Sau hai sự kiện quan trọng bao gồm cuộc biểu tình nổi loạn ở Bến Tre năm 1960 (phong trào do những thành viên Việt Minh ở miền Nam Việt Nam đã ra sức và kêu gọi nhân dân nổi dậy đồng loạt chống lại Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam mà đỉnh điểm là năm 1960 – “Phong trào Đồng Khởi” theo tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam) và cuộc đảo chính năm 1963 ở miền Nam để lật đổ chính thể Đệ nhất Cộng hòa do các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa thực hiện, dưới sự ủng hộ của Chính phủ Hoa Kỳ đã gây nên cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm cùng phe đảng; rất nhiều người Việt Nam đã lựa chọn ra đi rời bỏ quê hương, chấp nhận sống lưu vong. Đứng trước tình cảnh bi thương đó của đất nước, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã rất buồn nên đã sáng tác ra ca khúc “Hải ngoại thương ca” với mong muốn tặng nó cho những Kiều bào bốn phương nơi Hải Ngoại, xin hẹn một ngày về để góp sức dựng xây quê hương giữa mùa núi sông Đại Hội.
Ca khúc “Hải ngoại thương ca” được ra đời vào năm 1964 đã nói lên mong ước của nhạc sĩ khi nguyện cầu “nước Việt đời đời anh dũng oai hùng chen chân thế giới”:
“Một mùa thương kết muôn hoa lòng
Người về đây nối câu tâm lòng
Về cho thấy xuân nồng áo em
Cho tình xưa thôi cách xa
Về chung mái nhà lá…”
Lời kêu gọi đồng bào ở tứ phương tụ hội về miền đất hình chữ S thân yêu, để cùng chung sức, chung lòng và chung niềm yêu nước để dựng xây nên một nền độc lập được giàu đẹp và ấm no. “Một mùa thương kết muôn hoa lòng, người về đây nối câu tâm lòng”, nơi hải ngoại tứ phương dù ra đi, dù chấp nhận sống lưu vong nơi xứ người nhưng vẫn có một thứ tình yêu bắt nguồn từ phương xa. Chỉ cần yêu thương đủ lớn, chỉ cần lòng mến thương dân tộc căng đầy thì dù có ở tít tận chân trời, con tim vẫn sẽ luôn hướng về Tổ quốc. Và chỉ mong điều đó sẽ xuất hiện ngay trong lúc này, chỉ mong tinh thần dân tộc được người người rộng mở ngay lúc đất nước đang bị tổn hại.
Nguyễn Văn Đông đã buồn thế nào khi phải chứng kiến những người con dân của đất nước lần lượt rời xa miền quê “chôn rau cắt rốn”, để trôi dạt nơi xứ người, trải qua cuộc sống đầy gian khó và vất vả. Nhưng Việt Nam cùng với đồng bào cả nước lúc nào cũng đón chào sự trở lại của mọi người, nhưng kiều bào vì “bất đắc dĩ” mà xa xứ, về “cho thấy xuân nồng áo em”, về “cho tình xưa thôi xa cách”, về để thấy tình nghĩa xưa cũ của dân ta luôn gắn kết và bền chặt. Bởi chúng ta là anh em một nhà, ngôi nhà lớn Việt Nam….dù đó chỉ là một ngôi nhà lá thì vẫn se khít tình anh em, còn hơn rộng lớn nhưng nghĩa tình lại lỏng lẻo và không đoàn kết.
“….Người về đây giữa non sông này
Hội trùng dương hát câu sum vầy
Về cho thấy con thuyền nước Nam
Đi vào mùa Xuân mới sang
Xa rồi ngày ấy ly tan…”
Việt Nam mình đẹp lắm người ơi, người Việt Nam cũng lắm nghĩa tình! Dù có đi khắp bốn bể năm châu, dù có đặt chân đến vô vàn những đất nước xinh đẹp thì bản thân những người con dân Việt Nam vẫn thấy quê hương mình đẹp vô bờ, bình dị đến bình yên, lúc nào cũng tràn ngập tình người tứ xứ. Có cảnh núi non bao la hùng vĩ, có biển đảo lớn nhỏ đẹp lung linh và ngây ngất lòng người, người về nơi đây – giữa mênh mông non nước, hòa cùng những điệu hát câu hò nơi hội trùng dương sẽ thấy tâm yên, lòng nhẹ, cả người như được rũ bỏ hết mọi muộn phiền. Nhìn những con thuyền đang trôi xuôi dòng nước Nam, đi qua những mùa xuân thanh mát, ngắm nhìn ngàn hoa khoe sắc tỏa hương, nhìn thấy đôi bên bờ sông người người hạnh phúc và ấm êm….lòng cũng ngọt ngào và nhoẻn miệng mỉm cười trong vô thức.
Non nước Việt Nam từ Bắc chí Nam, từ cuộc sống dung dị nơi núi rừng Tây Bắc hay đến những nhộn nhịp và sa hoa nơi thị thành Sài Gòn, từ nơi yên bình sông nước miền Tây Nam Bộ đến con người hòa đồng và hiếu khách nơi miền Trung thân yêu….Đâu đâu trên đất nước mình cũng hiện lên vẻ đẹp cuốn hút và quyến rũ, mỗi nơi có một vẻ đều là những bức tranh đa màu trong tim những người con viễn xứ, mong ngóng được trở về, hòa cùng nhịp sống thuở xưa.
