Nguyễn Văn Đông sinh năm 1932 và mất năm 2018, ông nguyên là một sĩ quan Bộ binh cao cấp của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và mang theo cấp bậc Đại tá. Không những thế, ông còn được biết đến là một người nhạc sĩ với nhiều nhạc khúc về chủ đề người lính chiến như “Mấy dặm sơn khê”, “Chiều mưa biên giới”, “Phiên gác đêm xuân”, “Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp”….Bên cạnh cái tên Nguyễn Văn Đông được nhiều khán giả biết đến, ông vẫn còn một số bút danh khác như Phượng Linh, Hoài Phương, Phương Hà, Đông Phương Tử, Vì Dân.
Không chỉ đơn thuần sáng tác những bài ca cho lính, Nguyễn Văn Đông vẫn theo đuổi và thành công ở nhiều chủ đề khác như tình yêu, tình quê hương xứ sở như “Khi đã yêu”, “Thầm kín”, “Niềm đau dĩ vãng”,….đều là những tuyệt khúc nổi tiếng và bất hủ. Nhưng có lẽ mang thân người lính áo xanh nên ông đã dành tình cảm đặc biệt hơn cho thể loại và chủ đề này. Sáng tác khá nhiều bài hát lính nhưng một số sáng tác của ông lại không được phép phổ biến và lưu hàng bởi một số lý do, trong đó có cả ca khúc “Mấy dặm sơn khê”.
Ca khúc được viết theo điệu Slow nhẹ nhàng và da diết, lại có chút trầm lắng và sâu sắc, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã thể hiện được trọn vẹn phần tình cảm sâu lắng, phác họa thành công bức chân dung đẹp về hình tượng một người lính anh hùng bôn ba ngược xuôi trên khắp các nẻo đường hành quân gian khổ. Ca khúc không tôn vinh nét oai vệ hay hào hùng của người lính nơi chiến trường lẫm liệt với những chiến công đầy rẫy mà chỉ đơn thuần là một người lính bình thường, hình tượng của hầu hết người lính chiến với những tâm tư giấu kín, họ cũng có những ước mơ, những mong nhớ thiết tha và bình dị, những khát khao bình thường nhưng không tầm thường như biết bao nhiêu người lính vô danh khác.
“Anh đến thăm, áo anh mùi thuốc súng
Ngoài mưa khuya lê thê, qua ngàn chốn sơn khê
Non nước ơi, hồn thiêng của núi sông
Kết trong lòng thế hệ, nghìn sau nối nghìn xưa…”
Buông bỏ những vụn vặt của cuộc sống, khoác lên mình trang áo lính xanh xanh oai vệ, thay hương nước hoa ngào ngạt bằng mùi thuốc súng nồng nàn. Có phải là uy nghiêm hơn, trưởng thành hơn không? Bởi anh lính chiến ý thức được tầm quan trọng của bản thân, anh ý thức được trọng trách của mình nên gạt qua tất cả những yêu thương thường nhật, rèn giũa cho mình tinh thần yêu nước vững chắc hơn. Họ hành quân ngày đêm, không quãng gian khó, họ băng qua biết bao đèo cao và rừng sâu, vượt qua những cơn mưa đêm ngày lê thê và qua cả “ngàn chốn sơn khê”, những khe núi nho nhỏ lại hiểm trở vô cùng. Gian lao là thế nhưng với họ đó lại là niềm vui, là niềm hạnh phúc và cũng là niềm tự hào, bởi họ còn được sống, còn được chiến đấu, còn được ước mơ về một tương lai tươi sáng, còn có những hoài bão cá nhân chưa thực hiện.
“Non nước ơi, hồn thiêng của núi sông, kết trong lòng thế hệ, nghìn sau nối nghìn xưa…” – Một mong ước cao cả của người lính vô danh, không cầu bản thân sống hay sống lâu, chỉ ước cho lứa thế hệ sau này cũng sẽ tiếp nối người lính thế hệ trước mà bảo vệ đất nước. Non sông Việt Nam, mây núi hùng vĩ chính là hồn thiêng là niềm tự hào dân tộc, là cái cần tầng tầng lớp lớp thế hệ chung tay xây dựng và bảo vệ.
“….Bao ước mơ giữa khung trời phiêu lãng,
Chờ mùa Xuân tươi sáng, nhưng mùa thắm chưa sang
Anh đến đây, rồi anh như bóng mây,
Chốn phương trời ấm lạnh hòa chung mái nhà tranh
Anh như ngàn gió, ham ngược xuôi, theo đường mây,
Tóc tơi bời lộng gió bốn phương …
Nước non còn đó một tất lòng,
Không mờ xóa cùng năm tháng,
Mấy ai ra đi hẹn … về dệt nốt tơ duyên….”
Cuộc đời của người lính là những cuộc chiến đấu đầy gian khổ, là những lần xông pha trận mạc, là những cuộc hành quân không ngừng nghỉ, là luôn thời thời khắc khắc mà cận kề với hiểm nguy bất trắc. Nhưng người lính chiến lại vẫn giữ được cho mình một tâm hồn lạc quan, một trái tim ấm áp và những mong ước đời thường ngọt ngào. Mong được phiêu lãng giữa một bầu trời rộng lớn, đón chào một mùa Xuân sang đầy sắc hoa tươi. Và rồi anh lại như bóng mây, cũng phiêu lãng trên nền trời rộng nhưng chẳng có điểm dừng, nơi chân trời kia vẫn còn lối nên anh vẫn trôi xuôi.
