Khúc thương sầu “Những Đồi Hoa Sim”

Đăng ngày 20/07/2024

Dzũng Chinh chỉ là bút danh của nhạc sĩ, còn tên thật của ông là Nguyễn Bá Chính. Ông đi quân dịch vào năm 1965. Vài năm sau khi ra trường, dù có bằng Tú tài 2, nhưng do trình diện quá tuổi nên ông bị chế tài không được vào trường Sĩ quan mà phải theo học một khóa Hạ sĩ quan Trừ bị. Sau đó, vào cuối năm 1966, nhờ có trình độ học vấn cao mà Dzũng Chinh được cử đi học Sĩ quan Đặc biệt tại Nha Trang. Độ khoảng vào tháng 2 năm 1969, lại nhận được tin báo về, nơi nhạc sĩ có nhiệm vụ chốt (chân núi Chà Bang, Ninh Phước) đụng phải toán địch và Dzũng Chinh bị trúng đạn trọng thương. Dù được trực thăng tải thương về nhưng vết thương quá nặng đã cướp đi sinh mạng của người nhạc sĩ tài hoa. Trong cuộc đời ngắn ngủi chỉ 28 năm, nhạc sĩ Dzũng Chinh không có nhiều sáng tác nhưng mỗi tác phẩm của ông đều trở nên bất hủ và được đánh giá là ca khúc tiêu biểu cho dòng nhạc vàng, trong đó 2 ca khúc làm nên tên tuổi của người nhạc sĩ tài hoa vắn số  “Những Đồi Hoa Sim” (phổ từ thơ Hữu Loan) và “Tha La Xóm Đạo” (phổ từ thơ Vũ Anh Khanh).

Màu tím hoa sim” - bi kịch của Hữu Loan - Báo Phụ Nữ

Bài hát “Những Đồi Hoa Sim” được ông sáng tác vào thời điểm 1961 – 1962, lúc đó Dzũng Chinh vẫn còn là sinh viên trường Đại học Luật khoa Saigon, nổi tiếng với tiếng hát của nữ ca sĩ Phương Dung – Được khán giả đương thời ưu ái gọi là “Con nhạn trắng Gò Công”. Khác với nhạc sĩ Phạm Duy bám theo từng câu thơ từng ý nghĩa của thi sĩ Hữu Loan để phổ nhạc, Dzũng Chinh chỉ mượn những ý thơ, mượn hình ảnh của loài hoa sim tím và câu chuyện tình bi thương có thật của đôi uyên ương vào thời chinh chiến để sáng tác nên nhạc khúc u sầu.

“Những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt.

Vào chuyện ngày xưa nàng yêu hoa sim tím khi còn tóc búi vai.

Mấy lúc xông pha ngoài trận tuyến.

Ai hẹn được ngày về rồi một chiều mây bay.

Từ nơi chiến trường Đông Bắc đó,

lần ghé về thăm xóm hoàng hôn tắt sau đồi…..”

Vào những buổi chiều hoang nơi núi rừng sâu thẳm, từng đồi sim tím như điểm tô thêm sắc trời u buồn cho khung cảnh. Thời khắc ấy, càng khiến cho lòng người lính chiến khu nhớ về em nhỏ thương yêu nơi hậu phương xa xôi. Nhớ rằng có một người con gái anh yêu cũng rất yêu màu sim tím, hình ảnh nàng búi tóc bên vai đứng giữa cánh đồng sim như in sâu vào tâm trí chàng chiến sĩ. Có lẽ chính hình ảnh ấy đã ủi an, động viên cho chàng thêm cố gắng trong những gian khổ nơi sa trường.

Những lúc mệt mỏi trong từng đợt hành quân, hay những hiểm nguy trong từng trận tuyến xông pha, chàng chỉ muốn thật nhanh thật nhanh mà kết thúc chiến tranh. Để một chiều mây bay lộng gió, chàng phi nhanh từ chiến trường Đông Bắc mà về lại thôn xưa, thăm cô vợ nhỏ hôm nào. Được kề cạnh bên nàng mãi, được cùng nàng xây nên hạnh phúc lứa đôi chẳng bao giờ xa cách.

