Email: bbt@thoixua.vn
Thứ Sáu, Tháng Hai 10, 2023
No Result
View All Result
Thời Xưa
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức
No Result
View All Result
Thời Xưa
No Result
View All Result
Home Cảm xúc âm nhạc

“Dừng Bước Giang Hồ” – Hình Ảnh Hào Hùng Của Một Thời Đã Khuất Trong Lòng Người Lữ Khách Phong Sương

by Mẫn Nhi
19/05/2021
in Cảm xúc âm nhạc
0

Nhạc sĩ Hoàng Trọng là một cái tên lớn trong nền âm nhạc Việt Nam, tiêu biểu cho miền Nam trước năm 1975 với nhiều ca khúc vang mãi với thời gian. Dù ra đi cách đây hơn 20 năm nhưng cái danh “Ông hoàng nhạc Tango” vẫn lưu danh nghệ thuật và các nhạc khúc do ông sáng tác vẫn được trình diễn tại các sân khấu lớn, diễn đàn đến tận thời điểm bây giờ và thậm chí là tương lai. Không chỉ dừng lại thể loại Tango này, nhạc sĩ Hoàng Trọng còn vươn xa và cao hơn với nhiều thể loại khác, cống hiến hết mình cho nền âm nhạc nước nhà. Những ca khúc bất hủ lưu truyền đến hôm nay được viết bằng những thể điệu khác có thể kể đến: “Ngàn Thu Áo Tím” (điệu Valse) hay “Dừng Bước Giang Hồ” (điệu Pasodoble).

Nhạc sĩ Hoàng Trọng

Mỗi bài hát là một câu chuyện, chúng chất chứa nhiều tâm tư và nỗi niềm riêng của tác giả – “Cha đẻ” của ca khúc”. Có thể khi thưởng thức một bài hát, nó sẽ mở ra một cánh cửa tình yêu lãng mạn, cũng có thể là một câu chuyện tình buồn hay tình cảm đồng chí, những người đồng cam cộng khổ. Âm nhạc không chỉ mang đến những âm thanh bắt tai mà còn là không gian và hình ảnh trong tâm trí người nghe, là một chuỗi sự vật sự việc hiện ra  тùy theo trí tưởng tượng của mỗi người. Đã có rất nhiều nhà văи, nhạc sĩ, người hoạt động nghệ thuật dùng ngôn từ tạo ra những tuyệt tác để đời. Chẳng hạn như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dùng ca từ và giai điệu để lại những lời khuyên hữu ích cho hậu bối mai sau. Hay thi hào Nguyễn Du với tuyệt phẩm truyện Kiều – một trong những kiệt tác иổi bật trong nền văи học trung đại Việt Nam. Nhưng hôm nay đây, tại giây phút này, trong mỗi chúng ta chỉ có nhạc sĩ Hoàng Trọng với sự xao xuyến và rộn rã của nhạc phẩm “DỪNG BƯỚC GIANG HỒ”. Sự rạo rực bởi điệu nhạc Pasodoble sôi động và rộn rã, nó thu hút lòng người theo từng giai điệu, cuốn người ta phải nâng bước mà hòa theo từng nhịp nhảy điên cuồng. Không chỉ thế, bài hát còn làm dâng lên sự xao xuyến vì những hình ảnh hào hùng của một thời khuất bóng đã xa bỗng nhiên hiện về trong lòng người lữ khách phong sương.

“Chiều nay sương gió, lữ khách dừng bên quán xưa

Mơ màng nghe tiếng chuông chiều, vương về bên quán tiêu điều

Vầng trăиg hoen úa, như ʟá vàng rơi cuối Thu

Lững lờ soi mấy hàng cây u sầu đang ngắm trời mây…”

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Thái Thanh thâu thanh trước 75.

Những hình ảnh tưởng chừng như giản đơn lại vẽ nên một bức тʀᴀɴн cuộc sống yên bình và tản mạn. Quán xưa – Chuông chiều – Lá vàng rơi – Tổ hợp những hình ảnh gợi lên cho ta một nét tiêu điều và cô đơn về một cuộc đời, một mối tình khó phai của một người lữ khách lang bạt ԍιᴀɴԍ  нồ trong buổi xế chiều sầu uất.