Cuộc đời của người lính bốn bể là nhà, mây trời làm chăn, đất đá làm giường, “chốn phương trời ấm lạnh” đều được người lính xem như mái nhà tranh ấm áp, trong ngôi nhà ấy, họ có những anh em không chung dòng huyết thống, có những mối tri kỷ chỉ vừa nhưng đã thân tựa lúc nào. “Anh như ngàn gió”, cứ phiêu bồng và du lãng, cứ “ham ngược xuôi theo đường mây”, để cho “tóc tơi bời lộng gió bốn phương”…để chiêm nghiệm một cuộc đời bình yên trong chốn chinh chiến rộn rã, muốn lòng nhẹ nhàng trong tiếng bom nổ rền vang….Sau đó, tất cả những người lính lại vẫn chung một tấm lòng, chung một mục tiêu và định hướng về non sông, về dân tộc. Chỉ đôi chút nhớ mong thiết tha về cuộc sống an bình nhưng lại nhanh chóng vực dậy tinh thần chống giặc anh dũng, dù có trải qua bao năm tháng thì sức chiến đấu cũng không dễ dàng bị xóa mờ trong tâm trí của những người lính anh hùng.
“….Khoác lên vầng hoa trắng,
Cầm tay nhau đi anh
Tơ trời quá mong manh
Anh hỡi anh, đường xa vui đấu tranh,
Giữa khung trời gió lộng, nghìn sau tiếc nghìn xưa”
Khoác lên mình một vầng hoa trắng, một tầng màu sắc của sự tinh khôi và thuần khiết, có lẽ ở đây không nói đến sự trong sáng hay thuần trắng của con tim, mà đang nói đến tâm tư và lối suy nghĩ của người lính. Họ không hề quan tâm đến những thiệt hơn trong cuộc sống, mang trên vai là trọng trách và nghĩa vụ của quốc gia, thân lính chỉ biết hết lòng và tận sức để thi hành tốt nhiệm vụ, làm sao có thời gian để phân tranh. Họ lúc nào cũng chung sức chung lòng “cầm tay nhau đi anh” để cùng nhau cố gắng, cùng nhau hướng về lý tưởng đất nước an bình và phồn vinh. Với những người bình thường, họ tìm niềm vui trong cuộc sống, còn những người lính họ sẽ cố gắng kiếm tìm niềm vui trong đấu tranh, trong những lần tham chiến hiểm nguy, trong rừng bom bay lửa đạn. Hay đôi khi tìm được đường sống từ cõi chết cũng khiến họ thấy vui và yêu quý hơn được đời này, vì đã để học còn thở, còn được tận sức chung lòng với quê hương đất nước. Nhìn đi, giữa một “khung trời lộng gió”, dù “tơ trời quá mong manh” thì họ vẫn sẽ thấy “nghìn sau tiếc nghìn xưa” nếu không còn được vác trên vai khẩu súng để chiến đấu khi đất nước vẫn còn lâm nguy.
Hãy thử nghe bản nhạc này vào ban đêm, khi mọi thứ xung quanh hoàn toàn tĩnh lặng, nhắm đôi mắt lại và lắng nghe từng giai điệu, từng ca từ của bài hát “Mấy dặm sơn khê”. Bạn sẽ cảm nhận được rằng, dù có trải qua biết bao nhiêu thăng trầm trong chuyến hành quân nhọc nhằn, có qua bao nhiêu mùa thương hải tang thương điền ruộng hóa nương dâu, mưa bão hóa nắng nhẹ trong lành, hay vạn vật trên thế gian đều đồng loạt thay đổi thì vẫn có duy nhất tâm tư người lính chiến không hề bị lay động. Tận sâu trong lòng là một niềm thương vô tận, là một tình cảm có khả năng tự nhân đôi, họ dễ dàng rung động với những cảm xúc của thực tế, họ đón nhận nó bằng một trái tim chân thành và thương yêu một cách nồng nhiệt và trân quý như một bảo vật thiêng liêng.
Anh đến thăm, áo anh mùi thuốc súng
Ngoài mưa khuya lê thê, qua ngàn chốn sơn khê
Non nước ơi, hồn thiêng của núi sông
Kết trong lòng thế hệ, nghìn sau nối nghìn xưa
Bao ước mơ giữa khung trời phiêu lãng,
Chờ mùa Xuân tươi sáng, nhưng mùa thắm chưa sang
Anh đến đây, rồi anh như bóng mây,
Chốn phương trời ấm lạnh hòa chung mái nhà tranh
Anh như ngàn gió, ham ngược xuôi, theo đường mây,
Tóc tơi bời lộng gió bốn phương …
Nước non còn đó một tất lòng,
Không mờ xóa cùng năm tháng,
Mấy ai ra đi hẹn … về dệt nốt tơ duyên,
Khoác lên vầng hoa trắng,
Cầm tay nhau đi anh
Tơ trời quá mong manh
Anh hỡi anh, đường xa vui đấu tranh,
Giữa khung trời gió lộng, nghìn sau tiếc nghìn xưa
- “Biết Nói Gì Đây” (Huỳnh Anh) khi chia tay không thể cất thành lời
- Nỗi nhớ người thương và quê nhà hóa thành nguồn động lực hái “hoa tiên cho đời” trong nhạc khúc “Nỗi lòng người đi”
- Những miền nhớ: Hồi ức “Mưa bụi”, dòng nhạc đình đám một thời
- Sài Gòn xưa: Ngắm nhìn dáng hình của những ngôi trường xưa qua bộ ảnh hiếm
- Cuộc đời và sự nghiệp của “Minh Tinh Màn Bạc” Thẩm Thúy Hằng – Phần 2: Thảm họa nhan sắc cuối đời.