“……Những chiều hành quân ôi những chiều hành quân

tím chiều hoang biền biệt.

Một chiều rừng mưa được tin em gái mất chiếc thuyền như vỡ đôi.

Phút cuối không nghe được em nói,

không nhìn được một lần, dù một lần đơn sơ.

Để không chết người trai khói lửa

mà chết người em nhỏ hậu phương tuổi xuân thì…..”

Màu tím hoa sim” – Bi kịch của Hữu Loan - VSD Thơ - vansudia.net

Những mệt mỏi trên con đường hành quân gian truân vất vả không làm người trai chùn đôi bước chân. Lúc nhận được tin người “em gái” mất, sự vững tin trong chàng như sụp đổ hoàn toàn, như một con thuyền vỡ đôi đang chìm dần trong dòng nước lạnh lẽo. Có lẽ, đất trời cũng muốn chia buồn, đồng cảm cũng người chiến sĩ ấy nên đã gieo xuống một cơn mưa nặng hạt giấu đi dòng lệ ướt đẫm bờ mi của chàng lính.

Điều đáng sợ nhất trong cuộc đời này chính là: “Phút cuối không nghe được em nói, không nhìn được một lần, dù một lần đơn sơ.”. Tại sao ư? Bởi vì cảm thấy thế sự thật vô thường. Vẫn nhớ hôm nào khi về thăm nhà cũ trong thân áo lính đơn sơ, được nàng mỉm cười chờ đón nơi mái tranh liêu xiêu, vậy mà giờ đây nàng im lặng nơi mộ vắng lạnh lẽo. Trời xanh sao trớ trêu thay, người chiến sĩ quân trường ngày ngày đối mặt súng đạn lại phải nhận hung tin người em nhỏ hậu phương mãi mãi ra đi. Sao “không chết người trai khói lửa” mà lại mang đi mãi mãi người em nhỏ đang độ tuổi xuân thì, để lại lòng chàng như chết lặng.

“…..Ôi ngày trở lại nhìn đồi sim nay vắng người em thơ.

Ôi đồi sim tím chạy xa tít lan dần theo bóng tối.

Xưa, xưa nói gì bên em

một người đi chưa về mà đành lỡ ước tơ duyên.

Nói, nói gì cho mây gió

Một rừng đầy hoa sim nên để chiều đi không hết……”

Tân Nhạc VN – Thơ Phổ Nhạc – “Những Đồi Hoa Sim” – Hữu Loan & Dzũng Chinh | Đọt Chuối Non

Còn gì nữa đâu, ngày trở về miền quê cũ đã chẳng còn bóng dáng của người em gái năm xưa đợi chờ anh nơi mái hiên nhà nhẹ gió, có chăng chỉ là nấm mồ vắng lạnh lẽo nơi đồi sim tím. Ôi ngọn đồi sim đẹp đẽ với sắc tím lung linh năm nào đã chìm dần trong không gian u buồn của bóng tối, mất đi em anh như mất đi ánh sáng của con tim, mất đi chân ái ngày nào đôi ta kề cạnh.

Đành lỡ làng cho một mối lương duyên, người lính còn chưa về thì người em gái đã ra đi vĩnh viễn, đôi ngã đôi đường âm dương cách biệt. Lời yêu khi xưa chưa kịp tỏ mà em đã ra đi không hẹn ngày trở về, làm lỡ làng một kiếp duyên, khiến cho chàng một đời thương nhớ. Đứng trước ngọn đồi hoa sim, một mảnh sắc màu tím thủy chung nay chỉ còn màu buồn u uất, người lính chiến chẳng biết nói câu gì cho trọn vẹn ngay lúc này. Gửi gió, gió cũng chẳng thổi; gửi mây, mây cũng chẳng đi; cứ bình lặng nơi ấy….bên đồi vắng bóng em.

“……Tím cả chiều hoang nay tím cả chiều hoang đến ngồi bên mộ nàng.

