Có một gia đình trung lưu trí thức
Từ giã ngói vôi về với ruộng đồng
Xa lánh guốc giày, làm quen đỉa vắt
Tập sống khiêm nhường gạo ruộng nước sông…
Hẳn là những ai yêu nhạc vàng đều đã từng nghe qua những giai điệu này. Đây là những câu hát mở đầu trong nhạc phẩm “Đò Dọc” của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng. Nội dung bài hát được nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Bình Nguyên Lộc. Tiểu thuyết “Đò Dọc” được đánh giá rất cao, đã từng đạt được giải thưởng Văn chương toàn quốc (Miền Nam) năm 1960.
“Đò Dọc” là câu chuyện về cuộc sống đầy gian truân, nay đây mai đó của gia đình ông giáo Nam Thành trong bối cảnh ly loạn với những biến động xã hội thời loạn lạc những năm 1950 của thế kỷ 20. Gia đình ông vốn là một gia đình trung lưu ở Bạc Liêu, ông là một thầy giáo mẫu mực, có 4 cô con gái tên là Hương, Hồng, Hoa, Quá. Vì thế sự loạn lạc, gia đình ông đã chuyển lên Sài Gòn sinh sống. Khi rời quê hương Bạc Liêu ông không còn tiếp tục với nghề giáo được nữa, thay vào đó ông trở thành chủ hiệu buôn túi xách, vali. Khách hàng của ông chủ yếu là người Pháp. Sau năm 1954, Pháp rút quân về nước, khi đó 4 cô con gái của ông cũng đã được học chút kiến thức, các cô gái ấy muốn sống một cuộc đời thoải mái và lãng mạn. Tuy nhiên hiệu buôn của gia đình trở nên ế ẩm và bất đắc dĩ gia đình phải chuyển về một xóm nhỏ khô cằn ở Thủ Đức.
Câu chuyện trong nhạc phẩm “Đò Dọc” của Trầm Tử Thiêng cũng bắt đầu từ đây.
Có một gia đình trung lưu trí thức
Từ giã ngói vôi về với ruộng đồng
Xa lánh guốc giày, làm quen đỉa vắt
Tập sống khiêm nhường gạo ruộng nước sông
Lánh về nơi này, qua cơn khốn đốn
Thì mấy đứa con lại khó chọn chồng
Trai tráng quê mùa, làm sao mà biểu xứng
Có bến đâu mà hẹn đục với trong.
Thuở ấy, Thủ Đức là một vùng quê nghèo hẻo lánh, một gia đình trung lưu tri thức đã phải rời bỏ phố thị nhộn nhịp để lui về nơi đây. Gia đình đã mua một mảnh đất và lập nên môt trang trại lấy tên là Thái Huyên Trang. Thật sự đây là một quyết định khó khăn khi mà họ vốn đã quen với nếp sống thị thành. Những khác biệt về nhận thức, văn hóa, thói quen trong sinh hoạt hàng ngày khiến họ khó có thể hòa nhập được. Hơn nữa, các cô con gái trong nhà đều đã lớn, đã đến tuổi lập gia đình, đó cũng là đều mà ông Nam Thành lo lắng nhất. Cuộc sống nơi thôn dã đơn điệu cũng rất khó khăn cho các cô gái ấy khi mà sắp qua cái tuổi xuân tươi đẹp nhưng vẫn chưa tìm được ý trung nhân. Xuất thân là những cô tiểu thư xinh đẹp, có học thức nên khi về nơi hẻo lánh này các “trai tráng quê mùa , làm sao mà biểu xứng”. Không có bến nào xứng làm sao mà lựa chọn bến đục bến trong. Đứng trước thời điểm mà thanh xuân sắp héo úa, trong mỗi cô gái đều có một tâm tình riêng mà cha mẹ không dễ thấu hiểu và chia sẻ với họ.
