Tác giả Nguyễn Ngọc Bích (1924-2001) là một nhạc sĩ tiền chiến Việt Nam, ông được biết đến nhiều qua ca khúc Mộng chiều xuân, ông sinh năm 1924 tại Hà Nội. Cha của ông là bác sĩ thú ý Nguyễn Huy Bằng, một người có tài sử dụng nhiều nhạc cụ cổ truyền như đàn bầu, tam thập lục, tỳ bà… Từ năm 10 tuổi, Nguyễn Ngọc Bích đã có những năng khiếu về âm nhạc, ông bắt đầu học về ký âm pháp với thầy Nguyễn Văn Thông cùng Đỗ Phế Phiệt, Nguyễn Văn Huấn, Nguyễn Văn Ngạc,…
Tốt nghiệp xong tiểu học,Nguyễn Ngọc Bích thi đậu vào trường Bưởi. Cùng năm đó, ông tham dự hả đơn ca ở Nhà hát lớn Hà Nội, chương trình ca nhạc giữa các màn kịch, do nhạc sĩ Thẩm Oánh chịu trách nhiệm. Năm 1940, ông có qua trình diễn tại Côn Minh, Trung Quốc. Năm 1942, Nguyễn Ngọc Bích chơi đàn với ban nhạc tại vũ trường Takara ở khu phố Khâm Thiên, nơi này vốn là tiệm khiêu vũ đầu tiên chơi nhạc sống tại Hà Nội. Khoảng năm 1942, khi vừa vào năm thứ hai bậc cao đẳng tiểu học, Nguyễn Ngọc Bích rời trường Bưởi để quyết tâm theo đuổi con đường âm nhạc. Năm 9143, ông cùng một ban nhạc lớn sang biểu diễn tại Côn Minh cho lực lượng Đồng Minh.
Nguyễn Ngọc Bích tham gia kháng chiến chống Pháp ở liên khu 3, cùng bạn học là nhạc sĩ Nguyễn Hiền.Năm 1947, ông bắt đầu sáng tác những nhạc phẩm đầu tiên khởi sự với các bản tình ca viết theo nhịp swing và blues mới lạ. Trong những năm đầu của thập niên 1950, một vài nhạc phẩm của ông được rất nhiều người nghe yêu thích khi phát trên Đài phát thanh Hà Nội như các bài Hương tình, Trở về bến mơ…. Đặc biệt ông là người đầu tiên sử dụng nhịp điệu swing hay blues trong các bài kháng chiến như: “Say chiến công”, “Bà già giết giặc”. Năm 1949, ông rời bỏ kháng chiến và trở về Hà Nội. Năm 1954, Nguyễn Ngọc Bích vào miền Nam Việt Nam và làm việc tại các nhà hàng có biểu diễn âm nhạc., sau đó ông lại bị gọi đi lính và làm việc tại Đài phát thanh Quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Tại đây ông tiếp tục sáng tác và hoạt động âm nhạc tại các Đài Pháp Á, Sài Gòn, đài Tiếng nói quốc gia Việt Nam và tại các rạp chiếu bóng.
Năm 1975, Nguyễn Ngọc Bích rời Việt Nam và định cư tại Hoa Kỳ. Tại đây ông tham gia nhóm AVT hải ngoại của nghệ sĩ Lữ Liên cùng Vũ Huyến và sau đó ông đi biểu diễn ở nhiều nơi trên thế giới cùng với nhóm nhạc của mình. Năm 1988, khi nhạc sĩ Nguyễn Hiền đến Hoa Kỳ thì Ngọc Bích và Nguyễn Hiền cùng một vài người lập ra ban nhạc Saigon Band chơi nhạc giúp vui cho mọi người ở Little Saigon, Westminster, California. Theo lời kể của nhạc sĩ Nguyễn Hiền, Nguyễn Ngọc Bích rất kỹ tính và thận trọng trong lĩnh vực sáng tác, luôn cố gắng giữ gìn bản sắc Việt trong nhạc của mình. Ông chú ý nhiều về cách sử dụng các âm trình, cung bậc, tránh các quãng mang phong cách phương Tây. Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Bích còn là một ca sĩ và khi đi hát ông dùng tên Kim Ngọc.Ông lập gia đình với ca sĩ Lệ Nga và có một người con trai tên Kim Ngọc.
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp là khoảng thời gian ông sáng tác nhiều và mạnh mẽ với những ca khúc như: “Khúc nhạc chiều mơ”, “Thiếu nữ trên mây ngàn”, “Lời hẹn xưa”, “Con đò đưa xác”, “Thuở trăng về”, “Đêm Trăng xưa”, “Bến đàn xuân”, “Đôi chim giang hồ”, “Dưới trăng thề”. BẾN ĐÀN XUÂN là một ca khúc khá là phổ biến của nhạc sĩ Ngọc Bích
Lênh đênh theo gió hồn về đâu?
Chơi vơi trong khúc nhạc vương sầu!
Mùa xuân đến mơ giáng em về,
Nụ cười đê mê, bên làn tóc thề!
mênh mang thương nhớ trôi về đâu?