Từ dạo hợp hôn nàng không may áo cưới thoáng buồn trên nét mi.

Khói buốt bên hương tàn nghi ngút trên mộ đầy cỏ vàng

mà đường về thênh thang.

Đồi sim vẫn còn trong lối cũ.

Giờ thiếu người xưa ấy đồi hoang mới tiêu điều.”

Ngày hợp hôn, anh chẳng thể cho em một đám cưới long trọng, một chiếc áo vu quy đúng nghĩa. Nét buồn ẩn hiện trên đôi mi người thiếu nữ xuân thì làm lòng chàng nhiều thêm phần xao xuyến. Chưa kịp bù đắp, chưa kịp vẹn toàn lễ thành hôn thì em đã im mãi dưới mộ vàng ngọn cỏ, kề cạnh em lúc này chỉ có nghi ngút khói hương tàn và con đường thênh thang chẳng còn ai chung lối. Đồi hoa sim tim tím trong ánh chiều tà vẫn luôn nơi đây, vẫn nằm im trên lối cũ ngày nào nhưng lại chẳng tìm thấy được hình bóng người thiếu nữ yêu hoa. Cả khoảng trời như khóc thương cho một số phận mà trở nên tiêu điều, không còn chút sức sống của năm xưa.

Hữu Loan, Dzũng Chinh, Vũ Anh Khanh: Ba Người Lạ Cùng Nhau Nổi Tiếng

Ca khúc qua sự trình bài của ca sĩ Phương Dung vừa da diết, vừa gợi lên sự hoang vắng cùng cô liêu. Có thể nói, ca khúc này vừa mang phương Dung lên đỉnh cao của sự nghiệp ca hát, cũng đồng thời mang Dzũng Chinh đến gần hơn với khán giả yêu nhạc. Sau năm 1975, ca khúc “Những Đồi Hoa Sim” vẫn luôn nằm trong danh sách cấm bởi nó mang một ý nghĩa tiêu cực làm suy giảm chí khí, nản lòng người chiến sĩ quân khu, không phù hợp với tinh thần hào hùng, cổ vũ chiến tranh. Nhưng đến năm 200, bài hát bất ngờ được cấp phép lưu hành chính thức trong nước. Tuy nhiên, dù cấm hay không thì “Những Đồi Hoa Sim” vẫn luôn được yêu thích và được công chúng đón nhận rộng rãi cho đến thời điểm ngày nay.

Những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt.
Vào chuyện ngày xưa nàng yêu hoa sim tím khi còn tóc búi vai.
Mấy lúc xông pha ngoài trận tuyến.
Ai hẹn được ngày về rồi một chiều mây bay.
Từ nơi chiến trường Đông Bắc đó,
lần ghé về thăm xóm hoàng hôn tắt sau đồi.

Những chiều hành quân ôi những chiều hành quân
tím chiều hoang biền biệt.
Một chiều rừng mưa được tin em gái mất chiếc thuyền như vỡ đôi.
Phút cuối không nghe được em nói,
không nhìn được một lần, dù một lần đơn sơ.
Để không chết người trai khói lửa
mà chết người em nhỏ hậu phương tuổi xuân thì.

Ôi ngày trở lại nhìn đồi sim nay vắng người em thơ.
Ôi đồi sim tím chạy xa tít lan dần theo bóng tối.
Xưa, xưa nói gì bên em
một người đi chưa về mà đành lỡ ước tơ duyên.
Nói, nói gì cho mây gió
Một rừng đầy hoa sim nên để chiều đi không hết.

Tím cả chiều hoang nay tím cả chiều hoang đến ngồi bên mộ nàng.
Từ dạo hợp hôn nàng không may áo cưới thoáng buồn trên nét mi.
Khói buốt bên hương tàn nghi ngút trên mộ đầy cỏ vàng
mà đường về thênh thang.
Đồi sim vẫn còn trong lối cũ.
Giờ thiếu người xưa ấy đồi hoang mới tiêu điều.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *