc sống giàu sang xa hoa, chỉ nguyện ước ngày người quay về vẫn trọn câu thề cùng nhau sống cuộc sống dưới mái nhà tranh nhưng chứa chan tình yêu và hạnh phúc.
Chiến tuyến người trai ôm súng ước mơ
Rũ chinh y trọn ước với câu thề
Theo lối về thôn cũ đường thắm hoa
Gió trăng lạnh tình không phai niềm nhớ
Nơi chiến tuyến xa xôi, khi người lính ngày ra ôm súng trong tay mang ước mơ nay đã trở về. Người lính “rũ chinh y trọn ước với câu thề”, ngày anh quay về, trở lại thôn xưa vẫn trọn câu thề ước ngày nào một lòng thủy chung cùng người. Quay về quê hương, đi trên con đường thôn cũ nay đã thắm hương hoa thơm, dù thời gian có qua mau, gió trăng kia có lạnh tình nhưng lòng anh chưa bao giờ thôi nhớ em “không phai niềm nhớ”. Như một lời khẳng định cho tình yêu, người chiến sĩ năm nào mang ước mơ nay đã hoàn thành sự nghiệp, anh về và thực hiện lời hứa năm nào, lời hứa thủy chung nguyện một đời thái bình bên người yêu.
Quê cũ mùa trăng thu ngát ý thơ
Bên sông xưa rộn rã tiếng quan hò
Cô lái đò đôi má hồng ước mơ
Đón Anh về ghi chép nốt vần thơ
Đón Anh về ghi chép nốt vần thơ
Nay anh về quê cũ, chốn quê thanh bình ngát ý thơ mỗi độ trăng thu. Bên bờ sông xưa nay vẫn rộn rã tiếng ai ca câu quan hò. Cô lái đò năm nào chờ anh nay “đôi má hồng ước mơ” đón anh về “ghi chép nốt vần thơ”. Câu hát mang vần như một áng thơ ngát hương thái bình sau ngày dài chiến chinh. Chốn quê cũ nay vẫn thế, vẫn ngát hương hoa, vẫn rộn rã câu ca và bắt cầu muôn chuyện tình yêu đẹp.
“Mấy độ thu về” như một câu chuyện kể về tình yêu đẹp thời lính, những đợi chờ nhớ nhung người lính chiến này hóa thành niềm vỡ òa hạnh phúc lúc người rũ chinh y quay về quê cũ. Nhạc khúc như một bức tranh vẽ cảnh thu của miền quê thái bình, cảnh chiều thu đượm buồn của nỗi nhớ nhưng vẫn rạng ngời nét thơ trong từng cảnh vật đất trời. Là nhạc khúc lại như một áng thơ ngát hương tình, bài hát mang lại cho người nghe những rung cảm bình dị về tình yêu ngọt ngào sau cay đắng của thời chiến.
Có những chiều thu vương nắng cuối thôn
Tiêng tiêu ai vong đến thiết tha buồn
Man mác niềm vương vấn tình cố hương
Mối u hoai trầm tư khi chiều xuống
Mây lững lờ bay bay đến chốn xa
Gio thu lay cành liễu uốn la đà
Đôi bướm vàng tung cánh vờn khóm hoa
Nhớ bao ngày thơ ấu đã dần qua
Điệp khúc:
Chiều nao lộng gió nhớ người trai đi chiến chinh
Người về với tâm tư sầu mênh mang nhớ ai
Mơ ước khi nao mùa thái bình
Tình đời nồng thắm ngát hương trinh
Dòng đời lặng lẽ cuốn thời gian theo gió trăng
Lời thề hôm nao không lạt phai theo tháng năm
Một mảnh trăng thu một mối tình
Trọn đời êm ấm cùng mái tranh
Chiến tuyến người trai ôm súng ước mơ
Rũ chinh y trọn ước với câu thề
Theo lôi về thôn cũ đường thắm hoa
Gió trăng lạnh tình không phai niềm nhớ
Quê cũ mùa trăng thu ngát ý thơ
Bên sông xưa rộn rã tiếng quan hò
Cô lái đò đôi má hồng ước mơ
Đón Anh về ghi chép nốt vần thơ
Đón Anh về ghi chép nốt vần thơ
- Những bức ảnh màu quý và hiếm về một Sài Gòn mộng mơ của những ngày xưa
- “Thu Quyến Rũ” (Đoàn Chuẩn & Từ Linh) – Mùa thu của những ước mơ
- “Nửa Đêm Khấn Hứa” – Mùa Giáng Sinh trở thành mùa thương nhớ của những cặp tình nhân thời chiến
- Vài hàng nhớ lại bà Nguyễn Thị Mai Anh, Phu Nhân của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
- Nhạc sĩ Phượng Vũ – Tác giả Áo Nhà Binh, Cánh Thư Mùa Hạ… vừa qua đời ở tuổi 74.