“….Tôi đi giữa trời bồi hồi
Cờ bay phất phới tôi quên chuyện ngày xưa
Mong sao nước Việt đời đời
Anh dũng oai hùng chen chân thế giới…”
Tác giả Nguyễn Văn Đông chợt cảm thấy lòng mình bồi hồi biết bao khi nhìn lá cờ đỏ sao vàng đang tung bay phấp phới trên nóc nhà Việt Nam, một biểu tượng oai hùng, một minh chứng cho sự độc lập của đất nước chịu nhiều ách thống trị. Tác giả dường như quên đi những câu chuyện gian khổ của ngày xưa, quên đi những nhọc nhằn của thời kỳ chiến chinh, quên đi những khó khăn mà toàn bộ đất nước đã gánh chịu để hòa vào niềm vui chung của Tổ quốc, niềm vui sau khi lật đổ được Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm, “giải cứu” toàn dân.
Đất nước ta đã trải qua không biết bao nhiêu năm đô hộ và thuộc địa, việc giành lại độc lập và chủ quyền đã góp phần đưa đất nước mình lên một địa vị vẻ vang – đó là làm chủ đất nước, tự do và độc lập. Một đất nước vẻ vang thì buộc phải giữ vững được nền độc lập; muốn thêm vẻ vang chính là phải giàu có, hùng mạnh, nền quốc phòng uy vũ đánh bại mọi quân thù, kinh tế phát triển đảm bảo mức sống cho dân ta. Đất nước như thế mới được yêu mến, mới được thế giới kính trọng. Mong ước to lớn nhưng lại không xa vời của Nguyễn Văn Đông nói riêng và của người dân trên khắp nước Việt Nam nói chung, bao gồm cả những Kiều bào đang tứ phương – “Mong sao nước Việt đời đời anh dũng oai hùng chen chân thế giới”. Mong muốn này hoàn toàn chính đáng và cần thiết, nó là khát vọng của toàn dân tộc ta từ bao đời được vươn tới tương lai tươi sáng. Tác giả mong sao những người kiều bào trước đây đã rời bỏ quê hương, có thể quay trở lại đất nước chữ S thân yêu, góp chút sức của mình để có thể xây dựng nên một Việt Nam giàu đẹp và vẻ vang, đẻ có thể “sánh với cường quốc năm châu”, có thể oai hùng và thẳng lưng trên thế giới.
“….Mặc thời gian tóc phai đổi màu
Mặc đại dương sóng to mưa gào
Đàn chim bé trong làn chớp xanh
Yêu trời tự do Á Đông
Thương về đồi núi xa xa”
Mặc cho bản thân phải trải qua bao nhiêu kiếp sống, tóc theo thời gian mà nhuộm bao nhiêu màu hay đại dương có trải qua muôn ngàn con sóng dữ như thét gào trong đêm mưa và đàn chim phải oằn mình trong những đêm trời chớp rền vang mây trời thì cuối cùng trời cũng sẽ sáng, sẽ rộ những áng mây hồng tô điểm cho bầu trời xuân sắc như đất nước vẫn sẽ yên bình và dân ta mãi mãi là điểm tựa, góp phần vào sự phát triển của đất nước mai sau. Chỉ cần tất cả chúng ta có chung niềm yêu thương với bầu trời tự do Á Đông, có chung một nhịp đập cùng hướng về tương lai tươi sáng, cùng trông về nơi xa xa có núi đồi cao cao hùng vĩ, thì đất nước này sẽ có ngày rạng rỡ khắp bốn phương, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.
Ca khúc “Hải ngoại thương ca” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông có một nét hoàn toàn khác biệt so với những sáng tác khác của tác giả, nó mang đến niềm tin và sự hy vọng về một đất nước phát triển bởi sự góp sức của toàn dân, của cả những kiều bào yêu nước nhưng lại lưu vong. Ca khúc được rất nhiều ca sĩ nổi tiếng thời đấy trình bày nhưng thành công nhất và chiếm được lòng người nghe nhất phải nhắc đến ca sĩ Hà Thanh, một chất giọng cao nhưng không chói và còn đồng điệu được với bài hát để truyền tải toàn bộ thông điệp mà Nguyễn Văn Đông muốn – Một người có tấm lòng nhân hậu, một trái tim ấm áp tình thương với quê hương xứ sở và những nguyện ước tốt đẹp cho đất nước.
Một mùa thương . . . kết muôn hoa lòng
Người về đây . . . nối câu tâm lòng
Về cho thấy . . . xuân nồng áo em
Cho tình . . . xưa thôi cách xa
Về chung mái nhà lá
Người về đây . . . giữa non sông này
Hội trùng dương . . . hát câu sum vầy
Về cho thấy . . . con thuyền nước Nam
Đi vào . . . mùa Xuân mới sang
Xa rồi ngày ấy ly tan
Điệp khúc:
Tôi . . . đi . . . giữa trời . . . bồi hồi
Cờ bay phất phới . . . tôi quên chuyện ngày xưa
Mong sao . . . nước Việt . . . đời đời
Anh dũng oai hùng . . . chen chân thế giới
Mặc thời gian . . . tóc phai đổi màu
Mặc đại dương . . . sóng to mưa gào
Đàn chim bé . . . trong làn chớp xanh
Yêu trời . . . tự do Á Đông
Thương về đồi núi xa xa
- Tuyển tập 49 bức ảnh không màu ghi lại cuộc sống của người dân Hà Nội trước năm 54
- Những câu chuyện thú vị ít người biết về cư xá Bắc Hải
- Hoài niệm lại bộ sưu tập những hình ảnh đẹp nhất về nội thất bên trong Dinh Độc Lập
- Tìm hiểu về phong tục xem bói và một số thầy bói ở Sài Gòn xưa
- Hoài niệm một thời đã qua: Những món ăn, hàng quán nổi tiếng ở Sài Gòn xưa