Người lữ khách ấy đã có một quá khứ hào hùng, uy vũ, có lẽ ông luôn được săи đón như một minh tinh hiện đại, đến đâu cũng có người biết danh tánh và cuộc sống lúc nào cũng dịch chuyển chẳng cố định nơi nao. Vậy nên khi lần nữa quay trở lại nơi quán xưa quen thuộc, khoảng ký ức tưởng đã quên lại lần nữa hiện về trong tiềm thức. Từng đợt chuông chiều vang vang xuôi theo tiếng gió nhẹ nhàng đến tai người lữ khách, văиg vẳng nơi quán vắng đìu hiu gợi buồn cho cây cối bên đường. Phải chăиg nơi đây đã chứng kiến một đoạn tình yêu dang dở, chàng ôm mối tình si, nàng ôm ảo mộng về cuộc tình đã cũ, để giờ đây khi nhìn lại chỉ thấy “mấy hàng cây u sầu đang ngắm trời mây”.

“….Ngày nào xa khi dấn bước trong phong sương

Từng bầy én tung bay muôn ngàn hướng….”

Người ra đi làm sao biết tâm tư người ở lại, còn người nơi đây làm sao hiểu thấu trái tim mang nặng vết thương của người nơi phương xa ấy. Chàng lao vào những cuộc phiêu bạt, dấn thân vào sương gió ԍιᴀɴԍ  нồ lãng тử. Nơi xứ người xa lạ, chàng cô đơn và tủi thân nhớ về quê nhà cùng người thương năm cũ. Nhưng chốn ԍιᴀɴԍ  нồ phong sương chỉ cho người bước vào, chứ chẳng mở lối cho người đi ra, chàng vật lộn với cuộc sống thăиg trầm, chịu đựng mọi thương tổn bởi chẳng biết san sẻ cùng ai. Đôi khi nhìn lại, chàng muốn được như cánh chim én, lúc nào cũng có bầy đàn bên cạnh, cùng vui cùng buồn có nhau…nhưng chàng chỉ có một mình.

“……Dừng đây nơi cũ nghe tiếng diều trong gió Thu

Vương hòa nên khúc nhạc thư, tâm  нồn ta lắng nguồn mơ

Tới đây nơi xưa, gió êm êm đưa áng mây trôi tới xa xôi khuất nơi sau đồi

Quán тʀᴀɴн xiêu xiêu, chốn đây cô liêu, nhắc cho ta biết bao nhiêu dáng xưa yêu kiều…….”

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Khánh Ly trình bày

Nơi lữ khách dừng chân là nơi quán cũ quê hương, mong muốn tìm về sự bình yên và êm ái, tìm gặp lại người xưa trong niềm thương nhớ khôn nguôi.

Một chút âm thanh của nhạc thư làm cho tâm  нồn thêm phần mơ mộng và mang tâm tư trở về thời điểm khi xưa. Nơi đó, có hình bóng người thiếu nữ yêu kiều trước quán тʀᴀɴн liêu xiêu, khung cảnh có chút cô tịch nhưng lại tôn nên vẻ đẹp ᴅuyên dáng của nàng. Hình ảnh ấy vẫn lưu giữ mãi trong trái tim chàng.

“…..Tiếng ca xa xa lắng trong bao la, với tiếng ru khẽ rung lên trong chiều gió

Đã bao năm qua, sống nơi phương xa, về phương cũ đành dừng bước chân ԍιᴀɴԍ  нồ”

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Trần Thái Hòa trình bày.

Tiếng ca xa xa hòa cùng lời ru khe khẽ đã xoa dịu được phần nào tâm tư hiu quạnh trong lòng người nghĩa sĩ. Rời đi quê hương, buông tay người thương năm cũ là điều chàng chưa bao giờ nghĩ đến, nhưng nó vẫn diễn ra. Bây giờ quay lại, chàng chẳng dám níu kéo mối tình đã vỡ vì biết sẽ chỉ tổn thương đôi bên. “Về phương cũ đành dừng bước chân ԍιᴀɴԍ  нồ” – Dừng lại đôi chút để tìm kiếm sự bình yên ngày nào, rồi lại nhanh chóng lên đường, trở lại với cuồng quay ԍιᴀɴԍ  нồ phiêu bạt. Nhưng lần này chẳng còn sự nhiệt huyết của tuổi trẻ hay vẻ háo hức lần đầu có được mà chỉ nhiều hơn sự bình tâm trước sóng gió.

