Hoàn cảnh sáng tác của ca khúc “ƯỚT MI” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Đăng ngày 25/08/2024

Trịnh Công Sơn sinh năm 1939 mất năm 2001 lớn lên tại Huế, cái nôi của nghệ thuật nên có lẽ tâm hồn thơ ca của Trịnh Công Sơn cũng được vun đắp từ khi còn nhỏ. “ƯỚT MI” được ông sáng tác vào năm 1958, được nhà sản xuất An Phú ấn hành tại Sài Gòn năm 1959. Có tài liệu cho rằng đây là tác phẩm đầu tay của Trịnh Công Sơn, nhưng theo lời kể lại thì trước đó ông đã có sáng tác vài bài hát khác như “Sương đêm”, “Sao chiều”,….và như Trịnh Côn Sơn đã nói: “Rất nhiều bài hát được viết trước bài “ƯỚT MI” nhưng riêng bài hát “ƯỚT MI” thì tồn tại như một số phận của nó và của tôi”.

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về Ướt Mi - "ca khúc đầu tay" của Trịnh Công Sơn viết về nữ danh ca Thanh Thúy

Bài hát được sáng tác khi ông còn trẻ, lúc ấy chỉ vừa mới mười chín tuổi đời, còn học trọ tại thành phố Sài Gòn. Trong một tối Trịnh Công Sơn và những người bạn đến Mỹ Cảnh, một phòng trà có tiếng tại Sài Gòn lúc bấy giờ. Tại phòng trà ấy, ông đã tình cờ gặp được một người ca sĩ trẻ tài năng lúc bấy giờ đó là Thanh Thúy. Ngay trong đêm đó, Trịnh Công Sơn viết một đoạn giấy nhỏ đề nghị Thanh Thúy hát bài “Giọtmưa thu” của Đặng Thế Phong. Khi hát theo đề nghị đó, do có tâm sự riêng được kể rằng lúc này mẹ cô bệnh nặng, cô đã vừa hát vừa khóc. Cùng với chất giọng trầm ấm hơi khàn, lối phát âm nhả chữ rất riêng và đầy cảm xúc, sâu lắng, nghẹn ngào và nức nở đã làm cho Trịnh Công Sơn tương tư trong tiếng hát của bà. Khi đó Trịnh Công Sơn chỉ là một nhạc sĩ vô danh, chưa được mọi người biết đến là một nhạc sĩ tài hoa. Chỉ với nỗi tương tư mà ông dành cho Thanh Thúy, dành cho cảm xúc mà ông cảm nhận được trong từng câu hát của bà ông đã sáng tác ra bài hát “ƯỚT MI”.

Mặc dù, đã hoàn thành bài hát “ƯỚT MI” rất lâu nhưng mãi sau này Trịnh Công Sơn mới có dịp tặng ca khúc này cho Thanh Thúy. Do bản tính nhút nhát của tuổi trẻ cùng với việc lúc bấy giờ Thanh Thúy đã nổi tiếng, xung quanh luôn có người đưa kẻ đón nên cơ hội để tặng bà là rất khó. Cũng có thể vì sự nổi tiếng của Thanh Thúy, ông cảm thấy chạnh lòng phần nào về những nấc thang trong cuộc sống, có lẽ ông đã phần nào tự ti không biết liệu nó có phù hợp hoặc xứng tầm với một người nổi tiếng như bà. Dù với lí do nào, Trịnh Công Sơn cũng đã thành công khi đưa bài hát  cho Thanh Thúy. Trịnh Công Sơn đêm nào cũng nôn nao không thể ngủ được… chờ đợi và chờ đợi…. mong mỏi rằng tấm lòng mà ông trao tặng Thanh Thúy sẽ được bà đón nhận lấy. Đến khi sắp tuyệt vọng. Vào một đêm kia, trước khi lên bục diễn Thanh Thúy đã ra hiệu cho ban nhạc im lặng và nói:

“Thưa quý vị! Đêm nay Thanh Thúy sẽ trình bày một tác phẩm mới của một nhạc sĩ rất lạ tặng cho Thúy. Đó là nhạc phẩm “ƯỚT MI” của tác giả Trịnh Công Sơn. Hy vọng đêm nay sẽ có sự hiện diện của tác giả để Thúy được nói lời cảm ơn.”