Lời bài hát nghe quen quá phải không? Hẳn rồi, vì cứ độ xuân về ta lại nghe từ đài phát thanh, hay thỉnh thoảng nghe từ đĩa hát. Mùa xuân đến, tác giả lênh đênh thả hồn theo gió, ông “chơi vơi trong khúc nhạc vương sầu” và mơ thấy bóng dáng “em” về với “Nụ cười đê mê, bên làn tóc thề”. Những hình ảnh của cô gái qua miêu tả của tác giả cho thấy ông thương nhớ người mình như thế nào đặc biệt là khi xuân về, ông lại lẻ bóng một mình.
Xa em anh nhớ mùa trăng nào?
Đời phiêu lãng theo sóng giang hồ,
Từ ngàn kiếp xưa, neo thuyền bến mơ
Đàn ơi! lên khúc yêu rồi,
Hồn lả lơi say với làn môi!
Người xa ân tình chớ phai!
Chốn dương trần đừng theo lệ rơi!
Phiêu linh theo áng mây về đâu?
Yêu em trong mối tình tươi mầu!
Ngừng đây gió cho nhắn đôi lời
Gửi cùng ánh sao, cung đàn nhớ nhau
Tác giả nhớ về mùa trăng năm nào cùng người yêu hẹn ước ở bến thuyền thật lãng mạn, anh đàn cho người yêu nghe những “khúc yêu” .
Toàn bộ bài hát, dù tiết tấu nhanh hay chậm, theo điệu blues hay swing, thì cũng là nhạc buồn sâu lắng. Soạn nhạc cho mùa xuân mà cũng không phải là nhạc vui. Nhạc Ngọc Bích ở thành phố trong thời bình không vui như nhạc ở đồng quê trong thời kháng chiến. Có thể cuộc đời của Ngọc Bích đóng khung trong phòng trà, đời thường không sung túc lắm, đời tình nhiều vất vả, gia đình thì vắng bóng, bạn bè tì váng xa, cuối cùng ông lại đắm mình vào ma túy
Như đã nói, cố nhạc sĩ Ngọc Bích có một đời sống khép kín. Ông gần như không tâm sự với ai về phần đời tình cảm riêng của mình. Ông cũng không tiết lộ với ai về linh hồn hay nguồn cảm hứng từ người nữ hay mối tình nào, mà ông đã để lại cho hôm nay những tình khúc đẫm ngát đau thương, bằn bặt chia lìa, như:
Gió chiều thầm vương bao nhớ nhung- Người yêu thoáng qua trong giấc mộng-Vui nguồn sống mơ-Những ngày mong chờ-Trách ai đành tâm hững hờ!… Hãy trả lời lòng anh mấy câu – tình duyên với nhau trong kiếp nào – Xuân còn thắm tươi – Anh còn mong chờ – Ái ân kẻo tàn ngày mơ.” (Mộng Chiều Xuân)
Hay
“Chiều vàng rơi trong khúc nhạc tương tư – Ðời phiêu lãnh sống những ngày mong chờ – Thấu tình ta chăng hỡi người phương xa – Cung đàn theo với lòng thiết tha -… – Lòng sầu lên trong những ngày cô đơn – Mùa xuân đến với mối tình âm thầm – Bóng huyền chưa phai, hỡi người ngây thơ – Mong chờ trong khúc nhạc ái ân.” (Khúc Nhạc Tương Tư). Cố nhạc sĩ Ngọc Bích đã để lại cho đời những ca khúc Việt Nam biểu tượng cho một thời thanh bình ngát hương, một thời lãng mạn của tuổi trẻ lên đường. Và một thời mà tình yêu được biểu tỏ ấp úng, kín đáo và vô cùng thơ mộng. Không phải bất cứ một nghệ sĩ nào khi mất đi, cũng để lại cho hậu thế những món nợ tinh thần to lớn như thế. Ngọc Bích đã dâng hiến đời ông cho một âm nhạc Việt Nam bất diệt
Trích lời bài hát Bến Đàn Xuân:
Lênh đênh theo gió hồn về đâu?
Chơi vơi trong khúc nhạc vương sầu!
Mùa xuân đến mơ giáng em về,
Nụ cười đê mê, bên làn tóc thề!
mênh mang thương nhớ trôi về đâu?
Xa em anh nhớ mùa trăng nào?
Đời phiêu lãng theo sóng giang hồ,
Từ ngàn kiếp xưa, neo thuyền bến mơ!
Đàn ơi! lên khúc yêu rồi,
Hồn lả lơi say với làn môi!
Người xa ân tình chớ phai!
Chốn dương trần đừng theo lệ rơi!
Phiêu linh theo áng mây về đâu?
Yêu em trong mối tình tươi mầu!
Ngừng đây gió cho nhắn đôi lời
Gửi cùng ánh sao, cung đàn nhớ nhau
- Nguồn gốc thú vị tên gọi Cần Thơ và những bức ảnh đẹp về đời thường của người dân Cần Thơ trước 1975
- Bộ ảnh Sài Gòn 1994-1999 qua ống kính của Mike Huddleston
- “Tâm Sự Ngày Xuân” – Khúc Xuân tràn đầy hy vọng về tương lai thái bình trong thời chiến chinh khói lửa.
- Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Carol Kim
- Hoài niệm một thời đỉnh cao của bóng đá Việt Nam