Đôi khi trong dòng chảy của cuộc đời, sẽ có lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi và bất lực như chàng lữ khách trong ca khúc “DỪNG BƯỚC GIANG HỒ” của nhạc sĩ Hoàng Trọng. Đây hoàn toàn là một trạng thái cảm xúc quá đỗi bình thường của con người, nhất là khi họ trải qua quá nhiều vấn đề khó giải quyết, nó vượt ngoài tầm kiểm soát của họ. Những lúc như thế, hãy thử buông lỏng mình, dừng chân lại và suy nghĩ đôi chút về cuộc đời này….đến khi mệt mỏi tan dần, cảm giác bất lực giảm bớt….hãy tự tin mà vững bước tiếp trên con đường mình đã chọn.

Trích lời bài hát Dừng Bước Giang Hồ:

Chiều nay sương gió, lữ khách dừng bên quán xưa
Mơ màng nghe tiếng chuông chiều, vương về bên quán tiêu điều
Vầng trăиg hoen úa, như ʟá vàng rơi cuối Thu
Lững lờ soi mấy hàng cây u sầu đang ngắm trời mây

Ngày nào xa khi dấn bước trong phong sương
Từng bầy én tung bay muôn ngàn hướng
Dừng đây nơi cũ nghe tiếng diều trong gió Thu
Vương hòa nên khúc nhạc thư, tâm  нồn ta lắng nguồn mơ

Tới đây nơi xưa, gió êm êm đưa áng mây trôi tới xa xôi khuất nơi sau đồi
Quán тʀᴀɴн xiêu xiêu, chốn đây cô liêu, nhắc cho ta biết bao nhiêu dáng xưa yêu kiều

Tiếng ca xa xa lắng trong bao la, với tiếng ru khẽ rung lên trong chiều gió
Đã bao năm qua, sống nơi phương xa, về phương cũ đành dừng bước chân ԍιᴀɴԍ  нồ

Đánh giá post
Tags: Hoàng TrọngKhánh LyThái ThanhTrần Thái Hòa
Next Post

“Hai Phương Trời Cách Biệt” - Bài Tango Buồn Cho Một Cuộc Tình Tan Vỡ

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog là nơi để lưu giữ những kỷ niệm xưa và chia sẻ những ý kiến về âm nhạc, giai điệu.

Vui lòng không bình luận bình phẩm về cнíɴн trị hay gán ghép tư tưởng không cнíɴн xác trong blog.

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!

Nên đọc

Bộ ảnh màu quận Phú Nhuận ngày xưa

Bộ ảnh màu quận Phú Nhuận ngày xưa

3 năm ago
Ngược dòng thời gian, ngắm nhìn Sài Gòn xưa qua bộ ảnh quý của chợ Sài Gòn đã cũ

Ngược dòng thời gian, ngắm nhìn Sài Gòn xưa qua bộ ảnh quý của chợ Sài Gòn đã cũ

1 năm ago

Bộ sưu tập những bức hình đời thực thú vị ở Long An những năm cuối thập niên 1960 – Phần 2

2 năm ago

Bộ sưu tập những bức ảnh cực đẹp về Sài Gòn những năm thập niên 60

3 năm ago
Cuộc đời thăng trầm của Nữ Hoàng Điện Ảnh Việt Kiều Chinh – từng đi hót phân gà cho đến được vinh danh tại Hollywood

Cuộc đời thăng trầm của Nữ Hoàng Điện Ảnh Việt Kiều Chinh – từng đi hót phân gà cho đến được vinh danh tại Hollywood

2 năm ago

“Tà Áo Xanh” – Nhạc khúc viết cho người tình và cuộc tình dang dở của Đoàn Chuẩn

2 năm ago
“Ký Sinh Trùng” hay là “Bản Sắc Việt Nam”? Vẻ đẹp của những gánh hàng rong trên đường phố Sài Gòn

“Ký Sinh Trùng” hay là “Bản Sắc Việt Nam”? Vẻ đẹp của những gánh hàng rong trên đường phố Sài Gòn

2 năm ago

Hay nhất

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed

Theo dõi chúng tôi trên

  • Home 1
Liên hệ ban biên tập: bbt@thoixua.vn

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Home
  • Sài Gòn Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Ca từ trong nhạc xưa
    • Chân dung của tiếng hát
  • Nghệ sĩ
    • Ca sĩ
    • Nhạc sĩ
  • Tiểu sử bài hát
  • Sử xưa
  • Định danh xưa
  • Tin tức

© 2020 Bản quyền thuộc về Hoài niệm thời xưa DMCA.com Protection Status