Nói xong Thanh Thúy quay qua ban nhạc, đưa bản nhạc cho dàn nhạc và bắt đầu hát…

Bài hát ra đời trong hoàn cảnh như thế, nó đã được giới trẻ miền Nam yêu thích , đón nhận nồng nhiệt trong những năm 1959-1960. Đặc biệt khán giả Nhật Bản cũng vô cùng yêu thích bài hát này, một phần là do dàn nhạc giao hưởng của Nhật đã thu và trình diễn lại ca khúc.

Bật mí" về sáng tác đầu tiên và cuối cùng của Trịnh Công Sơn | Báo Pháp luật Việt Nam điện tử

Một tác phẩm mà ban đầu ông chỉ có suy nghĩ trao tặng, gửi gắm tâm tư của bản thân dành cho Thanh Thúy đã thu lại những thành công mà ông không ngờ tới. Tiền bản quyền ca khúc “ƯỚT MI” mà nhà sản xuất An Phú đã trả cho Trịnh Công Sơn là 5.000 đồng, một số tiền rất lớn với ông tại thời điểm đó. Ông đã bất ngờ với số tiền mà mình nhận được: “Dạo ấy, trong đầu chưa có một khái niệm nào về tiền tác quyền. Ở tuổi hai mươi, trong tâm trí đang còn phơi phới những ý đồ hiệp sĩ. Số tiền năm ngàn hồi ấy quá lớn đã được dùng tặng một người ca sĩ và phần còn lại chia đều cho các bạn cùng trọ. Mỗi tháng tiền ăn ở cho một học sinh, sinh viên chỉ có năm sáu trăm trồng”.

Nguồn cảm xúc ấy đã làm cơ sở cho một loạt cảm xúc khác thành hình, như một vũ trụ tâm tối, rộng lớn được mặt trời truyền cho những tia sáng để được công nhận sự hiện diện trong thực tại này. Và “vũ trụ” với ánh sáng của mặt trời ấy đã khiến cho tâm hồn mỗi con người chúng ta tiếc nuối và mong mỏi rằng “vũ trụ” ấy sẽ tồn tại vĩnh hằng.

Ca khúc “Ướt mi”: Nỗi mặc cảm nghèo và tình đơn phương của Trịnh Công Sơn | Tin tức Online

Lời bài hát “ƯỚT MI”:

Ngoài hiên mưa rơi rơi,
Lòng ai như chơi vơi
Người ơi nước mắt hoen mi rồi
Đừng khóc trong đêm mưa,
Đừng than trong câu ca…

Buồn ơi trong thâu đêm,
Ôm ấp giùm ta nhé
Người em thương mưa ngâu
Hay khóc sầu nhân thế
Người ơi mang về
Tình ấm hồn em thêm say mê

Mưa lạnh lùng rơi rớt giữa đêm về
Nghe não nề….
Mưa kéo dài lê thê những đêm khuya
Lạnh ướt mi
Ai còn nhìn mưa mãi rớt bên song thêm lạnh lùng
Ai còn buồn khi lá rớt rơi trong một cuối đông….

Ngoài hiên mưa rơi rơi,
Buồn dâng lên đôi môi
Buồn hoen đau ướt mi ai rồi
Buồn đi trong đêm khuya
Buồn rơi theo đêm mưa

Còn mưa trong đêm nay
Lòng em buồn biết mấy
Trời sao chưa thôi mưa
Ôi mắt người em ấy
Từ đây thôi mờ
Nước mắt buồn mi em ngây thơ…..