Hò lơ, ho lờ! Đò dọc lặng trôi
Trôi trên con sông đời
Đưa người lìa xa, xa bến thương mang theo bao vấn vương
Đời vỗ mạn thuyền nên sóng xô tan cuộc bình yên.
Có một anh chàng sinh viên sáng láng
Chiều lỡ chiếc xe liệt máy dọc đường
Xin tá túc nhờ một đêm đợi sáng
Từ đó ba nàng tình một vấn vương.
Vốn thuộc gia đình tu nhơn tích đức
Dù giấy rách beng phải giữ lấy lề
Tình dẫu cô nào tình mơ cũng xứng
Tựa đề “Đò Dọc” của nhạc phẩm ta có thể hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất, đò dọc ở đây chỉ cuộc đời những cô con gái, đặc biệt là cô hai (cô con gái lớn) giống như một chiếc đò, ngược xuôi, dọc ngang cứ thế mà chông chênh, lênh đênh mãi trên dòng nước trôi, trôi mãi trôi mãi không biết đâu là bến bờ. Nghĩa thứ hai là dựa theo câu chuyện gốc từ tiểu thuyết “Đò Dọc”, đó là cuộc sống thăng trầm nay đây mai đó của gia đình ông giáo Nam Thành vì thời cuộc loạn lac.
Trong nhạc phẩm “Đò Dọc” của Trầm Tử Thiêng chắc hẳn ai cũng ấn tượng với hình ảnh cô con gái lớn. Một người con hiếu thảo, vì lo cho cha mẹ mai này già yếu không ai chăm sóc nên cô quyết định “ở vậy” để làm tròn chữ hiếu. Đời cô như những chuyến đò trôi trên sông có bao nhiêu bến nhưng chẳng thể dừng, cứ thế trôi trên dòng sông của cuộc đời. Giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, ca từ dân dã, chân thật của bài hát cũng mang đến cho ta cảm giác man mác buồn và nặng lòng da diết.
Có một gia đình trung lưu trí thức
Từ giã ngói vôi về với ruộng đồng
Xa lánh guốc giày, làm quen đỉa vắt
Tập sống khiêm nhường gạo ruộng nước sông.
Lánh về nơi này, qua cơn khốn đốn
Thì mấy đứa con lại khó chọn chồng
Trai tráng quê mùa, làm sao mà biểu xứng
Con bến đâu mà hẹn đục với trong.
Hò lơ, ho lờ! Đò dọc lặng trôi
Trôi trên con sông đời
Đưa người lìa xa, xa bến thương mang theo bao vấn vương
Đời vỗ mạn thuyền nên sóng xô tan cuộc bình yên.
Có một anh chàng sinh viên sáng láng
Chiều lỡ chiếc xe liệt máy dọc đường
Xin tá túc nhờ một đêm đợi sáng
Từ đó ba nàng tình một vấn vương.
Vốn thuộc gia đình tu nhơn tích đức
Dù giấy rách beng phải giữ lấy lề
Tình dẫu cô nào tình mơ cũng xứng
Thôi nếu không đào thì mận cũng duyên.
Hò lơ, ho lờ! Đò dọc đò ngang
Trôi trên con sông tình
Sông tình ngược xuôi quen nhấp nhô
Trôi theo con sóng yêu
Đò cắm bờ này thương bến kia thấy đời quạnh hiu.
Mỗi ngày mỗi già song thân cũng yếu
Mà mấy đứa em thì đã lấy chồng
Mai mốt gia đình càng thêm quạnh vắng
Trên dưới trong ngoài, đầu hạ cuối xuân.
Nghĩ vậy nên lòng cô hai bối rối
Rồi nữa lấy ai lo lắng việc nhà
Cô hứa thôi thời mình nên ở giá
Trung hiếu cho tròn tình mẹ nghĩa cha.
Hò lơ, ho lờ! Đời là dòng sông
Ta trôi như con đò
Chống chèo dọc ngang nương kiếp trôi
Qua bao khúc nhồi
Đò dẫu nặng nề trôi mấy trôi cũng về một nơi.